Tiểu luận Vị trí của Liên minh châu Âu trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến nay - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Vị trí của Liên minh châu Âu trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến nay



Mục lục
 
Tóm tắt nội dung chính: 1
Lời nói đầu: 2
I. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CHUNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU. 3
II. LIÊN MINH CHÂU ÂU - MỘT SIÊU CƯỜNG HOÀ BÌNH - MỘT TÁC NHÂN QUAN TRỌNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ. 10
III. KẾT LUẬN. 13
Danh mục tài liệu tham khảo 14
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39993/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tóm tắt nội dung chính:
Bài tiểu luận đưa ra một cái nhìn chủ quan về vị trí của Liên minh châu Âu trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến nay. Bài viết được chia làm hai phần chính: Phần thứ nhất – Chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh châu Âu. Phần này nhằm giới thiệu về ba giai đoạn cũng như ba chính sách đối ngoại chính của Liên minh châu Âu, qua đó chứng minh quan điểm rằng chính sách đối ngoại mạnh, hiệu quả của Liên minh châu Âu cho thấy vị trí, sức mạnh của họ trong trường quốc tế; Phần thứ hai – Liên minh châu Âu - một siêu cường hoà bình - một tác nhân quốc tế. Ở phần này, xin đưa ra một số luận điểm chứng minh cho vị trí của Liên minh châu Âu như là quan điểm về một “siêu cường hoà bình” và một tác nhân quốc tế.
Với những nội dung như vậy, hy vọng có thể làm sáng tỏ được vị trí của Liên minh châu Âu trong quan hệ quốc tế trong giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh đến nay.
Lời nói đầu:
Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tình hình thế giới biến đổi một cách cơ bản, hết sức nhanh chóng và sâu sắc. Tình hình đó làm thay đổi những điều kiện mà trong đó tiến trình nhất thể hoá châu Âu đã phát sinh và phát triển. Trong bối cảnh đó, Hiệp ước về Liên minh châu Âu được ký kết tại Masstricht đánh dấu một giai đoạn mới trong tiến trình tạo dựng một liên minh ngày càng chặt chẽ giữa nhân dân các nước châu Âu. Cũng từ đó Liên minh châu Âu ngày càng lớn mạnh và ngày càng tham gia, đóng góp nhiều vào quan hệ quốc tế. Vị trí của Liên minh này trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh ngày càng được khẳng định và chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của thế giới. Vậy vị trí của Liên minh châu Âu trong quan hệ quốc tế giai đoạn này như thế nào? Vị trí đó dựa trên những yếu tố cấu thành nào? Bài tiểu luận xin được đưa ra những quan điểm phân tích và chứng minh cho những câu hỏi trên.
Bài tiểu luận, trước hết, nêu ra chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu nhằm chứng minh cho luận điểm về chính sách đối ngoại là một yếu tố cấu thành lên vị trí của một quốc gia trên trường quốc tế. Sau đó, bài viết tập trung vào làm rõ vấn đề về một Liên minh châu Âu được xem như là một siêu cường hoà bình và là một tác nhân quan trọng trong quan hệ quốc tế. Đây cũng là một trong những nhân tố tạo nên vị trí của Liên minh châu Âu trong quan hệ quốc tế hiện nay. Cuối cùng là phần kết luận, tổng kết lại những ý đã đưa ra trong hai phần đầu và đánh giá tầm quan trọng của Liên minh châu Âu cũng như tầm quan trọng của Liên minh đối với các quốc gia, các khu vực cũng như các tổ chức trên thế giới.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CHUNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU.
Một quốc gia hay một tổ chức, một liên minh mạnh trước hết phải có một chính sách đối ngoại mạnh, hoàn chỉnh, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và hiệu quả. Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu sau chiến tranh lạnh đến nay, thực tế, là một chính sách đối ngoại mạnh, hiệu quả và được hoàn chỉnh, phù hợp theo thời gian. Có lẽ vì thế mà đã từ lâu nay, bên cạnh các cường quốc trên thế giới là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản đã luôn tồn tại một “cường quốc đặc biệt” – Liên minh châu Âu. Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu sau chiến tranh lạnh được chia làm ba giai đoạn như sau: Chính sách dựa trên Hiệp ước Masstricht; Chính sách châu Á mới; Chính sách đối ngoại sau sự kiện 11-9.
Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu là giữ cho châu Âu có một nền hoà bình lâu bền và về cơ bản là hoà bình với Mỹ thì từ sau chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu được điều chỉnh qua Hiệp ước Masstricht (Hà Lan) 7-2-1992. Hiệp ước này xác định chính thức các vấn đề liên quan đến khối đồng tiền chung duy nhất châu Âu, cơ chế vận hành các thể chế châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, chương trình hợp tác chung, trương trình hợp tác tư pháp. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 1-1-1993. Chính sách này quy định rõ ràng đối với toàn bộ châu Âu và thế giới.
Thứ nhất, đối với châu Âu, các nước liên minh châu Âu đặt ra các mục tiêu chiến lược là: Xây dựng một châu Âu thống nhất, không ranh giới với một nền kinh tế ổn định và phát triển cao; Tăng cường an ninh của liên minh và của các nước thành viên dưới mọi hình thức. Để đạt được các mục tiêu chiến lược này, các nước Liên minh châu Âu nêu ra một số biện pháp thực hiện. Các biện pháp này nhằm đẩy mạnh các quan hệ giữa liên minh với toàn bộ các nước trong khu vực.
Biện pháp thứ nhất là xây dựng một “Liên bang châu Âu” hay ngôi nhà chung châu Âu. Ý tưởng này đã có từ lâu và đến năm 1992 Hiệp ước Masstricht, thông qua nhiều nội dung, đã đánh dấu những nỗ lực thống nhất châu Âu của họ. Trước hết là việc thành lập liên minh kinh tế tiền tệ. Liên minh sẽ dùng đồng tiền chung từ ngày 31-12-1996. Tuy vậy nếu đến cuối năm 1997 vẫn chưa thực hiện được việc này thì bắt buộc phải dùng đồng tiền thống nhất từ ngày 1-1-1999 “Chính sách đối ngoại của các nước sau chiến tranh lạnh” (tr 70 – 71). Th.S Nguyễn Xuân Phách. Hà Nội 2000.
. Điều đó giúp cho châu Âu sẽ đạt tới sự tiến bộ cân đối về kinh tế và xã hội, tạo cho Liên minh châu Âu một không gian chung, một sân chơi chung rộng lớn.
Mặt khác, để tiến tới một châu Âu thống nhất, Liên minh châu Âu tập trung vào việc thiết lập ba vành đai kinh tế: Các nước trong cộng đồng châu Âu, Hiệp hôi mậu dịch tự do châu Âu và một số nước Đông Âu. Trong đó cộng đồng châu Âu là vành đai hạt nhân của Liên minh. Xây dựng được ba vành đai này, Liên minh châu Âu sẽ có cơ sở để thống nhất châu Âu.
Tuy vậy, điều quan trọng hơn để đi đến thống nhất châu Âu là các quốc gia châu Âu phải có hành động chung. Việc xác định trong trường hợp nào các nước có hành động chung được trao trách nhiệm chủ yếu cho Hội đồng Bộ trưởng. Theo đó, các nhà nước thành viên Liên minh châu Âu không được tiến hành bất cứ hoạt động nào đi ngược lợi ích chung của Liên minh. Như vậy các quốc gia thành viên sẽ cùng hành động trong một khuôn khổ chung, vì một lợi ích chung của Liên minh.
Biện pháp thứ hai là thiết lập một nền an ninh chung châu Âu. Trước hết các nước Liên minh châu Âu phải xác định được một chính sách quốc phòng chung và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xây dựng một nền quốc phòng chung.
Một tổ chức giữ gìn an ninh châu Âu đã được thành lập, đó là tổ chức “An ninh và hợp tác châu Âu” (OSCE). Về lâu dài, tổ chức này có thể nắm quyền kiểm soát toàn châu Âu. Dù OSCE hầu như không có quyền lực hành chính nhưng OSCE đã nổi lên như một diễn đàn thực sự được tín nhiệm và như là người trọng tài để giải quyết các xung đột, các rắc rối xảy ra ở lục địa châu Âu.
Bên cạnh đó, để thiết lập nền an ninh châu Âu, các nước Liên minh châu Âu cũng như liên bang châu Âu thiết lập quốc tịch liên bang. Nghĩa là: Bất cứ công dân nào của liên bang cũng đều có quyền tự do đi lại và sinh số...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status