Tìm hiểu văn hóa thưởng trà của người Hà Nội - pdf 14

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu văn hóa thưởng trà của người Hà Nội



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
1.1 Thưởng trà - nét ẩm thực độc đáo của văn hoá Việt 1
1.2 Thưởng trà – tinh hoa ẩm thực đất Hà thành 1
1.3 Thưởng trà - những giá trị văn hoá truyền thống của Hà Nội cần được bảo tồn 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng nghiên cứu 5
4. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6
6.1 Nguồn tài liệu 6
6.2 Phương pháp nghiên cứu 6
7. Đóng góp của khóa luận 7
8. Bố cục của khóa luận 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1 9
VĂN HÓA THƯỞNG TRÀ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI XƯA 9
1.1 Quá trình chuẩn bị 11
1.1.1 Chuẩn bị nguyên liệu 12
1.1.2 Chuẩn bị trà cụ 16
1.1.3 Chuẩn bị không gian và tâm thế thưởng trà 20
1.2 Tiến hành pha chế 22
1.2.1 Trà, nước, trà cụ 22
1.2.2 Pha trà 23
1.2.3 Rót trà 24
1.3 Bắt đầu thưởng thức 24
1.3.1 Thưởng trà độc ẩm 25
1.3.2 Thưởng trà đối ẩm 25
1.3.3 Thưởng trà quần ẩm 26
Tiểu kết chương 1 27
CHƯƠNG 2 28
VĂN HÓA THƯỞNG TRÀ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI NAY 28
2.1 Chuẩn bị 32
2.1.1 Chuẩn bị nguyên liệu 33
2.1.2 Chuẩn bị trà cụ 37
2.1.3 Chuẩn bị không gian, tâm thế thưởng trà 39
2.2 Pha chế 42
2.2.1 Trà, nước, trà cụ 43
2.2.2 Pha trà 43
2.2.3 Rót trà 44
2.3 Thưởng trà 45
2.3.1 Đối tượng thưởng trà 45
2.3.2 Không gian thưởng trà 47
2.3.3 cách thưởng trà 49
Tiểu kết chương 2 50
CHƯƠNG 3 52
NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC TRONG VĂN HÓA THƯỞNG TRÀ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI 52
3.1 Những giá trị văn hóa vật chất 52
3.1.1 Nguyên liệu 53
3.1.2 Trà cụ 55
3.1.3 Pha chế 57
3.2 Những giá trị văn hóa tinh thần 57
3.2.1 Thưởng trà để tận hưởng tinh hoa trời đất 59
3.2.2 Thưởng trà để kết nối tâm giao 61
3.2.2 Thưởng trà để sống với thế giới tâm linh, chiêm nghiệm về cuộc sống nhân sinh 64
Tiểu kết chương 3 68
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

g vị trà nhân tạo: đó là những hương dâu, hương chanh, hương đào,… Trong không ít gia đình Hà Nội hiện nay, vì tính tiện ích khi thời gian càng trở nên ít ỏi mà nhiều người đã mua những thức trà này về nhà để dùng cũng như mời khách, thậm chí ngay cả những dịp lễ tết, hay những dịp trọng đại những tưởng như đó là cách thưởng thức sang trọng. Nhưng kỳ thực điều này đã khiến cho hình ảnh chén trà đất nung một thời được các cụ nâng niu trân trọng mất dần vị thế của mình trong tâm thức không ít người Hà Nội hiện nay.
