Tiểu luận Tìm hiểu 3 vụ án có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu 3 vụ án có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở



Nguyên đơn: Bà Bùi Cẩm Hồng, sinh năm 1943; trú tại 281/43/10 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Tố Nga, sinh năm 1955; trú tại số 137/82 Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhận, thành phố Hồ Chí Minh.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Trương Duyên, sinh năm 1944;
2. Anh Trương Đạt, sinh năm 1970;
3. Anh Trương Duy, sinh năm 1974;
Ông Duyên, anh Đạt, anh Duy hiện đang sống tại Mỹ.
4. Chị Trương Duyên Mai, sinh năm 1968; trú tại 382/37 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh;
5. Chị Trương Duyên Anh, sinh năm 1966; trú tại 1/29-12-30 Lạc Long Quân, phường 11, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh;
Bà Hồng, ông Duyên, anh Đạt, anh Duy, chị Anh đều uỷ quền cho chị Mai (chị Mai, anh Đạt, anh Duy, chị Anh là con chung của ông Duyên, bà Hồng).
6. Ông Nguyễn Văn Hưng, sinh năm 1951; trú cùng địa chỉ với bà Nga (ông Hưng là chồng bà Nga);
7. Bà Võ Thị Liễu, sinh năm 1958; trú tại F39, khu K30, phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đơn khởi kiện ngày 23-12-2004 và trong quá trình tố tụng nguyên đơn là bà Bùi Thị Cẩm Hồng trình bày: Tháng 5-2002, bà làm hợp đồng bán căn nhà số 281/43/10 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cho bà Nguyễn Thị Tố Nga với giá 100 lượng vàng; việc mua bán nhà chưa có xác nhận của chính quyền. Bà Nga đã trả tiền từ tháng 5-2002 đến tháng 4-2003 tổng số là 40 lượng vàng và 170.000.000 đồng. Đến tháng 8-2003, các con bà phát hiện việc bà bán nhà, đã phản đối. Khi tranh chấp ra phường bà mới biết bà Nga đã hợp thực hoá nhà tên bà Nga và chồng bà Nga là ông Hưng. Bà xác định nhà này là của bà, không liên quan gì tới chồng, con bà.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39767/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

với nhà dùng làm cửa hàng, cửa hiệu…đây là nhà ở dùng vào mục đích khác. Đối với những trường hợp nhà ở có khuôn viên thì diện tích khuôn viên cũng thuộc đối tượng mua bán.
Nhà ở mua bán phải đáp ứng các điều kiện sau:
Nhà đó không thuộc diện đối tượng bị cấm như nhà làm trụ sở của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,…
Nhà không bị tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp ngôi nhà.
Nhà phải có giấy tờ để chứng mình quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay hợp đồng thuê quyền sử dụng hợp pháp.
IV. HÌNH THỨC, THỦ TỤC, HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở
Theo Điều 450 BLDS quy định hình thức hợp đồng mua bán nhà ở: “Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng hay chứng thực, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác”. Nhà ở là tài sản có giá trị lớn do đó để hạn chế tối thiểu những tranh chấp xảy ra thì các hợp đồng mua bán nhà ở phải lập thành văn bản theo mẫu quy định của Nhà nước có xác nhận của UBND phường xã về tình trạng về ngôi nhà không có tranh chấp trên cơ sở công chứng hay UBND quận, huyện chứng thực. Tuy nhiên, trong trường hợp hợp đồng không được công chứng, chứng thực theo quy định thì toà án cho 3 tháng để các bên khắc phục. Nếu không khắc phục được thì toà án sẽ tuyên bố vô hiệu. Trường hợp các bên mua bán nhà ở bằng giấy tờ viết tay, không có công chứng, chứng thực thì theo yêu cầu của một bên hay các bên thì toà án sẽ tuyên hợp đồng đó vô hiệu do không tuân theo các quy định về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở. Đối với trường hợp nhà ở là thuộc sở hữu chung hợp nhất (sở hữu chung của vợ chồng, của cộng đồng…) thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu. Để tạo điều kiện cho các giao dịch nhà ở diễn ra thuận lợi hơn đồng thời khuyến khích các tổ chức tham gia vào hợp đồng kinh doanh nhà ở, Luật nhà ở năm 2005 có quy định nếu bên bán nhà là tổ chức có chứnng nhận kinh doanh nhà ở thì hợp đồng mua bán không nhất thiết phải có công chứng, chứng thực. Quy định này đã cụ thể hóa các điều của BLDS về hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở, hạn chế các thủ tục không cần thiết, thúc đẩy mua bán và đầu tư vào lĩnh vực nhà ở phát triển.
Theo quy định của pháp luật thì hai bên phải có mặt tại cơ quan công chứng hay UBND cấp có thẩm quyền và có đầy đủ các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục mua bán nhà. Sau khi các bên ký hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp pháp của các loại giấy tờ và chứng thực việc mua bán nhà ở. Trong một thời gian nhất định do pháp luật quy định, bên bán và bên mua phải cùng nhau làm thủ tục trước bạ sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
V. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở
Quyền và nghĩa vụ của bên bán nhà ở được BLDS quy định cụ thể tại các Điều 451, 452.
