Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam- Thực trạng và giải pháp - pdf 14

Download miễn phí Tiểu luận Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam- Thực trạng và giải pháp



Những năm qua trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn
thay đổi không đáng kể, tình trạng thu nhập thấp và thiếu việc làm ở nông thôn,
trong lúc đó thu nhập cao hơn ở các đô thị đã tăng sự dịch chuyển lao động,nhất
là những lao động kỹ thuật từ nông thôn tới các thành thị, và làm cho tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo giảm từ 6,91% xuống còn 5,94%. Trong số 8 vùng nông
thôn, những vùng có trình độ học vấn thấp cũng chính là những vùng có tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo chuyên môn thấp, vùng Tây Bắc chỉ có 2,3%, Tây Nguyên là
3,41%
1. Tình hình cung lao động ở nông thôn nước ta
Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn,
tính đến ngày 1/7/2002, dân số cả nước là 79,93 triệu người, thì dân số nông thôn
là 60,05 triệu người (75,13%). Số người trong độ tuổi lao động là 35,44 triệu,
khoảng 59% dân số, trong đó 30,9 triệu người tham gia vào lực lượng lao động
(LLLĐ). Tốc độ tăng dân số bình quân hơn 10 năm qua là 1,7%, mức tăng trung
bình của số người trong độ tuổi lao động là 2,6% năm.(1)
Khu vực nông thôn đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao động
của cả nước và với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5% năm. Nhưng thời gian trung bình
chưa sử dụng của cả nước có xu hướng giảm xuống, nếu năm 1998 là 29,12% thì
năm 2002 còn 24,46. Với LLLĐ ở nông thôn năm 2002 là 30,98 triệu người và
thời gian chưa sử dụng trung bình cả nước là 24,46 %, nếu quy đổi thì sẽ tương
đương đương khoảng 7,5 triệu người không có việc làm.
2. Xem xét cầu lao động ở nông thôn nước ta
Trong những năm gần đây, ở khu vực nông thôn, cầu lao động tăng chậm
làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất cấn đối lớn.
Về cơ cấu ngành kinh tế, năm 2002 trong tổng số gần 31 triệu người tham
gia LLLĐ ở nông thôn, có tới 75% làm việc trong Nông-Lâm-Thuỷ sản, chỉ 15%
làm việc trong công nghiệp và dịch vụ. Trong những người thiếu việc làm ở nông
thôn, có tới 80% tập trung trong nông nghiệp.
Theo lý thuyết thì tăng trưởng kinh tế sẽ thu hút thêm lao động giải quyết
việc làm. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp
lớn là 5,4%, nhưng hệ số co dãn việc làm so với 1% tăng trưởng kinh tế của nông
thôn nước ta chỉ là 0,43 trong giai đoạn 1990-2000, nghĩa là mỗi năm khu vực
nông nghiệp chỉ tạo thêm được số việc làm mới bằng 2,3% LLLĐ, sự thu hút ít
hơn số lượng lao động tăng thêm mỗi năm là gần 1 triệu người. Sự phát triển của
nông nghiệp không thể giải quyết hết lao động tăng thêm ở nông thôn những năm
qua.
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Theo Tổng cục
Địa chính, đến năm 1998, Việt Nam mới sử dụng khoảng 67.57% diện tích đất tự
nhiên, bình quân đầu người là khoảng 2790 m2. Còn khoảng 10.6 triệu ha đất chưa
được sử dụng (32.4%), nhưng phần lớn là đồi dốc, thiếu nước, lại bị sói mòn,
thoái hoá, diện tích đất bằng có thể dùng cho trồng trọt hầu hết là đất mặn, phèn
ngập úng, muốn khai thác phải có nhiều vốn. Với dân số và NNL ngày càng tăng
ở nông thôn, làm cho quỹ đất của VN tính bình quân đầu người vốn đã vào loại
thấp nhất thế giới lại càng ít hơn, khó khăn nhiều hơn cho việc tạo công ăn việc
làm ở nông thôn. Trong thực tế, tổng diện tích đất nông nghiệp của nước ta lại
dành tới 70 % để trồng lúa, nhưng hiện việc thâm canh cây lúa đã đến giới hạn
trong việc thu hút thêm lao động so với các cây trổng khác, làm cho hiệu quả sử
dụng không cao. Ngoài ra, hiện nay hệ số sử dụng đất bình quân cả nước là 1,4;
Miền Bắc là 1,2. Hiện có 445 ngàn hộ nông dân không có đất. Rõ ràng, việc
không sử dụng tốt yếu tố đất đai, cũng là một nguyên nhân thiếu việc làm cho lao
