Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay ( Khảo sát trên địa bàn Hà Nội ) - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay ( Khảo sát trên địa bàn Hà Nội )



MỤC LỤC
PHẦN ĐỀ CƯƠNG
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
2.1. Mục đích nghiên cứu .5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .5
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu .5
3.2. Khách thể nghiên cứu 6
3.3. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng .6
4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .6
4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .7
4.4. Phương pháp quan sát .7
PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý luận
1.Cơ sở lý luận .7
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề bình đẳng giới
trong gia đình .7
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.8
1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước về vấn đề bình đẳng giới trong gia
đình .9
2.Các phương pháp tiếp cận .10
2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng 10
2.2. Lý thuyết giới 11
2.3. Lý thuyết nữ quyền .11
ChươngII. Vấn đề bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia
đình đô thị hiện nay
1.Bình đẳng giới trong hoạt động sản xuất 12
1.1. Bình đẳng giới trong lao động sản xuất và lao động tái sản xuất 12
1.2. Bình đẳng giới trong cách tiếp cậnvề mặt kinh tế 15
1.3.Bình đẳng giới trong vấn đề tạo quyền sử dụng giữa nam và nữ
trong gia đình .18
2. Bình đẳng giới trong hoạt động chăm sóc gia đình và sinh đẻ .21
2.1. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình . .21
2.2. Bình đẳng giới trong cách tiếp cận nguồn lực văn hóa, giáo
dục 24
2.3. Bình đẳng giới trong cách tiếp cận nguồn lực y tế, sức khỏe 26
3. Bình đẳng giới trong hoạt động cộng đồng .27
Chương III.Nguyên nhân và giải pháp
1. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình .29
2. Giải pháp nhằm xóa bỏ tình trạngbất bình đẳng giới .30
Chương IV. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận .30
2. Khuyến nghị .31



