Tiểu luận Thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay – những yếu tố ảnh hưởng - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay – những yếu tố ảnh hưởng



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1. Một số vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng 2
1.1 Khái niệm , bản chất và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng 2
1.1.1 Khái niệm thuế giá trị gia tăng 2
1.1.2 Bản chất của thuế giá trị gia tăng 2
1.1.3 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng[4,tr.59-61] 2
1.2 Pháp luật về thuế giá trị gia tăng trong hệ thống pháp luật Việt Nam 3
1.2.1 Pháp luật thuế giá trị gia tăng 3
1.2.2 Lịch sử phát triển pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam 4
2. Thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay – những yếu tố ảnh hưởng 5
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng 5
2.2 Những yếu tố hạn chế việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng 6
2.2.1 Các quy định của pháp luật 6
2.2.2 Sự lợi dụng chính sách của các chủ thể sản xuất, kinh doanh và thói quen tiêu dùng của người dân 8
3. Nâng cao hiệu quả trong việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam 9
3.1 Hoàn thiện pháp luật 9
3.2 Tăng cường ý thức của người thực thi pháp luật và người chấp hành pháp luật.1 9
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39803/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hướng xã hội chủ nghĩa – việc áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật về thuế giá trị gia tăng nói riêng còn không ít những vấn đề cần quan tâm.
Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng để tìm ra những nguyên nhân của nó và đưa ra hướng hoàn thiện là một vấn đề cấp thiết vì loại thuế này có mức độ ảnh hưởng rộng đối với người nộp thuế cũng như đối tượng chịu thuế, và là một trong những nguồn thu cơ bản của ngân sách nhà nước. Nâng cao được hiệu lực thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam sẽ giúp cho nhà sản xuất, người tiêu dùng và các chủ thể quản lý nhận thức rõ vai trò và vị trí của thuế, tự nguyện thực hiện và đảm bảo thực hiện đúng đắn pháp luật về loại thuế này.
Bài làm sẽ xem xét những vấn đề liên quan về thuế giá trị gia tăng, pháp luật về thuế giá trị gia tăng; dựa vào pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng.
NỘI DUNG
Một số vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng
Khái niệm , bản chất và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
Khái niệm thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa và được cung cấp dịch vụ [3, tr.57]. Đây là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng [1, tr.737].
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế hiện đại, được các nhà kinh tế nghiên cứu từ những năm 1920 [4,tr.61] nhưng đến tận năm 1954 thì cách thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của hàng hóa mới được áp dụng đầu tiên ở Pháp. Từ năm 1968, Pháp mở rộng diện áp dụng đối với dịch vụ. Do có những ưu thế về việc thu không gây ra tình trạng đánh thuế trùng lặp nên thuế này được nhiều nước áp dụng. Năm 1977, Liên minh châu Âu ra Nghị quyết số 06 về hoàn thiện cơ chế thu thuế giá trị gia tăng và xem việc áp dụng nó là điều kiện gia nhập cộng đồng [1, tr.737]. Hiện nay, có khoảng 120 quốc gia, vùng lãnh thổ đã áp dụng loại thuế này [4,tr.61].
Bản chất của thuế giá trị gia tăng
Bản chất của thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu. Thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh. Tính gián thu của loại thuế gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người thực tế chịu thuế khác nhau. Người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ vì số thuế nhà nước thu là một bộ phận cấu thành của giá hàng hóa, dịch vụ. Do tính gián thu này mà thuế giá trị gia tăng có khả năng điểu tiết tiêu dùng xã hội. Đây cũng là một loại thuế đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, dễ quản lý vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên sẽ hạn chế động cơ trốn thuế [1, tr.737,738].
