Văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez



Trở ngại thứ hai là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Không một dự án phát triển nào có thể thành công ở một nơi đầy dẫy ngờ vực, một nơi mà thành công của người khác được nhìn bằng con mắt nghi ngại, còn óc sáng tạo và động lực làm việc thì bị xã hội cảnh giác đề phòng. Người Châu Mỹ La-tinh được xếp vào các dân tộc đa nghi nhất thế giới. Cơ quan Thăm dò Các giá trị Thế giới (the World Values Survey) đặt ra câu hỏi: “Bạn có tin hầu hết mọi người không?” Vào năm 2000, có đến 55-65% số người được thăm dò tại 4 nước Bắc Âu – Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển – nói có; chỉ 16% số người được thăm dò tại Châu Mỹ La-tinh nói có, và chỉ 3% tại Brazil nói có mà thôi.
Người Châu Mỹ La-tinh hoài nghi lòng thành thật của hết thảy mọi người mà chúng ta gặp trên đường đi, từ chính khách đến bạn bè. Chúng ta tin rằng mỗi một người đều nuôi một ý đồ thầm kín và rằng ta không nên quá dấn thân vào các nỗ lực tập thể. Chúng ta bị giam hãm trong tình trạng “tiến, thoái lưỡng nan” của một tù nhân vĩ đại, trong đó mỗi người tìm cách đóng góp ít chừng nào hay chừng ấy cho lợi ích chung.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ả hoan nghênh rất nhiều.
Chương 3: Trăn năm cô đơn và những nét văn hóa Mỹ la tinh.
3.1. Khái quát đặc điểm văn hóa Mỹ la tinh.
3.1.1.Nhìn lại chính mình
Người Châu Mỹ La tinh tôn sùng dĩ vãng một cách không ngưng nghỉ đến độ họ có thể làm cho các chủ trương đổi mới gần như bất khả thi. Thay vì theo đuổi một văn hóa cải thiện xã hội, họ luôn luôn cổ vũ một thứ văn hóa gìn giữ nguyên trạng (the status quo). Một sự đổi mới liên tục và kiên trì — loại đổi mới phù hợp với ổn định dân chủ — sẽ không làm thỏa mãn được con người ở đây; vùng này chấp nhận những gì đã có sẵn, mặc dù thỉnh thoảng cũng mơ tưởng những cuộc cách mạng sôi nổi, những cuộc cách mạng hứa hẹn mang lại cảnh dân giàu nước mạnh chỉ sau một cuộc nổi dậy mà thôi.
Một thái độ hoài cổ như vậy có thể là dễ thông cảm hơn đối với Canada hay Norway, những nước đã đạt được những trình độ phát triển con người đáng thèm muốn. Nhưng Guatemala hay Nicaragua đã đạt được thành tích nào đáng trân quí như thế trong dĩ vãng? Trong những trường hợp như thế này, chắc chắn khuynh hướng bảo thủ không chỉ phát xuất từ một ý muốn duy trì nguyên trạng nhưng, thậm chí đúng hơn, từ một ước muốn bảo vệ những đặc quyền cố hữu và từ một nỗi sợ hãi mông lung về những điều chưa biết. Người dân Châu Mỹ La-tinh thậm chí còn bám víu lấy cả sự đau thương, thà sống với một hiện tại chắc nịch hơn là theo đuổi một tương lai bấp bênh. Điều này có phần chỉ là tự nhiên, hoàn toàn là bản tính con người. Nhưng đối với chúng tôi, sự sợ hãi có thể làm tê liệt thần trí; nó tạo ra không những bồn chồn e sợ mà còn làm tê liệt.
Tồi tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị của vùng này ít khi có đủ kiên trì hay khôn khéo để cẩn thận hướng dẫn người dân của mình đi qua những tiến trình cải tổ. Trong một chế độ dân chủ, nhà lãnh đạo phải là giáo viên chủ nhiệm (the head teacher), một người sốt sắng trả lời những hoài nghi, thắc mắc và giải thích sự cần thiết và lợi ích của một đường lối mới. Nhưng cứ lẽ thường tại Châu Mỹ La-tinh, các nhà lãnh đạo chỉ việc tự biện minh bằng một câu đơn giản “bởi vì tui nói vậy”.
Điều này phù hợp sít sao với tham vọng bảo vệ những đặc quyền cố hữu — một hiện tượng rõ nét không những trong giới giàu sang và quyền lực mà còn đều khắp xã hội. Các công đoàn nhà giáo tự ý định đoạt giáo viên phải dạy bao nhiêu giờ một tuần và phải dạy những gì. Một sự kiện tương tự cũng diễn ra với các chủ công ty và các nhà thầu trong khu vực tư, một khu vực qua hằng chục năm nay vẫn chỉ cung cấp các dịch vụ kém phẩm chất vì họ không sợ bị cạnh tranh, nhờ vào việc “ngồi chỗ mát ăn bát vàng” và các thương vụ phi pháp. Và công nhân viên nhà nước cũng ù lì không kém: các cơ quan hành chánh dân sự trả lương cho công chức để họ chỉ biết tới ngồi bàn giấy và nói không với dân.
