Lệch lạc xã hội từ việc sử dụng ngôn ngữ chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay - pdf 14

Download miễn phí Lệch lạc xã hội từ việc sử dụng ngôn ngữ chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay



MỤC LỤC
Phần I: Phần mở đầu 5
I. Lý do chọn đề tài 5
II. Đối tượng – khách thể - phạm vi nghiên cứu 6
1. Đối tượng nghiên cứu 6
2. Khách thể nghiên cứu 6
3. Phạm vi nghiên cứu 6
III. Mục tiêu nghiên cứu 6
1. Mục tiêu chung 6
2. Mục tiêu cụ thể 7
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
V. Phương pháp nghiên cứu 7
VI. Ý nghĩa nghiên cứu 7
1. Ý nghĩa lý luận 7
2. Ý nghĩa thực tiễn 8
VII. Lịch sử nghiên cứu đề tài 8
Phần II: Nội dung nghiên cứu 10
Chương I: Cơ sở lý luận 10
I. Các Lý thuyết áp dụng 10
1. Lý thuyết về hành vi lệch lạc xã hội 10
2. Lý thuyết về hành vi lựa chọn hợp lí của Homans 10
3. Lý thuyết về hành động xã hội của Max Weber 11
4. Lý thuyết xã hội hóa cá nhân 12
II. Các khái niệm có liên quan 13
1. Tiếng Việt 13
2. Ngôn ngữ 13
3. Giao tiếp 14
4. Ngôn ngữ giao tiếp 15
5. Văn hóa 15
6. Lệch lạc 15
7. chửi thề 16
8. Lối sống 16
9. Giá trị 17
10. Chuẩn mực xã hội 17
11. Thái độ 18
12. Nhận thức 19
III. Giả thuyết nghiên cứu 19
IV. Khung lý thuyết 20
Chương II: Tổng quan đề tài 21
I. Nét truyền thống trong văn hóa giao tiếp của người Việt 21
II. Mô tả địa bàn nghiên cứu 23
III. Tổng quan thực trạng “sinh viên chửi thề trong giao tiếp”
hiện nay 24
Chương III: Kết quả nghiên cứu đề tài 28
I. Khái niệm “chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên 28
II. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu 29
1. Tầm quan trọng 29
2. ý nghĩa 30
III. Thực trạng “chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên
hiện nay 32
IV. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng sinh viên chửi thề trong
giao tiếp 35
V. Mức độ quan tâm của SV trong KTX ĐHQG Tp.HCM
về vấn đề này 37
VI. Ý thức và thái độ của SV trong KTX ĐHQG Tp.HCM
về vấn đề này 38
VII. Những ảnh hưởng của việc “chửi thề trong giao tiếp”
tới tính văn minh, lịch sự trong giao tiếp 44
Chương III: Khuyến nghị 46
I. Đối với sinh viên 46
II. Đối với gia đình 47
III. Đối với xã hội 47
Phần III: Kết luận 48
Tài liệu tham khảo 49
Phần phụ lục 50
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

