Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov - pdf 13

Download miễn phí Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov



Một trong những cơ sở quan trọng tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc cho
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov là thông qua hệ thống nhân vật
phong phú và đa dạng, hai tác giả đã phản ánh chân thực mối quan hệ giữa
thời đại và con người của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX và văn học Nga
cuối thế kỉ XIX. Ở chương 1 chúng tôi đã chỉ ra những yếu tố lịch sử xã hội
tương đồng, tác động đến quá trình hình thành quan niệm về cuộc đời, về con
người, về nghệ thuật của hai tác giả. Rõ ràng, cả hai nhà văn, trong điều kiện
xã hội cụ thể mà họ đã sống, chứng kiến, trải qua , đã khám phá mối quan
hệ giữa thời đại và con người. Họ đã tiến hành những cuộc giải phẫu bằng
ngôn từ, để làm rõ mối quan hệ một chiều này. Đó là quan hệ mà trong đó,
thời đại có vai trò quyết định, tác động đến tâm lý, tình cảm, tư tưởng con
người, làm thay đổi số phận con người. Con người chịu sự chi phối của thời
đại, không có khả năng cải tạo xã hội. Giải quyết, làm rõ mối quan hệ này, cả
hai nhà văn đều thực hiện nhiệm vụ tố cáo, đả kích, lên án những bất công phi
lý, thói tật xấu xa, nô lệ mà xã hội đẻ ra nhằm thức tỉnh con người.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-40291/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:


