Tiểu luận Các hệ ngữ tộc người ở Việt Nam và đặc điểm của từng nhóm ngôn ngữ - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Các hệ ngữ tộc người ở Việt Nam và đặc điểm của từng nhóm ngôn ngữ



MỤC L ỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU .2
NỘI DUNG .2
I. Các hệ ngữ tộc người ở Việt Nam .2
II. Đặc điểm của từng nhóm ngôn ngữ.2
KẾT LUẬN .11
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39914/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC L ỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………..2
NỘI DUNG…………………………………………………………………………...2
Các hệ ngữ tộc người ở Việt Nam…………………………………………....2
Đặc điểm của từng nhóm ngôn ngữ..................................................................2
KẾT LUẬN………………………………………………………………...11
LỜI MỞ ĐẦU
Dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là hai mặt gắn liền với nhau của các tiến trình tộc người. Trong tiến trình đó, ngôn ngữ vừa là cái đặc trưng của dân tộc, vừa là cái phản ánh, bảo tồn, truyền tải các giá trị của nền văn hoá dân tộc, là phương tiện hợp nhất, đoàn kết dân tộc, củng cố và phát triển xã hội tộc người
Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy (Marx). Khảo sát ngôn ngữ sẽ giúp ích nhiều cho việc tìm hiểu các đặc trưng trong cách nghĩ, và do đó – trong cách hành sự của người Việt. Với cách tiếp cận này, có thể coi văn hóa ứng xử của người Việt đã được kết tinh lại trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
NỘI DUNG
I.Các hệ ngữ tộc người ở Việt Nam: Theo ngôn ngữ văn hoá, các dân tộc Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau. Đó là:
1. Nhóm ngôn ngữ Việt Mường gồm các dân tộc: Kinh( Việt), Chứt, Mường, Thổ.
2.Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme gồm các dân tộc: Khơ Mú, Kháng, Ơ Đu, Xinh Mun, Bru, Mảng,Khơ me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, Mnông, Stiêng,Cơ tu, Tà Ôi, Mạ, Co, Gie – Triêng, Chơ – ro, Rơ -Măm, Brâu.
3.Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái gồm các dân tộc: Thái, Cao Lan – Sán Chỉ, Pu Nà, Lào, Bố Y, Lự, Giaý, Tu Dí, Tày, Tống, Thủy, Nùng.
4. Nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao gồm các dân tộc: Hmông, Dao, Pà Thẻn.
5. Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến gồm các dân tộc: Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La, Lô Lô, Phù Lá
6. Nhóm ngôn ngữ Hán gồm các dân tộc:
- Dân tộc Hoa
- Dân tộc Ngái
- Dân tộc Sán Dìu
7. Nhóm ngôn ngữ Mã Lai- Đa Đảo gồm các dân tộc: Chăm, Chu Ru, Êđê, Gia rai, Rag Lai.
8. Nhóm ngôn ngữ KaĐai gồm các dân tộc: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.
II. Đặc điểm của từng nhóm ngôn ngữ
1. Nhóm ngôn ngữ Việt Mường Có thể coi năm 1856 là năm khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề lịch sử tiếng Việt. Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Và ngay giữa các nhà Việt ngữ học cũng có nhiều tranh luận.
Để nhận diện các ngôn ngữ Việt Mường giúp cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt thì người ta dựa vào một đặc trưng cơ bản: có / không có dạng thức song tiết trong mỗi ngôn ngữ. Chính nhờ dạng thức song tiết mà người ta có thể chia nhóm ngôn ngữ Việt-Mường thành hai tiểu nhóm (như sơ đồ dưới đây)
Nhóm Việt-Mường
Song tiết Đơn tiết
Mã Liềng
Pọng
Thà Vựng
Cuối
Việt-Mường chung
Việt
Mường
*Về dạng thức song tiết:
Dạng thức song tiết trong các ngôn ngữ Việt-Mường được thể hiện mỗi một đơn vị có nghĩa bao giờ cũng gồm 2 âm tiết, trong đó có một âm tiết mang nghĩa và một âm tiết hình thức.