thực trạng này còn tiếp tục kéo dài thì sẽ dẫn tới hậu quả xấu. Nó có thể làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, ảnh hưởng lớn tới nét đẹp trong văn hóa giao tiếp truyền thống của con người Việt Nam, đồng thời làm xấu đi tính văn minh, lịch sự trong quá trình giao tiếp.
Khung lý thuyết.
Đặc điểm phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội
Truyền thống, giá trị văn hóa
Nhận thức của sinh viên trong quá trình giao tiếp
Sự biến đổi giá trị, và những chuẩn mực xã hội
Sự tác động của các đối tượng ngoài xã hội (gia đình, môi trường sống, bạn bè…), thói quen, sở thích, lối sống.
Lệch lạc ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp của sinh viên
Hiện trạng chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay
Sự quan tâm của sinh viên tới vấn đề lệch lạc trong giao tiếp và thái độ của họ đối với vấn đề đó.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Nét truyền thống trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam
Theo như UNESCO đánh giá thì “ngôn ngữ là văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng và là tài nguyên của mỗi quốc gia”
Đúng vậy, ngôn ngữ là rất quan trọng, nó không chỉ là văn hóa mà nó còn là công cụ quan trọng nhất trong việc thực hiện chức năng giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội “nếu danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận thì tất việc chẳng thành”. Khi xã hội phát triển thì ngôn ngữ trong giao tiếp càng trở nên tinh tế và mang đậm nét đặc trưng thẩm mỹ cao của con người.
Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, song chúng ta luôn tự hào đất nước mình có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là văn hóa giao tiếp rất phong phú và đa dạng. Từ xa xưa tới nay, ông bà ta đã rất coi trọng phong cách ứng xử, coi trọng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp.
“người khôn ăn nói nửa chừng,
để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”
“lời chào cao hơn mâm cỗ”…
Bản chất của con người chỉ được bộc lộ ra trong giao tiếp. Xét về thái độ đối với việc giao tiếp, co thể thấy đặc điểm của người Việt Nam la vừa thích giao tiếp lại vừa rất rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau này lại không hề mâu thuẫn nhau mà chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Về cách giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Tính tế nhị khiến người Việt có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp và đi thẳng vào vấn đề ngay như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là “miếng trầu làm đầù câu chuyện”. Lối giao tiếp này chính là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen đắn đo, cân nhắc kỹ càng khi nói chuyện:
“ăn có nhai, nói có nghĩ”
“uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”
“lời nói không mất tiền mua,
lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”…
Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn luôn nhường nhịn, nhất là trong ăn nói: “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”.
Ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ đã dạy cho con cái phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”, phải “tiên học lễ, hậu học văn”…
Người Việt luôn chú ý tới những nghi thức của lời nói, chính vì vậy mà hệ thống “nghi thức lời nói” rất phong phú. Trước hết, đó là phong phú trong lối xưng hô. Trong khi các ngôn ngữ phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử dụng một lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hang để xưng hô trong quá trình giao tiếp (kể cả với người ngoài). Hệ thống xưng hô này có tính chất thân mật hóa, cộng đồng hóa và thể hiện tính “tôn ti” kỹ lưỡng, xưng khiêm hô tôn.
Nghi thức trong các cách nói lịch sự, nhã nhặn cũng rất phong phú. Loìư chào, lời cảm ơn, lời xin lỗi cũng không mang nghĩa chung chung như phương Tây mà là theo quan hệ, theo đối tượng giao tiếp.
Văn hóa giao tiếp lịch sự, văn minh, tôn trọng người khác trong việc giao tiếp vfa sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của người Việt. Nhìn vào ngôn ngữ tiếng Việt, ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ta có thể thấy nó vừa thể hiện được nét đẹp truyền thống trong văn hóa giao tiếp, đồng thời còn phản ánh rõ hơn đâu hết linh hồn, tính cách con người Việt Nam và những nét đặc trưng cơ bản của đất nước Việt Nam.
Thế nhưng, trong xã hội ngày nay, một bộ phận lớp trẻ Việt, đáng nói hơn là một số các bạn sinh viên - những người có học thức đã phần nào làm mai một đi nét đẹp truyền thống đó. Thay vào lời nói văn minh, lịch sự, có suy nghĩ, có văn hóa thì các bạn lại dùng những từ ngữ lệch lạc, thô thiển, thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng đối tượng giao tiếp và những người xung quanh. các bạn chêm, đệm vào lời nói giao tiếp của mình bằng những lời lẽ tục tằn, bất lịch sự, vô cùng phản cảm… cái mà cả xã hội đang lên án – “ngôn ngữ chửi thề”. Tất cả những điều đó đang làm méo mó và mất đi sự trong sáng của truyền thống giao tiếp người Việt.
Mô tả địa bàn nghiên cứu
Ký túc xá Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cả Ký túc xá xã hội hóa) là nơi nội trú của hơn tám ngàn sinh viên của 6 trường Đại học thành viên khác nhau của Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là các trường: Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kinh tế - Luật (trước đây là Khoa Kinh tế - Luật), Đại học Công nghệ Thông tin và Đại học Quốc Tế. Ký túc xá Đại học Quốc Gia có thể nói là rất rộng, nằm trong khuôn viên làng Đại học Quốc Gia – Khu phố 6 – Phường Linh Trung – Quận Thủ Đức – Tp.HCM.
Do Đại học Quốc Gia Tp.HCM là trường Đại học lớn, các trường Đại học thành viên đều là những trường lớn và có uy tín trong cả nước nên hàng năm có đông đảo các bạn sinh viên trên khắp cả nước theo học. Trong khi đó, Ký túc xá Đại học Quốc gia lại là Ký túc xá nội trú duy nhất của tất cả các trường thành viên này có cơ sở tại Linh Trung – Thủ Đức. Chính vì thế, chắc chắn rằng hơn tám ngàn sinh viên chính là những con người thuộc nhiều miền quê, nhiều dân tộc khác nhau trong cả nước quy tụ về đây. Theo như chúng tui nghĩ thì đây chính là “làng đa văn hóa” trong đó có đầy đủ các thành phần văn hóa, các phong tục tập quán, những nếp sống, những suy nghĩ và những sự ứng xử khác nhau…
Nơi đây vừa là môi trường sống, môi trường học tập đồng thời cũng là môi trường ứng xử giao tiếp văn hóa rất đa dạng của hàng ngàn con người tri thức – là tương lai của đất nước. Chính vì lẽ đó, nhóm chúng tui đã quyết định lấy địa bàn Ký túc xá Đại học Quốc Gia làm địa bàn nghiên cứu.
Tổng quan thực trạng “chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên hiện nay
Xã hội đang ngày càng phát triển và con người đang ngày càng tiến bộ theo những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Sự thể hiện phát triển đó không chỉ có kinh tế, chính trị , văn hóa mà còn có cả nhận thức của con người. Song, bên cạnh xu hướng phát triển hướng tới cái chân – thiện – mỹ của cả xã hội thì có m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status