Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính - pdf 13

Link tải miễn phí luận văn

Bài Làm
A. Lý do chọn đề tài:
Dựa vào tình hình thực tế hiện nay, trong những năm qua cho thấy (nhất là trong những năm trước thời kì đổi mới) có nhiều quyết định hành chính không đem lại hiệu quả hay hiệu quả chưa cao chính vì quyết định không đáp ứng được cái yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý. Nếu lên mạng Internet và tìm hai từ khóa “hợp lý” và “hợp pháp”, chúng ta sẽ thấy hàng nghìn kết quả liên quan đến quyết định hành chính. Điều này chứng tỏ dư luận và xã hội rất quan tâm đến vấn đề này. Vậy đề tài mang tính cấp thiết lớn và cần xem xét tầm ảnh hưởng của tính hợp lý và hợp pháp của quyết định hành chính một cách nghiêm túc và khoa học.

B. Nội dung bài làm
I. Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính.
1. Mối liên hệ giữa tính hợp pháp và tính hợp lý của quyến định hành chính.
Khi nghiên cứu về quyết định hành chính, ta biết quyết định hành chính có đặc điểm là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành, đó là những chủ thể ở trung ương, địa phương những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn… Tuy nhiên những chủ thể đó chủ yếu là những chủ thể thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành luật. Vì thế, một quyết định hành chính khi ban hành có tính khả thi hay không, có hiệu quả và hiệu lực hay không thì bản thân quyết định đó phải đáp ứng được các yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý.
Từ điển Tiếng Việt viết: Hợp pháp là đúng với pháp luật, không trái với pháp luật. Hợp lý là đúng với lẽ phải, đúng với thực tiễn. Có ý kiến cho rằng, nên đồng nhất yêu cầu hợp pháp và hợp lý bởi trong hợp pháp đã có hợp lý, bản thân khi xây dựng pháp luật cũng có nguyên tắc khách quan, pháp luật phải được xây dựng theo lợi ích nhà nước và ý chí của nhân dân. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh, không ít các quyết định hành chính hợp pháp mà không hợp lý. Điều này gần đây được dư luận đặc biệt quan tâm khi những quyết định hành chính rất ngô nghê, xa rời thực tế được đem ra dự thảo như 83 tiêu chuẩn của Bộ Y Tế dành cho người điều khiển phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông,đề xuất hạn chế xe đi vào nội thành, đề xuất biển số xe chẵn,số xe lẻ… Thực tế cho ta thấy hợp pháp mà không hợp lý thì làm việc không có hiệu quả, hợp lý mà không hợp pháp thì sẽ không có hiệu lực thực hiện. Có thể nói yêu cầu hợp pháp quy định tính hiệu lực của quyết định hành chính, yêu cầu hợp lý quy định tính hiệu quả của quyết định hành chính. Hai yêu cầu này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau mà không thể tách riêng rẽ. Một quyết đinh hành chính phải đáp ứng đầy đủ tính hợp lý và hợp pháp thì mới có hiệu lực và phát huy đầy đủ hiệu quả của mình
2. Tính hợp lý và hợp pháp của quyết định hành chính:
a) Phân tích yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định hành chính:
Các yêu cầu này phát sinh từ những đặc điểm của quyết định hành chính. Trong đó có đặc điểm cơ bản là tính dưới luật. Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước (chấp hành các quy định của hiến pháp và pháp luật), nên các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành pháp luật.
- Quyết định hành chính phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền do quy định của pháp luật thực hiện quyền hành pháp.
Các quyết định hành chính phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan (người có chức vụ). Yêu cầu này có nghĩa là, một cơ quan chỉ có quyền ban hành quyết định giải quyết những vấn đề xác định mà pháp luật đã trao cho nó. Pháp luật quy định rõ các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan liên quan đến đối tượng và khách thể quản lý cụ thể nào, trong giới hạn lãnh thổ nào và thời gian nào. Vì vậy, quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân xã phạt xã viên hợp tác xã nông nghiệp bằng cách trừ công điểm, chiến sĩ cảnh sát được phạt hành chính đến 100.000đ mà phạt trên mức đó, hay ví dụ, pháp luật cho phép chủ tịch ủy ban nhân dân huyện được phép trưng thu, thu mua gỗ, tre của công dân lúc đang xảy ra lụt lội để chống lụt mà nếu lúc bình yên chủ tịch cũng ra quyết định trưng thu, trưng mua… đều là quyết định sai thẩm quyền.
Việc thẩm định thẩm quyền rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo cho mỗi cơ quan có trách nhiệm và quyền chủ động thực hiện công việc được giao. Đảm bảo yêu cầu này nghĩa là ngăn cấm cơ quan này can thiệp vào công việc của cơ quan khác, tránh tình trạng lạm quyên, vô trách nhiệm làm mất trật tự cho hoạt động quản lý.

X6303qV8ybJ7tJH
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status