Hôn nhân Hàn – Việt: Những vấn đề về thực trạng và nguyên nhân - pdf 13

Download miễn phí Đề tài Hôn nhân Hàn – Việt: Những vấn đề về thực trạng và nguyên nhân



“ Mai mối” là một tập tục truyền thống có từ lâu đời ở các nước châu Á. Nhưng mai mối ở đây, đúng nghĩa là mai mối, chứ không bị lợi dụng như là một công cụ để ép duyên. Ở đây đôi bên tự quyết định các bước tiếp theo sau khi bà mối mối lái cho cặp đôi nam và nữ. Tuy nhiên, đó là cái thời xa xưa, hiên nay môi giới hôn nhân nói chung và môi giới kết hôn với người nước ngoài nói riêng luôn có tính hai mặt. Mặt tích cực là tạo điều kiện cho hai bên có điều kiện làm quen, tiếp xúc và tìm hiểu “ nhân thân” của nhau. Đó cũng là những yếu tố cần thiết để hình thành giai đoạn tiền hôn nhân, nhất là trong xã hội công nghiệp.
Mặt trái của môi giới kết hôn với người nước ngoài là áp đặt, cung cấp những thông tin sai lệch cho khách hàng để kiếm lời. Họ tìm mọi cách để thành công với mục đích kiếm được tiền, bất kể việc cung cấp thông tin sai, lừa dối đôi bên dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm nhiều gia đình tan vỡ, trong đó người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, thiệt thòi nhất là người phụ nữ. Hoạt động của các loại hình công ty môi giới hôn nhân như vậy chính là cơ sở cho việc thiết lập các mối quan hệ đầu tiên dẫn đến nhiều quan hệ phức tạp khác do kiểu hôn nhân này đem lại.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Hàn Quốc. Phạm vi nghiên cứu nằm chủ yếu ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long như Tây Ninh, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau…. Đây là vùng có số lượng phụ nữ lấy chồng ngoại quốc nhiều nhất nước, đặt biệt trong những năm gần đây xu thế lấy chồng Hàn Quốc tăng vọt.
Phân tích thực trạng hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc sẽ góp phần làm rõ các vấn đề đã và đang được bàn luận nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp chỉ ra những nhận định chưa chính xác, qua đó giúp cho không những riêng tui mà còn cho những nhà công tác xã hội có cái nhìn đúng đắn về vấn đề hôn nhân đa văn hóa này và đưa ra những cách hỗ trợ có hiệu quả cho cộng đồng có phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc nói riêng và của phụ nữ lấy chồng ngoại nói chung.
Hơn nữa, trên cơ sở phân tích các tư liệu sẵn có, bài viết sẽ góp phần bổ sung các phương pháp phân tích khoa học trong việc nghiên cứu phát triển cộng đồng, những lý luận cũng như các lý thuyết về Giới và phát triển.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin chủ yếu của bài viết này là phương pháp phân tích tư liệu sẵn có. Báo cáo sẽ sử dụng tư liệu từ các nguồn sau đây:
- Tư liệu là các báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân đa văn hóa.
- Các bài viết trong các tạp chí, tập san chuyên ngành xã hội học, công tác xã hội trong và ngoài nước
- Sách, tài liệu tham khảo khác.
Thực trạng hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Hàn Quốc
“Nhà nghèo, vất vả quanh năm mà vẫn không có cái dư để dành, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối. Cái cùng kiệt dai dẳng đã khiến Huỳnh Mai bỏ học sớm, xuống tận Bạc Liêu làm công nhân thủy sản từ năm 15 tuổi. 4 năm sau cô về Bình Dương làm ở xưởng gỗ. Đầu năm 2006, có người trong xóm mai mối cho Mai lấy chồng Hàn Quốc, lúc đầu gia đình cô không đồng ý. Nhưng Mai nghĩ đây là lúc mình có thể trả nợ được cho gia đình, giúp gia đình thoát khỏi cảnh cùng kiệt túng hiện nay nên cô đã mạnh dạn nêu ra ý kiến trước cả nhà, ba mẹ cô không chịu nhưng Mai cứ nài nỉ: “ Gia đình mình cùng kiệt quá, con đi 2, 3 năm là có tiền sẽ gửi về phụ giúp gia đình, nuôi các em ăn học”. Ông Huỳnh Văn Sáu đã gật đầu. Chính ông cũng không ngờ rằng cái gật đầu của mình đã cướp đi mãi mãi đứa con gái ngoan hiền của mình”. (trích nguồn)
Mai chết đi để lại bao thương tiếc cho gia đình và những người biết chuyện về Mai, cô còn trẻ quá mà, mới 21 tuổi đời mà đã ra đi vĩnh viễn. Bức thư của Huỳnh Mai viết trước khi chết tại nhà ở phường Munhoa, thành phố Cheonan (Hàn Quốc), được công khai hôm 6/8/2007 trong đó có đoạn viết như sau: “ Em đã cố gắng rất nhiều để trở thành một người vợ tốt, một người mẹ tốt, em mong muốn có một gia đình đầm ấm. Em rất muốn nói chuyện nhiều với anh, em cũng như những con gái khác rất muốn đối xử tốt với chồng. Nhưng sao anh lại không quan tâm tới em? Em mong muốn có một gia đình đầm ấm và trở thành một người vợ tốt đối với chồng, nhưng ước mơ giản dị đó của em không trở thành hiện thực”, thư Huỳnh Mai viết , đề ngày 25/06/2007.
