Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng



Giới và các sản phẩm truyền hình
Truyền hình hiện vẫn duy trì các khuôn mẫu giới bởi nó phản ánh các giá trị xã
hội ưu trội.
Truyền hình không chỉ phản ánh mà còn củng cố và thể hiện các giá trị xã hội này
như là cái tự nhiên vốn dĩ phải như vây. Khi một người mong đợi vào một xã hội
vẫn do đàn ông thống trị, đàn ông thống trị các sản phẩm truyền hình và bị ảnh
hưởng bởi các khuôn mẫu đó thì một cách vô thức sẽ tái sản xuất ra cách nhìn của
nam giới, duy trì các khuôn mẫu giới ưu trội. Một số chương trình truyền hình
tường thuật thực chất được thiết kế để truyền tải cái nhìn của nam giới. Người xem
thường bị lôi cuồn vào việc bị đồng nhát hóa bằng cái nhìn của nam giới (cái nhìn
lấy nam giới làm trung tâm).



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt theo không
gian. (Hoàng Bá Thịnh, 2005)
• Các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc của người
phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội được gọi là giới. Đây là những đặc
điểm có thể đổi chỗ cho nhau, ví dụ: Phụ nữ có thể làm bộ trưởng bộ quốc phòng,
nam giới có thể làm người nuôi dạy trẻ.
Giới không bất biến mà thay đổi tùy theo sự biến đổi của điều kiện kinh tế, xã
hội, chính tri, văn hóa, tập quán…Ví dụ: Địa vị xã hội của phụ nữ hiện nay hoàn
toàn khác so với phụ nữ thời phong kiến. Ngay như ở thời nay thì địa vị người
phụ nữ nông thôn cũng không hoàn toàn giống với phụ nữ ở đô thị. Vì vậy khi
nói tới quan hệ giới thì cần xem xét đến các đối tượng cụ thể và hoàn cảnh
cụ thể của họ.
( Nguồn: Bình đẳng giới và kỹ năng sống- Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam
thanh niên hiện nay)
1.2.3. Vai trò giới.
Vai trò giới là một hệ thống chuẩn mực hành vi được đặc biệt quy gán cho đàn
ông và đàn bà trong một nhóm hay hệ thống xã hội nhất định. Theo cách phân tích
của Khoa học xã hội, nó có thể là một dạng của phân công lao động theo giới.
Giới là một thành phần của một hệ thống giới/ giới tính có liên quan đến “hệ thống
sắp xếp mà qua đó một xã hội chuyển giao bản năng giới tính thành những sản
phẩm của hoạt động con người”.(Reiter 1975:159)
( Nguồn: http:// en.wikipedia.org/wiki/ Gender role )
• Vai trò giới là những công việc khác nhau mà phụ nữ và nam giới thực tế
đang làm. Những công việc này xuất phát từ những mong đợi/ trông chờ của xã
hội đối với mỗi giới.
12
( Nguồn: Bình đẳng giới và kỹ năng sống- Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam
thanh niên hiện nay)
• Vai trò giới là những hành vi được học trong bất kỳ một cộng đồng xã hội
nào hay một nhóm mà quy định những hành động, nhiệm vụ và trách nhiệm của
nam giới và nữ giới. Vai trò giới bị chi phối bởi độ tuổi, giai cấp, và bởi môi
trường địa lý, kinh tế, chính trị. Những biến đổi trong vai trò giới thường xảy ra
tương ứng với sự biến đổi kinh tế, điều kiện chính trị và tự nhiên bao gồm cả
những hoạt động phát triển.
( Nguồn: Kỷ yếu hội thảo giới- truyền thông và phát triển)
1.2.4. Xã hội hóa vai trò giới.
Theo Heslin: “Một phần quan trọng của xã hội hóa là việc học tập cách thể hiện
một cách văn hóa vai trò giới”. Do vậy xã hội hóa vai trò giới chính là việc học
các hành vi và thái độ phù hợp với một giới tính nhất định. Các cậu bé học cách
làm các cậu bé và các cô bé học cách làm các cô bé.
Việc học này xảy ra ở nhiều kênh trung gian của quá trình xã hội hóa như gia đình,
nhà trường, bạn bè, công việc và truyền thông đại chúng.
( Nguồn: Dịch từ socialization)
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tui chỉ tập trung tìm hiểu xã hội hóa vai trò
giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, truyền hình…
1.2.5. Truyền thông đại chúng.
Khái niệm “truyền thông đại chúng” chủ yếu dùng để chỉ quá trình giao tiếp, thông
tin trên quy mô rộng lớn, đại chúng cả về nội dung bản tin, nguồn phát, triueenr tin
và người tiếp nhận, sử dụng thông tin.