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

là sự
thể hiện phân công lao động theo giới.
Vai trò giới chính là thể hiện sự phân công lao động theo giới, trong từng
thời gian cụ thể vai trò có sự biến đổi, do phân công lao động theo giới cũng biến
đổi theo.
2.3. Lý thuyết nữ quyền
Lý thuyết nữ quyền cho rằng nam giới và nữ giới trải nghiệm thực tế cuộc
sống và cảm nhận về đời sống gia đình rất khác nhau. Từ quan điểm giới, gia đình
không phải là một đơn vị hài hòa, hợp tác, dựa trên cơ sở lợi ích chung và giúp đỡ
lẫn nhau, gần giống quan điểm tiếp cận xung đột mà đây là nơi diễn ra sự phân
công lao động theo giới, quyền lực và cơ hội tiếp cận nguồn lực không ngang nhau
và luôn bất lợi cho phụ nữ.
Chương II. Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các
gia đình đô thị hiện nay
1. Bình đẳng giới trong hoạt động sản xuất
1.1. Bình đẳng giới trong lao động sản xuất và lao động tái sản xuất
Bàn về vấn đề bình đẳng theo giới giữa nam và nữ trong gia đình, tác giả
Trần Thị Kim Xuyến với tác phẩm “Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện
12
đại”, nhà xuất bản thống kê, 2001 đã cho thấy sự biến đổi xã hội đến vai trò giới
trong gia đình, vai trò nam và nữ trong gia đình. Từ đó cho thấy vai trò sản xuất của
lao động nam nữ, vai trò đóng góp kinh tế, vai trò nam và nữ trong công việc gia
đình, vai trò quyền lực nam và nữ trong gia đình và sự ảnh hưởng của kinh tế thị
trường đến vai trò kép của phụ nữ.
Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội, thì quan hệ giữa nam và nữ trong cộng
đồng thoạt nhìn cũng theo kiểu truyền thống. Đối với việc phân công lao động và
trách nhiệm trong mối quan hệ vợ chồng, xã hội truyền thống đặt ra nhiều kỳ vọng
đối với những đôi vợ chồng: Phụ nữ thì phải “công, dung, ngôn, hạnh”, “ xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử, phu xướng phụ tùy”, giữ gìn trinh tiết, nam giới thì “ tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, luôn giữ địa vị làm chủ trong gia đình và rất
nhiều các ràng buộc khác trong mối quan hệ với họ hàng, hàng xóm,… Những quy
định của xã hội truyền thống đã mang tính áp đặt đối với gia đình theo tiêu chí xây
dựng gia đình hạnh phúc như người chồng thường lo những việc lớn trong gia đình
như là trụ cột của kinh tế, lo toan chuyện nghề nghiệp kiếm sống, quyết định hôn
nhân cho con cái, mua đất xây dựng nhà cửa. Trong khi đó, phụ nữ thường đảm
nhiệm các công việc nội trợ, sinh con đẻ cái, quán xuyến công việc trong gia đình.
Đây được coi là điều hiển nhiên trong xã hội truyền thống, khi nam giới là tượng
trưng cho sức mạnh, có điều kiện giao tiếp, hiểu biết nhiều và do vậy, đóng góp cho
gia đình nhiều hơn. Tuy nhiên ngày nay, vấn đề bình đẳng giới trong gia đình có
phần nào cởi mở hơn. Người vợ trong gia đình có thể vừa làm nội trợ vừa tham gia
vào lĩnh vực sản xuất vì nhu cầu sản xuất của xã hội, vì sự bình đẳng giữa vợ và
chồng trong việc đóng góp thu nhập vào hộ gia đình, thì trong lĩnh vực nội trợ cũng
cần đến sự chia sẻ của người chồng. Kết quả phân tích cho thấy người vợ vẫn là
người làm chính các công việc nội trợ và làm thêm các công việc lao động sản xuất
khác trong gia đình như: buôn bán, làm công chức…. Đây là một lĩnh vực của đời
sống gia đình thể hiện sự bất bình đẳng giới. Người phụ nữ gắn liền với vai trò
người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình và phải chịu gánh nặng kép. Tuy
13
nhiên, việc nắm giữ nhiều vai trò trong công việc gia đình cùng với sự đảm bảo
trách nhiệm theo sự phân công lao động xã hội thì việc nội trợ cũng mang lại nhiều
bất lợi cho người phụ nữ. Đối với những người bị buộc phải làm thêm, ngày làm
việc của họ sẽ bị kéo dài hơn, đồng thời đối với những người có nghề nghiệp
chuyên môn, những trách nhiệm gia đình có thể là sự cản trở đối với tiến bộ nghề
nghiệp. Trong khi đó, người đàn ông lại ít tham gia vào các công việc nội trợ trong
gia đình. Họ chỉ chú tâm vào các việc lớn trong gia đình và các công việc ngoài xã
hội, kiếm được thu nhập mà ít quan tâm đến công việc nội trợ trong gia đình.
Theo kết quả điều tra xã hội học của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia
đình và phụ nữ tiến hành năm 2002 thì trong gia đình hiện nay, người vợ là người
làm chính các công việc nhà. Tỷ lệ này đặc biệt cao trong các công việc như: Nấu
ăn: 77.8%; mua thực phẩm: 86.9%; giặt quần áo: 77.6%; chăm sóc con cái: 43.4%.
Người đàn ông có tham gia vào các công việc gia đình nhưng với tỷ lệ rất thấp, chỉ
chiếm dưới 5%. Như vậy, phần lớn công việc gia đình vẫn do người vợ đảm đương.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các vùng nông thôn và thành phố. Nếu như những
người vợ ở nông thôn làm việc nhà với tỷ lệ: Nấu ăn: 82.1%; mua thực phẩm:
87.3%; giặt quần áo: 80.8%; chăm sóc con: 52.4% thì những người vợ ở thành phố
làm các công việc trên với tỷ lệ tương ứng là: 76.3% / 84.9% / 55.9% / 30.3%. Kết
quả nghiên cứu trên cho thấy những người vợ nông thôn làm việc nhà với tỷ lệ cao
hơn hẳn so với những người vợ ở thành phố. Nghĩa là sự bất bình đẳng giới trong
công việc gia đình có sự chênh lệch giữa các khu vực…
Các số liệu trên cho thấy, vấn đề bất bình đẳng giới trong sự phân công lao
động trong gia đình giữa nam và nữ, giữa người vợ và người chồng vẫn đang tồn
tại ở các gia đình Việt Nam. Bởi từ trước đến nay, mọi người đều nhìn nhận việc tề
gia nội trợ là công việc gắn liền với người phụ nữ, đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm
của người phụ nữ trong gia đình. Chính nhìn nhận này đã làm cho nỗi vất vả của
người phụ nữ tăng lên, trong khi người phụ nữ vẫn phải tham gia công việc ngoài
xã hội như nam giới. Phân tích tình hình giới ở Việt Nam cho thấy tình hình tương
14
tự. Bất luận chủ hộ là nam hay là nữ , phụ nữ đều phải làm việc nội trợ gấp hai lần
nam giới. Phân công lao động nội trợ có lẽ là một trong những lĩnh vự bất bình
đẳng nhất giữa nam và nữ. Vì thế, thậm chí người phụ nữ có nhiều khả năng độc
lập kinh tế và quyền ra quyết định nhiều hơn thì họ vẫn có ít thời gian nghỉ ngơi
hơn bởi những vai trò truyền thống về giới vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu.
(J.Desai, 1995).
Tại nơi tui đang sống, theo tui nghĩ thì vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn tồn
tại, nhưng không đáng kể. Như gia đình tui chẳng hạn, cả tui và chồng tui cùng đi
làm công chức như nhau, nhưng khi tan sở về thì tui phải bỏ thời gian để chăm sóc
con cái, và đến công việc nội trợ. Còn chồng tôi, anh ấy cũng công việc như thế
nhưng thời gian bỏ ra trong công việc gia đình thì ít hơn so với tôi.( PVS nữ, 27
tuổi, Q. Ba Đình, Hà Nội ).
Rất khó nhìn nhận vấn đề bất bình đẳng trong các gia đình tại địa phương
tôi, bởi mỗi nhà mỗi cảnh. Như gia đình tôi, công việc nội trợ chủ yếu là do vợ tôi
làm. Còn tui chỉ phụ giúp được phần nào hay phần đấy thôi, thỉnh thoảng tui trông
con bởi tui rất bận với công việc ở cơ quan, còn công việc của tui trong gia đình là
sửa chữa các thiết bị bị hỏng hóc như sửa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status