Hàn Quốc_ một trong những con rồng của châu Á, nơi có những sản phẩm nổi tiếng như Samsung, LG, Deawoo, các công nghệ giải trí, đồ thời trang, và đặc biệt, trong những năm gần đây, khi phim Hàn ngày càng được giới trẻ ưa chuộng. Khi mà hình ảnh những đôi trai gái trên phim hết sức tình tứ và lãng mạn, nội dung phim có tính nhân văn sâu sắc, phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp đã làm không biết bao nhiêu cô gái Việt mơ ước có cuộc sống như vậy. Với công nghệ này, nó đã có tác động mạnh mẽ đến phong cách ăn mặc và lối sống của giới trẻ Việt Nam.
Theo như Cục đầu tư nước ngoài thì nguồn vốn Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam trong mấy năm gần đây, đặc biệt năm 2007 đạt kỷ lục. Và việc hai nước đưa vào sử dụng đường bay thẳng từ Busan và Seoul đến Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với tần suất 1 đến 2 chuyến bay trong ngày, cũng như việc miễn thị thực visa cho khách du lịch Hàn Quốc, từ đó, mỗi năm chúng ta đón hơn 18.000 khách du lịch đến Việt Nam. Đây thực sự là điều kiện thuận lợi để công dân hai nước có cơ hội tiếp xúc và giao lưu với nhau nhiều hơn.
Tại Hàn Quốc, tính tổng số lượng các cuộc kết hôn của nữ thanh niên Việt Nam với đàn ông Hàn Quốc trong 5 năm ( từ năm 2001 đến 2005) mà Cục thống kê Hàn Quốc thống kê được là 10.279 trường hợp. Căn cứ vào số lượng thống kê này, trong 5 năm qua rõ ràng tỷ lệ gia tăng số lượng các cuộc kết hôn giữa năm sau so với năm trước là rất lớn. Cụ thể là năm 2002 (so năm 2001) số đàn ông Hàn Quốc kết hôn với nữ thanh niên Việt Nam tăng hơn 355%; năm 2003 (so năm 2002) tăng hơn 294%; năm 2004 (so với 2003) tăng hơn 175%; năm 2005 (so với 2004) tăng hơn 236%. Nếu tính riêng năm 2005 so với số lượng năm 2001, số lượng kết hôn giữa đàn ông Hàn Quốc với nữ thanh niên Việt Nam tăng hơn của năm 2005 so với năm 2001, tỷ lệ chênh lệch đến hơn 4344% (xem biểu đồ 1). (trích dẫn nguồn)
Biểu đồ 1
Đáng lưu ý, nếu so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á như Philippines và Thái Lan, Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ thanh niên kết hôn với đàn ông Hàn Quốc nhiều nhất và tăng nhanh nhất. Hơn nữa, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào để cho thấy số lượng nữ thanh niên nước ta sẽ ít lấy chồng nước ngoài (nhất là đàn ông Hàn Quốc) (xem biểu đồ 2)
Biểu đồ 2
Cách đây 10 năm, khi mà việc lấy chồng nước ngoài còn khá mới mẻ ở Việt Nam, và nếu có, lúc bấy giờ chủ yếu cũng là lấy chồng Đài Loan, thì việc lấy chồng xứ sở “Kim Chi” chỉ đếm trên đầu ngón tay, với một số lượng vô cùng ít ỏi, và chủ yếu là những công nhân nữ Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc, thì tính đến thời điểm này có trên 16.217 cô dâu Việt đang sinh sống trên đất Hàn (trích dẫn nguồn). Trước đây việc kết hôn với người nước ngoài ở Hàn Quốc bị định kiến, được xem là trái với thuần phong mỹ tục, là điều đáng hổ thẹn. Vì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giáo dục Hàn Quốc đã dạy cho trẻ em biết tự hào về sự thuần khiết của chủng tộc mình. Thế nhưng do bối cảnh toàn cầu hiện nay, những người phụ nữ Hàn được giải phóng, họ không còn sự ràng buộc hay phụ thuộc vào người đàn ông nữa. Họ được tự do làm việc và hưởng lương như người đàn ông, họ trở nên năng động, tự tin hơn, và tham gia vào nhiều các hoạt động kinh tế, tổ chức chính trị, xã hội hơn nên họ thích sống độc lập hay kết hôn muộn hơn. Dự báo, đến năm 2012 tại Hàn Quốc, một thực tế là cứ 124 nam giới thì mới có 100 phụ nữ ở tuổi từ 24 đến 30, đây là hậu quả của tình trạng phá thai tràn lan khi phát hiện thai nhi là nữ trong những năm 1980. Chính vì vậy, nam giới cao tuổi chưa lập gia đình ngày càng nhiều và họ bắt đầu hướng ra nước ngoài để tìm vợ.
Trước nhu cầu thực tế của xã hội, thì các công ty môi giới ở Hàn Quốc lần lượt mở ra đáp ứng n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status