Phong cách trà Trung Hoa: Ở Hà Nội hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các quán trà với đèn lồng đỏ, cửa gỗ (hay cửa kính) với những cô gái mặc áo dài hay sườn xám đứng hai bên cửa mở cửa mời khách cùng đội ngũ nhân viên nữ cũng với trang phục như vậy phục vụ trà hết sức trẻ trung và chuyên nghiệp. Một số quán trà điển hình cho phong cách trà Trung Hoa như: Hy Lạc Trà Lầu (30 Nguyên Hồng), quán trà này nằm trên một con phố khá yên tĩnh. Quán có 5 tầng, mỗi tầng đều mang một phong cách riêng phù hợp với sở thích của từng ẩm khách. Tầng 1 là gian trưng bày các loại trà, trà cụ và sự phát triển của văn hóa trà Trung Hoa qua các thời kỳ. Tầng 2 sử dụng loại bàn thấp và khách ngồi thưởng trà trên những tấm nệm. Tầng 3 và tầng 4 được thiết kế là những phòng trà riêng như những phòng trà Thượng Hải. Đặc biệt tầng 5 (chính là tầng thượng) mở ra một không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên rất thích hợp với cách “đối ẩm” ngắm trăng. Quán còn có các loại trà mang hương vị và phong cách trà Trung Hoa như: trà Ô Long, Quý Phi trà, trà Long Đỉnh, Quân Tử trà,…; Trà Hoa quán: với 4 địa điểm khác nhau ở 132 Bùi Thị Xuân, Số 28 ngõ 28 Nguyên Hồng, 10 Nguyễn Phong Sắc, 59 Khương Trung. Trà Hoa không đậm đặc phong cách trà Trung Hoa, tuy nhiên các loại trà tại đây là sự kết hợp giữa các loại hoa với trà để tạo ra những thức uống khá hấp dẫn đối với giới trẻ. Nếu đến đây vào những dịp cuối tuần sẽ thấy đối tượng chủ yếu của các quán trà này chính là những sinh viên, học sinh, cán bộ công chức..., phần lớn là những người trẻ tuổi.
Ngoài ra, trong thời gian mấy năm gần đây còn xuất hiện một loại thức uống mang tên trà rất được giới trẻ nhất là các bạn nữ yêu thích đó là loại trà sữa trân châu Đài Loan. Nó khác thậm chí vô cùng xa lạ với trà truyền thống. Được gọi là trà sữa tuy nhiên vị trà, hương trà quá ít không đủ sức dậy hương, vị ngọt của sữa cùng mùi vị của những loại hoa quả đi kèm như đào, xoài, dâu…đã lấn át mất. Trà lại dùng lạnh, kèm theo hạt trân châu (làm từ bột lọc) đựng trong các cốc nhựa to tướng có nắp bóng kính, khi uống lại dùng ống nhựa. Nó không thể được coi là “trà” mà chỉ nên coi là một loại thức uống giải khát. Thức uống này không được đông đảo mọi người hưởng ứng mà chỉ phù hợp với một bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên và những người trẻ tuổi.
Như vậy, thưởng trà theo những phong cách ngoại nhập ở Hà Nội hiện nay đã đem lại nhiều hình thức mới lạ, cũng như đã đem đến văn hóa trà Hà Nội một diện mạo mới nhiều sắc thái hơn. Hiện đại và truyền thống, mới và cũ đan xen lẫn nhau đã đem trà đến gần với đời sống của nhân dân hơn. Phong cách thưởng trà truyền thống dường như kén khách hơn nhưng đang ngày càng được sự quan tâm chú ý hơn của giới trẻ. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của nền văn hóa trá Việt nói chúng, văn hóa trà Hà Nội nói riêng, vì thế hệ trẻ là thế hệ tiếp bước phát triển và gìn giữ văn hóa dân tộc. Nhưng nhìn chung, thưởng trà theo bất kỳ phong cách nào thì điều quan trọng ở người thưởng trà là cái tâm với trà. Để thưởng thức được hương vị của trà thì người thưởng trà phải có những hiểu biết về trà thì mới mong cảm nhận được “chân” của trà, nếu không thì thưởng trà cũng chỉ là một cách thay thế cho uống nước lọc bằng uống một loại nước có màu mà thôi.