“Nó phải có năm hào đôi. Năm hào đôi mới thành đồng bạc được (…)
Không lẽ đồng hào ấy có ma, đã biến đi đâu mất chóng thế được (…) Trình
đơn có tám hào, tất nó bị quan chửi (…) Nó tần ngần chắp hai tay, vái: “Lạy
quan lớn ạ”. Rồi nó lùi lùi bước ra cửa. Rồi nó đi về…” [36,tr.411].
Tác giả kết câu chuyện bằng một cảnh:
“Ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn
nạn. Rồi khi thấy nó đã đi thoát, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc
giầy ra một tý. Và, vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay nhặt đồng
hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở giầy dính vào, rồi bỏ tọt v ào
túi” [36,tr.411].
Không một lời bình luận nào được đưa ra, và người đọc hiểu rõ tại sao
tác giả lại phải tranh luận về vấn đề ăn uống vệ sinh ở đầu tác phẩm, cũng
hiểu vì sao huyện Hinh béo đến thế. Hơn thế, cái tức cười mà tác phẩm đạt
đến chính là sự nhập nhằng giữa có và không ngay tại cửa pháp luật này. Dân
mất trộm, trình quan để tìm trộm, lại mất trộm ngay trong cửa quan. Quan là
nơi điều hành luật lệ, tìm trộm cho dân lại chính là kẻ lấy trộm của dân một
cách trắng trợn. Ý nghĩa tố cáo, sự phơi bầy bản chất sâu mọt, ăn bẩn của
quan lại là ở chỗ đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Những tên quan ăn bẩn, vô trách nhiệm như thế không phải là hiếm trong
xã hội Việt Nam ngày đó. Chúng chỉ biết “ăn tiền và chơi gái” (“Đồng hào
có ma”). Chúng cũng chỉ biết “cả đêm trước ngài nhảy đầm trên tỉnh, ba bốn
giờ sáng mới về”. Mọi việc quan mặc kệ. Sự ăn bẩn được Nguyễn Công Hoan
đưa lên đỉnh điểm trong tác phẩm “Thịt người chết”. Vì sự vô trách nhiệm
của quan mà người chết đã hai hôm không được chôn cất. Người ta trình báo,
người ta chờ đợi cuộc khám xét của quan phụ mẫu. Tác giả đã cho xuất hiện
ba cảnh song hành. Cảnh 1 - cảnh gia đình người chết, buồn thương, ảm đạm,
người chết “chờ chôn, mỗi lúc một trương to, rập rình cảnh cái quan tài
ngoác miệng chờ việc”. Cảnh 2 - cảnh hoạt động tấp nập của những loài
“khác giống” với tử thi:
“Dưới nước, lũ cá mương vui vẻ, nô giỡn nhau, chui vào kẽ nách, lỗ tai,
đớp thật nhanh, rồi chạy nhào biến mất. Rồi lại đớp, rồi lại chạy. Trên không,
vo ve đàn ruồi nhặng, rủ nhau đậu đen kịt vào mặt mũi, chân tay, mải miết
hút chất đồ ăn bổ (…) Trên ngọn tre, một con quạ đen (…) rồi một con nữa
(…) chẳng mấy chốc, hai ba con nữa bay lại (…) cả lũ theo nhau, mổ rỉa từng
nơi một (…) Như thế anh Xích vô tình là ân nhân của đàn cá, ruồi, nhặng,
quạ” [36,tr.442].
Cảnh 3 - “cho đến tận 9 giờ sáng hôm sau, còi ô tô đằng xa thét váng”
[36,tr.442]. Quan huyện tư pháp về, làm tan mất cuộc rỉa mồi của lũ quạ, ruồi
nhặng, cá mương…. Cảnh này sinh động nhất. Ngoài những “họ hàng, người
làng, ai nấy khoanh tay im lặng nuốt đờm, n hìn chằm chặp vào xác chết.
Người thở dài, người lau nước mắt” ra còn có hẳn một lực lượng tranh ăn
trên xác chết của Xích. Đó gồm “quan huyện là một, cụ lục sự là hai, cậu lính
lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc, cùng trịnh trọng khạc nhổ”. Nếu chỉ có
vậy, chưa đáng nói. Nguyễn Công Hoan đã dàn một cuộc đối thoại rất hợp về
hình thức (hỏi, lấy thông tin xung quanh về người chết) nhưng lại không hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
lý về nội dung (khả năng thu nhập, nguồn tài chính của khổ chủ), để quan đi
đến quyết định “tui không thể cho chôn ngay được. Vì tui xét trong người tên
Xích có nhiều vết khả nghi (…) xin đốc-tờ về khám cẩn thận”. Cuộc đối thoại
chỉ chỉ có hai người tham gia, mỗi người thay mặt cho một lực lượng đối lập
nhau về tất cả mọi mặt. Quan huyện - phụ mẫu - thay mặt cho lực lượng hành
pháp nhà nước, ông Cửu (bố Xích) thay mặt cho lực lượng được chăn dắt.
Quan lạnh lùng, sắt đá. Nhà Cửu run cầm cập, não ruột. Cuộc đối thoại vẫn
tiếp tục. Mỗi một lượt tham thoại của quan là một lần tiến gần đến mục đích
moi tiền khổ chủ. C uộc đối thoại thư hai có thêm cụ lục sự, là đối tượng để
quan trao đổi, nhưng không cần trả lời. Đó là khâu trung gian đối thoại, mà
nội dung cuộc thoại dành cho ông Cứu. Kết quả của hai cuộc thoại:
“- Xin quan lớn cho con mai táng, con xin hậu tạ quan lớn.
- Anh định tạ tui bao nhiêu” [36,tr.445].
Cuộc thoại thứ ba xuất hiện. Lần này, lục sự tham gia với tư cách tác
động đẩy nội dung và mục đích cuộc thoại lên cao trào. Việc lục sự tham
thoại đồng lượt với cả quan và ông Cửu.
Với quan :
“- Bẩm quan lớn, việc này to chứ chẳng vừa”.
Với ông Cửu:
“- (…) Anh muốn chôn ngay con anh, anh không tạ ơn quan nổi một bách hay
sao?”.
Kết quả cuộc ngã giá: ông Cửu đành chấp nhận vì:
“(…) ít ra, anh cũng lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với
chứ?”.Nhờ vậy, “một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ, tiếc ngẩn ngơ”
[36,tr.446].
Huyện Hinh trong “Đồng hào có ma” đã là ăn bẩn. Ăn sống ăn sượng
đồng hào đôi của người dân đen tội nghiệp - huyện Hinh đã bẩn lắm rồi. Quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
huyện trong “Thịt người chết” còn bẩn gấp bội lần. Huyện Hinh ăn vì đồng
hào lăn một cách vô thức vào chân ông ta. Quan huyện tư pháp ăn bẩn một
cách có tính toán, vì thế mà bẩn hơn, tởm lợm hơn. Nguyễn Công Hoan hạ
bút: “chúng (lũ ruồi, cá, quạ) có biết đâu rằng quan huyện tư pháp đã tranh
mất món mồi ngon của chúng” [36,tr.446]. Vì, “thịt người chết, ai hay cũng
là món đồ ăn quý hóa”.
Mỉa mai thay, đó là những quan lại, thay mặt nhà nước mà chăn dắt con
dân. Đó là lũ sâu mọt, vô nhân đạo. Mục đích của Nguyễn Công Hoan như
ông đã từng khẳng định: mở mắt cho nhân dân, để họ nhìn rõ hơn chân tướng
lũ quan lại nhơ bẩn, lũ đỉa đói ấy.
Viết về công cụ thay mặt cho nhà nước, Nguyễn Công Hoan tập trung vào
các nhân vật làm quan to , những tư sản lớn. Sekhov, trái lại, tập trung vào
tầng lớp công chức bình thường, có chức phận bình thường. Trước Sekhov,
văn học Nga đã lên tiếng tố cáo, phê phán sự áp bức bóc lột của lớp quan
chức, giai cấp quý tộc và nhà nước phong kiến. Những cái ác trong xã hội đã
được phanh phui, mổ xẻ. Đến lượt mình, Sekhov không chọn đối tượng đó
nữa. Ông chọn lớp người là công cụ đắc lực cho nhà nước phong kiến và khai
thác họ ở góc độ: những quái thai, dị dạng do chính xã hội, nhà nước phong
kiến cũ, tư sản mới đẻ ra. Những nhân vật này xuất hiện 5/23 truyện (“Con kỳ
nhông”, “”Lão quản Prisubeep”, “Đánh c­îc”, “Một phiên tòa” v…v….).
Với “Con kỳ nhông”, Sekhov chỉ ra một chất nô lệ quánh đặc ở nhân vật
Otsumelov - thày quản coi g iữ trật tự ở một kh u ph ố chợ. Sekhov gặp gỡ
Nguyễn Công Hoan ở nghệ thuật kết cấu truyện ngắn “Thịt người chết”. Câu
chuyện được kết cấu theo lối hướng tâm, mà tiêu điểm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status