Bên bán là người có đủ năng lực hành vi, là người có quyền sở hữu hay được uỷ quyền hợp pháp. Năm nghĩa vụ của bên bán có quan hệ với nhau, trong đó việc thông báo cho bên mua về hạn chế quyền sở hữu đối với nhà mua bán là điều kiện đầu tiên để qua đó bên mua biết được tình trạng thực của ngôi nhà: nhà là nhà của ai? Có bao nhiêu người là đồng sỡ hữu? Nhà ở có tranh chấp hay không? Trên cơ sở đó bên mua có thể yêu cầu bên bán cấp các văn bản, tài liệu liên quan. Bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận nhà đúng thời hạn, trả đủ tiền như thoả thuận và yêu cầu bên mua phải hoàn thành thủ tục mua bán nhà ở trong một thời gian nhất định. Xuất phát từ mục đích bán nhà của bên bán là nhằm có được các khoản lợi do việc bán rất chính đáng cho nên nếu bên mua không tuân theo thoả thuận ban đầu thì bên bán có quyền không giao nhà.
Quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà ở cũng được BLDS quy định cụ thể tại Điều 453, 454.
Bên mua có thể là cá nhân, tổ chức có nhu cầu về nhà ở và có điều kiện do pháp luật quy định. Trường hợp người giám hộ có quyền thay mặt cho người được giám hộ mua nhà ở để phục vụ sinh hoạt cho người được giám hộ cũng được chấp nhận hợp pháp. Quyền và nghĩa vụ của bên mua được quy định trong BLDS và theo đó cụ thể hoá ở những trường hợp khác nhau. Đối với trường hợp mua nhà đang cho thuê thì bên mua phải đảm bảo quyền, lợi ích của người thuê như thoả thuận trong hợp đồng thuê nhà của người bán, nếu hợp đồng còn hiệu lực.
Hợp đồng mua bán nhà ở là một phương tiện hữu hiệu để bên bán và bên mua thoả thuận với nhau về giá cả, diện tích, giao nhà, giao tiền và các điều kiện khác. Khi hợp đồng đã được ký kết, các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện với các quyền và nghĩa vụ như trong hợp đồng đã quy định.
B. 3 VỤ ÁN CÓ TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở:
I. VỤ ÁN THỨ NHẤT:
1. Tóm tắt nội dung vụ án:
Nguyên đơn: Ông Đặng Phước Thành, sinh năm 1957.
Bà Ngô Thị Thuý Vân, sinh năm 1957.
Cả hai đều trú tại nhà số 30 Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, quận1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Bị đơn: Ông Võ Thái Bình, sinh năm 1974; trú tại nhà số 4 Cách Mạng Tháng 8, khu phố 3, phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; tạm trú tại số 229 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Võ Anh Trung; trú tại số: 12 Rue Du Quatre Septembe thành phố Paris 75002- Pháp.
2. Ông Võ Anh Tú; trú tại số 275 Fasic Ave Roemead CA. 91770 USA.
Nguồn gốc căn nhà số 229 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông Võ Văn Thiêm và bà Nguyễn Thị Hoa (đều chết năm 1975). Sau khi ông Thiêm, bà Hoa chết, ngày 10-12- 1988 Phòng Công chứng nhà nước lập biên bản số 11/PCC về việc khai mở chúc thư của ông Thiêm, bà Hoa thì trong tờ chúc thư có đoạn ghi cho hai con là ông Tú và ông Trung căn nhà  số 229 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1. Sau đó phát sinh tranh chấp giữa ông Tú với ông Bé, bà Nga về việc đòi nhà cho ở nhờ thì lúc này ông Trung với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng ông Trung đang định cư tại Pháp, nên ngày 17-02-1993 viết giấy cho ông Tú được trọn quyền sở hữu căn nhà số 229 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Bản án phúc thẩm số 217/PTDS ngày 07-11-1994, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: buộc vợ chồng bà Nga, ông Bé trả nhà cho ông Tú. Ông Tú được quyền liên hệ với cơ quan chức năng làm thủ tục hợp thức. Năm 1996 khi ông Tú tiến hành làm thủ tục hợp thức hoá thì Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất vẫn mang tên ông Thiêm, bà Hoa (chết năm 1975) do con trai là ông Tú thay mặt kê khai.
Ngày 07-10-1996 ông Tú làm tờ khai lệ phí trước bạ căn nhà trên, nhưng vẫn khai người được thừa kế di sản là ông Tú và ông Trung. Nhưng cũng tại tờ khai này, ngày 20-12-2000 phòng thuế trước bạ ghi thêm vào lề tờ khai là xoá tên ông Trung theo bản án phúc thẩm trên. Trước đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status