Các trường hợp được miễn trừ đối với hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo luật cạnh tranh 2004 - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH .
1. Khái quát chung về cạnh tranh và
các hành vi hạn chế cạnh tranh trong nền kinh tế
2. Khái quát chung về hành vi hạn chế cạnh tranh .
2.1 Khái niệm và ảnh hưởng của hành vi hạn chế cạnh tranh
II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI
HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH BỊ CẤM
THEO LUẬT CẠNH TRANH 2004
1.Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1.1 Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
theo Luật cạnh tranh 2004
1.2. Các trường hợp miễn trừ .
2.Tập trung kinh tế .
2.1. Trường hợp nhóm tập trung kinh tế bị cấm .
2.2 Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm
được hưởng miễn trừ
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
Với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện không lành mạnh trên thị trường quốc gia, Luật cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ lành mạnh và khả năng phát triển tự thân của nền kinh tế nội địa, bảo vệ quyền tự do kih doanh, khơi thông dòng chảy của cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, hiệu quả trên tinh thần phát triển lợi thế so sánh của từng thị trường thành viên. Trên thực tế đã có nhiều hành vi hạn chế cạnh tranh gây cản trở cạnh tranh, có khả năng gây thiệt hại cho thị trường. Vì thế hành vi này đã được điều chỉnh bởi Luật canh tranh 2004. tuy nhiên có những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm lại được hưởng miễn trừ. Đó là những hành vi nào? Bài viết của em sẽ phân tích vấn đề đó.
NỘI DUNG
I, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1. Khái quát chung về cạnh tranh và các hành vi hạn chế cạnh tranh trong nền kinh tế
Có nhiều cách hiểu khác nhau về cạnh tranh, song có thể hiệu cạnh tranh là sự ganh đua để giành ưu thế về phía mình. Cạnh tranh là hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường. Với tư cách là động lực phát triển nội tại của nền kinh tế, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tòn tại trong nền kinh tế thị trường dưới những tiền đề kinh tế và pháp lý nhất định. Về phương diện kinh tế, cạnh tranh được hình thành trên cơ sở tiền đề: các yếu tố của sản xuất( tài nguyên, chất xám, sức lao động,..) đều là hàng hóa, có sự tham gia của các thành viên trên thương trường có lợi ích cơ bản là mâu thuẫn nhau trên một thị trường hàng hóa cụ thể. Về phương diện pháp lý, cạnh tranh chỉ có thể diễn ra trong điều kiện quyền tự do thương mại, tự do khế ước, quyền tự chủ của các cá nhân hình thành và đảm bảo, pháp luật thừa nhận và bảo hộ tính đa dạng của các loại hình sở hữu. Cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi không có bất kỳ một quy định hay một hành vi nào ngăn cản sượ nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng
Là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế. Nhìn chung, cạnh tranh có thể đưa đến lợi ích cho người này và thiệt hại cho người kia, song xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh trạnh luôn có tác động tích cực.
- Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh luôn thôi thúc các chủ thể kinh doanh không ngừng tranh đua nhau nhằm thu hút ngày càng nhiều thị phần và khách hàng về phía mình. Để đạt được mục đích đó, các chủ thể kinh doanh luôn phải tích cực cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất với sản xuất, đổi mới cách quản lý kinh doanh, tìm mọi cách nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Hơn nữa, cạnh tranh cũng đòi hỏi các doanh nghiệp buộc phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tăng hiệu quả kinh tế.
- Đối với người tiêu dùng: cạnh tranh giúp cho người tiêu dùng phát huy tối đa quyền lựa chọn của mình. Trong cơ chế thị trường, người tiêu dùng được coi là thượng đế. Họ hoàn toàn có quyteenf dùng lá phiếu bằng đồng tiền của mình để lựa chọn sản phẩm với chất lượng tốt nhất và giá rẻ nhất. Như vậy, người tiêu dùng luôn là người được hưởng lợi từ kết quả của cạnh tranh.
Với ý nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển cuả nền kinh tế, cạnh tranh luôn là đối tượng được pháp luật và các chính sách kinh tế quan tâm. Sau vài thế kỷ thăng trầm của nền kinh tế thị trường và sự chấm dứt của cơ chế kinh tế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, con người ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về bản chất và ý nghĩa của cạnh tranh đối với sự phát triển chung của đời sống kinh tế. Do đó, đã có nhiều nỗ lực xây dựng và tìm kiếm những cơ chế kinh tế thích hợp để duy trì và bảo vệ cho cạnh tranh được diễn ra theo đúng chức năng của nó.
2. Khái quát chung về hành vi hạn chế cạnh tranh
2.1 Khái niệm và ảnh hưởng của hành vi hạn chế cạnh tranh
Dù được quy định trong một văn bản pháp luật chung hay ban hành nhiều văn bản, thì pháp luật cạnh tranh luôn có hai lĩnh vực cơ bản là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh. Mặc dù được ra đời sau, nhưng pháp luật chống hạn chế cạnh tranh ngày càng được các nhà lập

G45PV28sOCM2fXo
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status