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tui định hướng nghiên cứu theo phong cách thưởng trà truyền thống ở Hà Nội để thấy được sự chuyển mình của văn hóa trà Hà Nội từ xưa đến nay. Địa điểm chúng tui lựa chọn khảo sát và nghiên cứu sâu là Hiên Trà Trường Xuân, 13 Ngô Tất Tố. nằm thầm lặng trên con phố nhỏ gần Văn Miếu. Mang đậm một phong cách thưởng trà theo nghi lễ, phong cách truyền thống của người Việt. Tại đây, được thưởng thức các danh trà thơm ngon nổi tiếng trên mọi miền đất nước, do cha con nghệ nhân trà Trường Xuân sao tẩm. Nghệ nhân Trường Xuân tên khai sinh là Đỗ Xuân Trường, sinh ở làng Ngũ Xã (Ba Đình – Hà Nội), đời thứ 5 của hiệu Linh Dược trà, nối tiếp truyền thống từ trưởng trà đời thứ nhất sống vào đầu thế kỉ XIX, buôn bán và mở tiệm trà tại Hà Thành. Có thể nói, cụ Trường Xuân được biết đến như một nghê nhân nổi bật, lịch lãm về “trà Việt”. Mang trong mình dòng máu nghệ thuật (thân phụ là nghệ nhân điêu khắc, thân mẫu là nghệ nhân vẽ tranh thờ Hàng Trống), cụ Trường Xuân tỏ ra nhạy cảm đặc biệt trước vẻ đẹp – và “trà” đối tượng được chọn lựa. Hiện nay cụ đã trên 80 tuổi, mặc dù sức đã yếu và nghỉ ở nhà nhưng ai có mong muốn được tìm hiểu những kiến thức về trà Cụ vẫn có thể nói chuyện hàng giờ với niềm đam mê chân thành.
Hiên Trà Trường Xuân hiện nay được mệnh danh là quán trà truyền thống duy nhất trên đất Hà Thành. Bởi chủ nhân của quán đã cố gắng lưu giữ lại những giá trị quý giá nhất, những mảng màu chân nhất về bức tranh văn hóa trà Việt. Đến đây ngoài việc được thưởng trà, nếu may mắn chúng ta sẽ có thể được gặp và nói chuyện với chủ nhân Hiên Trà nghệ nhân Hoàng Anh Sướng, người kế nghiệp gia đình, cùng với mong ước giữ hương trà Việt.
Mang trong mình niềm đam mê nghiên cứu về văn hóa trà Việt, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng con trai út của nghệ nhân Trường Xuân đã chen chân đến hầu hết các vùng trồng chè nổi tiếng của cả nước để tìm hiểu về đặc tính của từng loại chè, và hướng dẫn cho người dân cách thức chăm sóc để đạt được những búp trà đặc biệt như mong muốn. Sự cẩn thận, cầu kỳ và tâm huyết này cho chúng ta một niềm hy vọng về một nền văn hóa trà Hà Nội hào hoa, phong nhã và tinh tế vẫn đang mang một sức sống mạnh mẽ trong lòng những người con đất Hà Thành.
Văn hóa thưởng trà của người Hà Nội hiện nay đã có những thay đổi nhiều so với văn hóa thưởng trà xưa từ khâu chuẩn bị, pha chế cũng như thưởng thức. Điều này cho thấy, tính thời đại đã quyết định không nhỏ đến những sinh hoạt văn hóa và thói quen trong đời sống của con người.
2.1 Chuẩn bị
Người Hà Nội xưa để có một buổi thưởng trà thật mãn nguyện cùng những người bạn trà thì mọi thứ phải được chuẩn bị một cách cẩn trọng và hết sức cầu kỳ đến từng chi tiết. Nhưng ngày nay, đối tượng thưởng trà đã thay đổi, không gian thưởng trà cũng đã khác xưa. Nên cách thức chuẩn bị cho một buổi thưởng trà cũng không còn là vấn đề được đặt lên hàng đầu nữa. Nếu như trước kia ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status