Vì thuế giá trị gia tăng cấu thành một phần trong giá bán (giá cả hàng hóa, dịch vụ) nên loại thuế này có ảnh hưởng trực tiếp dến sức tiêu dùng trong nước cũng như chỉ số lạm phát của nền kinh tế. Nhà nước cần quan tâm đến vấn đề này để quyết định những chính sách thuế suất hợp lý trong những giai đoạn nhất định để đảm bảo khi thực hiện thuế giá trị gia tăng không gây ra những xáo trộn lớn trong dân chúng [4,tr,58].
Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng[4,tr.59-61]
Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rất rộng. Mọi người tiêu dùng trong xã hội khi mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ đều phải chi trả một phần thu nhập của mình để thụ hưởng kết quả sản xuất của nền kinh tế xã hội. Loại thuế này thể hiện sự công bằng trong chính sách thuế của nhà nước, đồng thời cũng là công cụ để nhà nước điều tiết tiêu dùng xã hội: đánh thuế thấp đối với những hàng hóa, dịch vụ được khuyến khích tiêu dùng và đánh thuế cao đối với những hàng hóa, dịch vụ cần hạn chế tiêu dùng.
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ, cho nên không gây đột biến về giá cho người tiêu dùng.
Thứ ba, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau. Đây chính là tính liên hoàn của loại thuế này, và cũng là ưu việt của nó so với thuế hàng hóa dịch vụ thông thường (thuế doanh thu) mà Việt Nam và nhiều quốc gia đã áp dụng trong giai đoạn trước đây.
Trong tương quan so sánh với thuế doanh thu trước đây, thuế giá trị gia tăng được coi là mọt loại thuế lý tưởng khi thỏa mãn bốn tiêu chuẩn: (i) đơn giản về mặt kỹ thuật, tức là không tạo ra cơ hội trốn thuế: thuế suất áp dụng không ở nhiều mức; (ii) hiệu quả về mặt tài chính, do chủ thể chịu thuế và đối tượng chịu thuế rất rộng; (iii) công bằng về mặt xã hội: cơ chế đánh thuế của nó với mức thuế suất thấp đánh vào các mặt hàng tiêu dùng thông thường và mức cao đánh vào các mặt hàng xa xỉ, nhờ đó nó góp phần vào phân phối lại thu nhập tức là đưa lại kết quả phân phối lại của cải xã hội; và (iv) có tác dụng khuyến khích về mặt kinh tế, tức là có tác động thúc đẩy kinh tế phát triển nhờ vào cơ chế khấu trừ thuế đầu vào và miễn thuế đối với hàng xuất khẩu. [3]
Pháp luật về thuế giá trị gia tăng trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Pháp luật thuế giá trị gia tăng
Pháp luật thuế giá trị gia tăng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp thuế, quản lý và quyết toán thuế giá trị gia tăng. [4, tr.64]
Pháp luật thuế giá trị gia tăng có hai đặc điểm cơ bản:
- Có tác động trong phạm vi rộng, đến tất cả các đối tượng có thu nhập, sử dụng một phần thu nhập để phục vụ đời sống trong xã hội.
- Chỉ có thể được ban hành khi các điều kiện áp dụng đạt đến mức độ nhất định, đặc biệt là các tiêu chuẩn về kế toán, chứng từ hóa đơn và khả năng quản lý hành chính của các cơ quan tham gia quản lý, thu thuế.
Lịch sử phát triển pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước năm 1990, khi còn xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thuế doanh thu được áp dụng, tuy nhiên loại thuế này thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế và bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản. Thứ nhất, doanh thu tính thuế được xác định là toàn bộ doanh thu phát sinh của mỗi khâu sản xuất lưu thông – làm cho hàng hóa càng qua nhiều khâu trung gian thì số tiền thuế doanh thu được tính cho hàng hóa đó càng lớn. Điều này đã vi phạm nguyên tắc tránh đánh thuế nhiều lần. Thứ hai, chế độ thuế suất của thuế doanh thu cũng rất phức tạp, gây khó khăn khi áp dụng và dễ nảy sinh nhiều vi phạm pháp luật. [4,tr.62]
Vào cuối những năm 1980, do nhận thức được những hạn chế của loại thuế doanh thu và học tập ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status