động ở khu vực nông thôn.
Đầu tư là chìa khoá của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đối với tạo việc làm,
lý thuyết đã chứng minh rằng khi tăng đầu tư sẽ bù đắp những thiếu hụt của “cầu
tiêu dùng” từ đó tăng việc làm, tăng thu nhập, tăng hiệu quả biên của vốn đầu tư,
và kích thích tái sản xuất mở rộng. Trong nông nghiệp, nông thôn, quan hệ đầu tư
và tăng trưởng vận động theo chu kỳ: tăng đầu tư => tăng thu nhập=> tăng cầu=>
tăng đầu ra; và sang chu kỳ sau với quy mô lớn hơn. Thực tế ở nhiều nước châu Á
đã chứng minh cho lý thuyết trên.
Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991-2000 khoảng 632 ngàn tỷ
(theo giá năm 1995 là khoảng 57 tỷ USD; trong đó đầu tư cho NN, nông thôn là
65.2 ngàn tỷ (5.9 tỷ USD) chiếm khoảng 10,37%. Tương tự cho CN là 264 ngàn
tỷ đồng (23.8 tỷ USD) chiếm 41,85 %, và đầu tư cho giao thông bưu điện là
95.5ngàn tỷ đồng (8.6 tỷ USD) chiếm 15,14%). Nếu so sánh với số lao động thu
hút vào công nghiệp là 1,76 triệu, dịch vụ là 4,2 triệu, nông nghiệp là 3,1 triệu
mười năm qua, thì rõ ràng việc đầu tư không mang lại hiệu quả cho việc thu hút
thêm lao động đặc biệt trong công nghiệp. Nếu tính giá trị vốn đầu tư cho một chỗ
làm mới thì một chỗ làm trong công nghiệp gấp khoảng 7 lần so với nông nghiệp.
Chỉ thu hút thêm 3,1 triệu lao động này trong 10 năm là quá nhỏ só với nhu cầu
tăng thêm của hàng năm của khu vực nông thôn là khoảng gần 1triệu người. (3)
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò lớn với nền kinh
tế nước ta hiện nay, song sự tác động của nó với ngành nông nghiệp không nhiều.
Trong nông nghiệp, kể từ khi có luật nước ngoài năm 1988 đến hết năm 2002, thu
hút được 354 dự án với số vốn là 1,4333 tỷ USD trong đó có 678 triệu USD vốn
pháp định, quy mô bình quân của một dự án chỉ khoàng 4 triệu USD vốn đăng ký
và 1,9 triệu USD vốn pháp định. Doanh thu từ các dự án FDI này chỉ chiếm 0,4%
giá trị tổng sản lượng nông lâm nghiệp (năm 2003). Nhìn chung, quy mô vốn đầu
tư không nhiều, đầu tư chủ yếu vào vùng Đông Nam Bộ, còn các vùng khác ít về
số lượng và quy mô nhỏ. Ngay đối với những vùng trọng điểm về nông nghiệp tập
trung nhiều lao động, với số lượng nông sản lớn như đồng bằng sông Cửu Long,
đồng bằng sông Hồng cũng rất ít (đặc biệt năm 2003 khu vực này không có dự án
nào).
Với sự phát triển của các ngành công nghiệp dịch vụ cơ cấu ngành kinh
tế có sự thay đổi, NN tăng khá về giá trị tuyệt đối, song tỷ trọng trong GDP giảm
từ 40.49% năm 1991 xuống còn 24,3 % vào năm 2000, tương ứng CN tăng từ
23,79% lên 36.61% và dịch vụ là 35,72% lên 39,09%. Nhưng cơ cấu lao động
theo ngành kinh tế thay đổi không khả quan lắm, lao động trong nông nghiệp
giảm từ 72,6% (1991) tổng số lao động cả nước xuống còn 62,61 % năm 2000.
Lao động trong công nghiệp tăng không đáng kể, nếu năm 1991 chiếm 13,6% thì
năm 2000 là 13,11%. Sự chuyển dịch lao động chủ yếu từ nông nghiệp sang các
ngành dịch vụ, năm 1991 tỷ trong lao động trong các ngành dịch vụ là 13,8% thì
năm 2000 là 24,28%. Bài toán việc làm cho lao động ở nông thôn nếu chờ đợi cả
vào sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ là không giải quyết được,
hơn nữa tình trạng thất nghiệp ở các đô thị vẫn cao năm 2000 là 6,34%, nằm 2002
là 6,01%, năm 2003 là 5,78%. Rõ ràng, tình trạng “trì trệ ” kém sôi động của thị
trường lao động công nghiệp và dịch vụ ở thành thị không có khả năng thu hút
chính lao động ở khu vực thành thị. (4)
Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp 10 năm có sự thay đổi không đáng
kể, thời kỳ 91-95, tỷ trọng trồng trọt tăng từ 74,4% lên 80,4%, chăn nuôi giảm từ
24,1% xuống 16,6% và dịch vụ tăng từ 1,5% lên 3%. Giai đoạn 96-2000, tỷ trọng
của trồng trọt giảm không đáng kể từ 80,4% còn 80%, chăn nuôi tăng từ 16,6%
lên 17,3%, dịch vụ giảm từ 3% còn 2,7%...



QUxFhZF2Du623rH
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status