Ví dụ
- Trong tiếng Rục:
+ “giường”: achơng
→  a: hình thức
→ chơng: nghĩa
achơng
       xát hoá     >
chõng
giường
+ (con) “gấu”: chakú
→ Tiếng Nghệ An: con kụ/gụ
+ (con) “gà”: lơka
→ Tiếng Nghệ An: con ka
Việc sử dụng tư liệu của các ngôn ngữ Việt Mường như đã nói là vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Giữa các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường đã liệt kê ở trên có sự khác biệt: những ngôn ngữ nào thuộc tiểu nhóm đơn tiết thì gần với tiếng Việt hơn, và ngược lại thì xa hơn về quan hệ. Tuy nhiên, chúng đều có giá trị như nhau trong nghiên cứu lịch sử tiếng Việt mà sau này chúng ta sẽ lần lượt sử dụng
Ở khu vực Đông Nam Á, tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, nhánh Mon-Khmer của họ ngôn ngữ Nam Á.
Sau đây là một vài thông tin về các ngôn ngữ thành viên của nhóm ngôn ngữ Việt-Mường.
Tiếng Mường: Tập trung đông nhất ở các tỉnh: Hoà Bình, Thanh Hoá và một phần của Sơn La. Ngoài ra, người Mường còn cư trú ở Quảng Bình, Nghệ An, Yên Bái, Hà Tây. Đây là một ngôn ngữ có quan hệ họ hàng gần nhất với tiếng Việt.
Tiếng Cuối: Trong tiếng Cuối, “cuối” có nghĩa là “người, ngài”. Địa điểm tập trung: Tân Hợp – Tân Kì – Nghệ An.
Tiếng Arem: Số người sử dụng: 120 người. Cách đây 60 năm, những người này còn sống trong hang đá. Hiện nay cư trú ở Tân Trạch (Bố Trạch – Quảng Bình).
Tiếng Chứt: Trước đây, có quan điểm cho rằng tiếng Rục, Arem, Mã Liềng và Sách được gọi chung trong một khối là tiếng Chứt. Nhưng hiện nay, theo tác giả Trần Trí Dõi, tiếng Chứt chỉ gồm các tiếng địa phương: Rục, Mày và Sách. Cư trú: Minh Hoá và Tuyên Hoá (Quảng Bình).
Tiếng Mã Liềng: Phân bố ở hai huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá (Quảng Bình) và Hương Khê (Hà Tĩnh). Ngoài ra còn có ở Lào. Tiếng Mã Liềng rất gần với tiếng Việt ở một số khía cạnh mà khi nghiên cứu tiếng Việt người ta sử dụng tư liệu của tiếng Mã Liềng như một nguồn tư liệu quý.
Tiếng Pọng: Phân bố chủ yếu ở hai huyện Con Cuông và Tương Dương (Nghệ An). Hiện nay, những nghiên cứu về ngôn ngữ này được công bố rất ít.
Tiếng Thà Vựng: Đây là ngôn ngữ duy nhất trong nhóm Việt-Mường không có mặt ở Việt Nam. Cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ này hiện đang cư trú ở Lào và Thái Lan. Những thông tin về tiếng Thà Vựng hiện chỉ được cung cấp trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài. Vì vậy, những vấn đề thuộc về lịch sử tiếng Việt sẽ còn quá nhiều nội dung phải được minh xác thêm.
2. Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme
Ngữ tộc Môn-Khmer là một nhóm ngôn ngữ bao gồm khoảng 150 ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á đa số tập trung tại Đông Nam Á.
Theo danh sách chính thức hiện nay có 25 ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhánh Mon-Khmer, họ Nam Á với số người sử dụng tổng cộng là 2.620.371 người (1989). Địa bàn cư trú của cư dân sử dụng các ngôn ngữ này trải từ Nam ra Bắc trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, có thể coi họ ngôn ngữ Nam Á (cụ thể hơn là nhánh Mon-Khmer) là một họ ngôn ngữ quan trọng hiện diện ở địa bàn nước ta.
Người Ba Na (các tên gọi khác: Ba Na Dưới Núi, Ba Na Đông, Ba Na Tây, Ba Na Trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) có dân số hơn 174.450 người (đến năm 2003).
Người Brâu (còn gọi là người Brạo) là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, với 84 hộ, dân số 322 người, sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, thuộc Tây Nguyên. Đại bộ phận người Brâu sống ở Lào và Campuchia. Đây là tộc người ít nhân khẩu nhất hiện nay ở Việt Nam. Người Bru - Vân Kiều (còn gọi là Bru, Vân Kiều, Mang Cong, Trì, Khùa) là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, với dân số khoảng 40.000 người, sống tập trung ở miền núi của Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Thực tế các tên gọi Vân Kiều, Măng Coong, Trì, Khùa, Bru dùng để chỉ các nhóm khác nhau trong tộc người này
Người Chơ Ro còn gọi là người Đơ-Ro, Châu Ro, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, dân số 15.000 người. Đồng bào cư trú đông ở...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status