Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - pdf 13

Download miễn phí Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh



Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng; đồng thời
Người rất quan tâm đến mặt tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài
năng cống hiến xã hội. Tuy vậy, Hồ Chí Minh luôn gắn tài năng với đạo đức.Theo Người: “có tài
mà không có đức là hỏng”; dĩ nhiên đức phải đi đôi với tài, nếu không có tài thì không thể làm việc
được. Cũng như vậy, Người luôn gắn phẩm chất chính trị với trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ, trong đó “chính trị là tinh thần, chuyên môn là thể xác”. Hai mặt đó gắn bó thống nhất trong một
con người. Do vậy, tất cả mọi người đều phải luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng, vừa có đức
vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

n dân, đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng
của chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước thay mặt cho ý chí và quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực
hiện chức năng quản lý xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi. Người đặc
biệt quan tâm đến hiệu lực của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong
sạch, liêm khiết của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải
phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn
liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.
Cùng với động lực kinh tế, Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi
đó là động lực tinh thần không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội.
Tất cả những nhân tố động lực nêu trên là những nguồn lực tiềm tàng của sự phát triển. Làm
thế nào để những khả năng, năng lực tiềm tàng đó trở thành sức mạnh và không ngừng phát triển.
Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển
của chủ nghĩa xã hội. Đây là hạt nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội.
Ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được với sức mạnh thời đại,
tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội quốc tế của giai
cấp công nhân, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học – kỹ thuật thế giới…
Nét độc đáo trong phong cách tư duy biện chứng Hồ Chí Minh là ở chỗ bên cạnh việc chỉ ra
các nguồn động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội, Người còn lưu ý, thông báo và ngăn ngừa các
yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên
trì trệ, xơ cứng, không có sức hấp dẫn, đó là tham ô, lãng phí, quan liêu…mà người gọi đó là “giặc
nội xâm”.
Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực
là rất quan trọng. Chính vì thế, Người nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là chính,
nhưng luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên cơ sở bảo đảm
các quyền dân tộc cơ bản của Việt nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chung sống
hòa bình và phát triển.
II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
1. Con đường
a. Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ
C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận động, phát
triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, có hai con đường quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là con đường quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ
những nước tư bản phát triển ở trình độ cao. Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã
hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp, hay như Lênin cho rằng, những nước có
nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản, cũng có thể đi lên chủ
nghĩa xã hội được trong điều kiện cụ thể nào đó, nhất là trong điều kiện đảng kiểu mới của giai cấp
vô sản nắm quyền lãnh đạo (trở thành đảng cầm quyền) và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp
đỡ.
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, quan niệm Hồ Chí Minh về
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể -
quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân
tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính ở nội dung cụ thể này, Hồ Chính Minh đã cụ thể và làm phong
phú thêm lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có đặc điểm
lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc
biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao
của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng KT - XH quá thấp kém của nước ta.
b. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình
cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Thực chất của quá trình cải tạo
và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện
mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánh lực lượng trong
nước và quốc tế đã có những biến đổi. Điều này đòi hỏi phải áp dụng toàn diện các hình thức đấu
tranh cả chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm chống lại các thế lực đi ngược lại con đường xã hội
chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh, do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn:
Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho CNXH, xây dựng một tiền đề về kinh tế,
chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây
dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tính chất phức tạp và khó khăn của nó được Người lý giải trên các điểm sau:
Thứ nhất, đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, cả lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng thần. Nó đặt ra và đòi hỏi
đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau. Như trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã coi sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là cuộc chiến đấu lớn của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status