Truyền thông đại chúng là những thiết chế sử dụng những tiến bộ kỹ thuật ngày
càng tinh vi của công nghệ để thực hiện sự giao lưu tư tưởng, những mục đích
13
thông tin, giải trí, và thuyết phục tới đông đảo khán thính giả, cho dù bằng báo chí,
truyền thanh, truyền hình, sách, báo, tạp chí hay bất cứ gì đó”
( Nguồn: Tonybilton và các cộng sự, “Nhập môn xã hội học”, tr.381)
Truyền thông đại chúng là một cách truyền tín hiệu bằng radio, internet hay tivi tới
một đại chúng (thính giả, độc giả hay khán giả).
( Nguồn: Từ điển wikipedia)
1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Xã hội hóa vai trò giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một đề tài
khá mới ở Việt Nam. Mặc dù vậy nó lại có một nển tảng khá vững vàng bởi có
những tác phẩm nghiên cứu về giới và truyền hình, nhưng đa số vẫn là các nghiên
cứu ở nước ngoài. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nhóm chúng tui cũng đã tiếp
cận với một số tác phẩm liên quan đến vấn đề về giới, vai trò giới và truyền thông.
• Nghiên cứu “Television and Gender role” (Daniel Chandler). Trong tác
phẩm tác giả đã phân tích và đưa ra một vài số liệu cho thấy sự khác biệt
trong việc mô tả giới nam và nữ trên truyền hình và phần nào ông khẳng
định vai trò của truyền hình trong việc củng cố nên những khuôn mẫu vai
trò giới cho trẻ em.
• Nghiên cứu mang tên “Media and the gender” (John. K. Simon): Tác phẩm
nêu ra số liệu và một số đặc điểm của nam giới và nữ giới trên truyền hình,
dáng của nhà truyền thông theo góc độ giới.
Chương 2: Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền
thông.
Xã hội hoá vai trò giới không đến một cách tự nhiên mà nó là quá trình con người
học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân.Truyền thông đại chúng từ lâu
đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng
đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình
14
ảnh phản ánh sự khác biệt giới là rất phổ biến. Do đó, truyền thông đại chúng thực
hiện vai trò quan trọng của mình trong việc gây dựng quan niệm về vai trò giới,
góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình trong một thế giới rộng
lớn.
Nghiên cứu về sự xuất hiện các hình ảnh nam - nữ trên truyền thông, truyền thông
đại chúng thường rập khuôn trong sự trình bày các vai trò giới. So với phụ nữ,
nam giới thường theo mẫu hình năng động, quyết đoán, thông minh, tháo vát.
Ngày nay, sự thể hiện vai trò giới đã đa dạng hơn và bớt đi tính khuôn mẫu so với
quá khứ. Phụ nữ và nam giới nhìn chung đã bình đẳng hơn trên tivi và phim ảnh
cho dù các nhân vật nam có thể vẫn ở địa vị lãnh đạo. ( Nghiên cứu của David
Gauntlett, 2003).
Hình ảnh nam – nữ trên truyền thông cũng là vấn đề quan tâm ở Việt Nam trong
10 năm trở lại được. Phần lớn các nghiên cứu tập trung trả lời câu hỏi: Hình ảnh
người phụ nữ trên truyền thông hiện nay như thế nào? Có hay không những hiện
tượng phân biệt đối xử với phụ nữ trên truyền thông? Các phát hiện cho thấy, hình
ảnh nam- nữ trên các phương tiện truyền thông vẫn được thể hiện trong những
khuôn mẫu truyền thống. Trong các quảng cáo thương mại, hình ảnh người phụ nữ
vẫn được giới thiệu như những bà nội trợ thuần túy hay như những biểu tượng
gợi dục nhằm gây sự chú ý đối với người tiêu dùng.
2.1. Xã hội hóa vai trò giới trên truyền hình.
Số lượng nam giới và nữ giới xuất hiện trên truyền hình.
Số lượng phụ nữ xuất hiện trên tuyền hình ít hơn là nam giới rất nhiều. Tỉ lệ nam
giới xuất hiện trên truyền hình nhìn chung so với nữ giới là 3 đến 4 nam trên 1 nữ,
70 – 80 % những nhân vật xuất hiện trong các chương trình thiếu nhi là nam giới
và trên các bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi nam giới xuất hiện nhiều hơn nữ
giới với ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status