Thái độ này có nhiều hậu quả xấu, nhất là đối với doanh nghiệp. Tại Châu Mỹ La-tinh, số nhân viên kiểm soát doanh nghiệp thường đông đảo hơn số doanh nhân khá xa. Toàn khu vực thường tỏ ra hoài nghi đối với các sáng kiến và thiếu những cơ chế hữu hiệu để hỗ trợ các dự án canh tân. Người nào muốn mở một doanh nghiệp cũng phải lội qua nhiều ghềnh thác của bộ máy quan liêu và phải đáp ứng nhiều điều kiện độc đoán vô lý. Doanh nhân gần như không nhận được sự ca ngợi hay khích lệ văn hóa, ít khi được luật pháp che chở, và hiếm khi được giới khoa bảng yểm trợ.
Trong khi đó, các đại học trong khu vực không đào tạo được các loại chuyên gia mà công cuộc phát triển đòi hỏi. Tính trung bình, Châu Mỹ La-tinh đào tạo sáu chuyên viên khoa học xã hội cho mỗi hai kỹ sư và mỗi một chuyên viên trong các ngành khoa học chính xác. Một chuyến viếng thăm một khu đại học tại Châu Mỹ La Tinh sẽ cho ta cái cảm giác đang trở về quá khứ, trở về một thời đại trong đó Bức tường Bá Linh chưa sụp đổ và Liên bang Nga cũng như Trung Quốc chưa theo chủ nghĩa tư bản. Thay vì trang bị cho sinh viên những công cụ thực tiển – như các kỹ năng công nghệ và sinh ngữ — để giúp họ thành công trong một thế giới toàn cầu hóa, nhiều đại học chỉ chuyên dạy các tác giả không còn ai muốn đọc và lặp lại các học thuyết không còn ai muốn tin.
Muốn thực hiện công cuộc phát triển, tình trạng này phải thay đổi. Các nước Châu Mỹ La-tinh phải bắt đầu tưởng thưởng những con người có óc cải tiến và sáng tạo. Các đại học phải cải tổ các chương trình học của sinh viên và chịu đầu tư vào khoa học và công nghệ, phải giảm bớt các điều lệ cồng kềnh, thu hút đầu tư và khuyến khích việc chuyển giao tri thức. Nói cách khác, các đại học phải hiểu rằng chủ nghĩa thực tiển (pragmatism) là ý thức hệ phổ biến hiện đại — rằng, như Đặng Tiểu Bình có lần đã nói, vấn đề mèo đen hay mèo trắng là không quan trọng, miễn là chúng bắt được chuột.
3.1.2.Xây dựng niềm tin.
Trở ngại thứ hai là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Không một dự án phát triển nào có thể thành công ở một nơi đầy dẫy ngờ vực, một nơi mà thành công của người khác được nhìn bằng con mắt nghi ngại, còn óc sáng tạo và động lực làm việc thì bị xã hội cảnh giác đề phòng. Người Châu Mỹ La-tinh được xếp vào các dân tộc đa nghi nhất thế giới. Cơ quan Thăm dò Các giá trị Thế giới (the World Values Survey) đặt ra câu hỏi: “Bạn có tin hầu hết mọi người không?” Vào năm 2000, có đến 55-65% số người được thăm dò tại 4 nước Bắc Âu – Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển – nói có; chỉ 16% số người được thăm dò tại Châu Mỹ La-tinh nói có, và chỉ 3% tại Brazil nói có mà thôi.
Người Châu Mỹ La-tinh hoài nghi lòng thành thật của hết thảy mọi người mà chúng ta gặp trên đường đi, từ chính khách đến bạn bè. Chúng ta tin rằng mỗi một người đều nuôi một ý đồ thầm kín và rằng ta không nên quá dấn thân vào các nỗ lực tập thể. Chúng ta bị giam hãm trong tình trạng “tiến, thoái lưỡng nan” của một tù nhân vĩ đại, trong đó mỗi người tìm cách đóng góp ít chừng nào hay chừng ấy cho lợi ích chung.
Nhưng trong một thế giới toàn cầu hóa, sự tin tưởng lẫn nhau là điều không thể thiếu. Những quốc gia sẵn sàng tin tưởng nhất là những quốc gia sẵn sàng phát triển nhất, bởi vì công dân nước đó có thể hành động dễ dàng, dựa vào một dự kiến hợp lý về cách người khác sẽ ứng xử thế nào. Bất an pháp lý là một vấn đề đặc biệt của vùng này. Sự việc diễn ra ở một tần số báo động là, người dân Châu Mỹ La-tinh không làm sao biết được hậu quả pháp lý của các việc mình làm là gì, hay nhà nước sẽ phản ứng ra sao đối với các dự án của họ. Trong một số quốc gia thuộc vùng này, các cơ sở kinh doanh có thể bị sung công mà không cần giải thích, giấy phép kinh doanh bị hủy bỏ dưới sức ép chính trị, nhiều bản án được đưa ra bất chấp cả pháp luật, và tình trạng pháp lý thay đổi xoành xoạch thường cản trở việc thành tựu các mục tiêu dài hạn. Như cựu Tổng thống Ecuador, Ông Osvaldo Hurtado, ghi nhận trong cuốn Lợi ích của Mỹ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status