Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự - pdf 13

Download miễn phí Khóa luận Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự



Khoản 2 Điều 199 BLTTDS quy định nếu nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Triệu tập hợp lệ được hiểu là việc cấp, tống đạt hoặc thông báo bằng văn bản tố tụng được thực hiện theo đúng quy định của BLTTDS (Điều 150 BLTTDS). Khi nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai theo đúng thủ tục mà pháp luật quy định mà vẫn không có mặt tại phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, nghĩa là từ bỏ quyền và lợi ích mà nguyên đơn đã yêu cầu Tòa án bảo vệ. Khi đó, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
Căn cứ này không thực sự hợp lý trong trường hợp việc vắng mặt của nguyên đơn là do những sự kiện bất khả kháng mà nguyên đơn không thể lường trước được như: ốm đau nặng, bị thiên tai, địch họa. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã khắc phục vướng mắc này bằng quy định tại Điều 31. Theo đó, Toà án đình chỉ giải quyết vụ án nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hay vì sự kiện bất khả kháng.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39852/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

̉m quyền đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý với kết quả đó hoặc đã hết thời hạn luật định mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vẫn chưa giải quyết đơn yêu cầu thì Tòa án mới tiếp tục giải quyết vụ án. Theo quy định của pháp luật hiện hành những sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết vụ án, bao gồm:
+ Điều 136 Luật Đất đai 2003: Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ hợp lệ khác quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai thì phải được hòa giải tại UBND cấp xã trước khi Tòa án thụ lý giải quyết. Nếu Tòa án đã thụ lý thì phải tạm đình chỉ giải quyết VADS.
+ BLLĐ sửa đổi bổ sung 2007: Các tranh chấp lao động cá nhân (trừ các tranh chấp quy định tại khoản 2 Điều 166 BLLĐ sửa đổi bổ sung 2007) phải được hội đồng hòa giải cơ sở, hòa giải viên lao động hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu giải quyết không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn luật định thì Tòa án mới có quyền giải quyết. Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền, sau khi chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 BLLĐ sửa đổi, bổ sung 2007) mà chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết thì Tòa án mới giải quyết tranh chấp đó. Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ở một số doanh nghiệp không được đình công thì Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp đó sau khi Hội đồng trọng tài lao động giải quyết mà các bên vẫn còn tranh chấp.
+ Theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009: Việc bồi thường thiệt hại phải được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Khi hết thời hạn, nếu không thương lượng được thì người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ mới có quyền khởi kiện ra Tòa.
Như vậy, các quy định trên là nhằm đảm bảo cho kết quả giải quyết vụ án của Tòa án được chính xác, khách quan. Đồng thời khuyến khích các bên thương lượng, hòa giải trước khi khởi kiện vụ án ra Tòa.
2.1.1.5. Các trường hợp khác mà pháp luật quy định
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 thì “các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” là các trường hợp làm căn cứ cho Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS mà trong BLTTDS 2005 chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đây thực chất là quy định mở, mang tính dự phòng của các nhà lập pháp đối với những trường hợp phát sinh những lý do mà Tòa án cần phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Theo điểm d khoản 1 Điều 59 BLTTDS thì “Nguyên đơn có quyền tạm đình chỉ giải quyết VADS”. Vậy khi nguyên đơn yêu cầu tạm đình chỉ Tòa án có thể quyết định tạm đình chỉ VADS trong mọi trường hợp hay không. Căn cứ để Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp này có phải thuộc “các trường hợp khác mà pháp luật quy định” tại khoản 5 của Điều 189 BLTTDS hay không. Tác giả tán đồng quan điểm cho rằng quy định trên là quyền của nguyên đơn, không phải là căn cứ khác để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết VADS. Khi có yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án có tạm định chỉ giải quyết vụ án hay không phải xem xét đề nghị của nguyên đơn. Nếu đề nghị là hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật thì Tòa án mới ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Hiện nay, Điều 30 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã bổ sung thêm căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án nếu cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hay đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Toà án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết.
2.1.2. Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Kế thừa và phát triển những căn cứ được quy định trong ba pháp lệnh trước đây. Hiện nay, các căn cứ đình chỉ giải quyết VADS được quy định tại Điều 192 BLTTDS, bao gồm:
2.1.2.1. Nguyên đơn hay bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế (điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS).
Đương sự là cá nhân chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế được hiểu là nguyên đơn hoặc bị đơn chết mà theo quy định của pháp luật quyền, nghĩa vụ của họ không được để lại thừa kế cho người khác. Các quyền, nghĩa vụ này là quyền, nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của đương sự đã chết đó và không được phép chuyển giao cho người thừa kế. Do tính chất nhân thân nên khi nguyên đơn hoặc bị đơn chết quyền, nghĩa vụ của họ đương nhiên chấm dứt. Do đó, Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án vì đối tuợng xét xử không còn nữa. Chẳng hạn, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn, yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu Tòa án buộc một bên phải chấm dứt hành vi vi phạm quyền nhân thân như quyền cá nhân đối với hình ảnh, danh dự, uy tín...mà một trong các bên đương sự chết thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ vụ án.
Đối với các tranh chấp về tài sản, khi đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng (khoản 1 Điều 62 BLTTDS). Trong trường hợp một bên đương sự chết mà không có người thừa kế hoặc có người thừa kế nhưng người thừa kế không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thừa kế thì vụ án không bị đình chỉ mà Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án để xác định quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật có tranh chấp đó. Vì theo quy định tại Điều 644 BLDS di sản đó thuộc về Nhà nước. Nếu bên có quyền chết mà không có người thừa kế thì Tòa án sẽ yêu cầu các cơ quan, tổ chức theo khoản 3 Điều 62 BLTTDS tiếp tục tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích Nhà nước [24]. Nếu đương sự là bị đơn chết, đại diện cơ quan Nhà nước nhận tài sản của bị đơn sẽ phải tiếp tục tham gia tố tụng thay mặt đương sự để giải quyết tranh chấp với nguyên đơn. Khi trả xong món nợ của nguyên đơn đối v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status