Văn hóa rượu Trung Quốc - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Văn hóa rượu Trung Quốc



MỤC LỤC
Mở Đầu 1
Nội dung 3
Chương I : Giới thiệu chung về rượu Trung Quốc 3
1. Nguồn gốc rượu Trung Hoa 3
1.1 Các truyền thuyết,giả thiết về nguồn gốc rượu 3
1.2 Những nghiên cứu của khảo cố học 4
2. Rượu Trung Hoa 5
2.1 Nguyên liệu chính và Cách nấu rượu 5
2.2 Danh tửu Trung Hoa 6
2.2.1 Mao đài tửu và Ngũ Lương Dịch 6
2.2.2 Các danh tửu khác 8
2.2.3 Rượu thuốc Trung Quốc 9
Chương II : Văn Hóa Rượu Trung Quốc 11
1. Rượu và tửu khí 11
2. Các quảng cáo rượu và chợ rượu 12
2.1 Các hình thức quảng cáo 12
2.2 Tửu tứ, tửu lầu 12
3. Tửu đức, tửu lễ và tửu lệnh của người xưa 13
3.1 Tửu đức,tửu lễ 13
3.2 Tửu lệnh 14
4. Thưởng rượu 14
5. Rượu trong văn hóa nghệ thuật Trung Hoa 15
5.1 Rượu và mỹ học 15
5.2 Rượu và văn chương 15
5.3 Rượu và thư họa 17
5.4 Rượu và âm nhạc 17
5.5 Rượu và kinh kịch: 17
5.6 Rượu trong võ thuật và điện ảnh Trung Hoa: 18
6. Rượu trong đời sống của người Trung Quốc 19
7. Liên hệ Việt Nam 20
Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24
Một số tửu khí 25
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

g không hết để lâu lên men thành rượu. Trải qua năm tháng người ta chế ra rượu sữa. Hai loại rượu này được xem là thủy tổ của các loài rượu.
Trong thời gian gần đây,các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở huyện Phượng Tường,Thiểm Tây năm 1983, được 1 bình đựng rượu,4 cái chén nhỏ,1 cái chén cao,dùng để uống rượu và 1 cái hồ lô đựng rượu .
Các nhà nghiên cứu cho rằng cách đây 5800-6000 năm. Trải qua thời gian dài,từ Nhà Hạ phát hiện ra rượu đầu tiên đến các triều Ân-Thương đã chế các loại mỹ tửu dùng trong việc tế tự. Đến nhà Chu, rượu mới được phổ biến,phân loại và có nhiều tên gọi khác nhau như Nguyên tửu,Trừng Thanh… Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc trở về sau dân tộc Trung Hoa đã định cư với nền nông nghiệp khá phát triển tạo nên những nguyên liệu của rượu và nghề làm gốm cũng tiến bộ đã hình thành nên nền văn hóa rượu.
2. Rượu Trung Hoa
2.1 Nguyên liệu chính và Cách nấu rượu
Rượu không chỉ bình đạm,tự nhiên,ngọt ngào trong đó còn có chua cay cả đoạn trường và khổ lụy. Nhưng cũng có lúc hương vị của rượu làm cho con người ngây ngất và thăng hoa. Có 3 thành phần nguyên liệu chính tạo nên các đặc tính của các loại rượu Trung Hoa là ngũ cốc, nước, và bánh men rượu . Các nguyên liệu khác có thể làm thay đổi màu sắc và mùi vị của rượu trong sản phẩm sau cùng cũng có thể được thêm vào sau đó.
Rượu Trung Hoa theo phong tục được làm từ ngũ cốc, rượu chính là con đẻ của nền nông nghiệp,nói một cách khác từ công sức con người lao động mới có nên bầu rượu.
Từ các loại ngũ cốc ,người ta tạo nên men rượu (gọi là khúc) ,quyết điịnh đến phẩm chất ,hương vị của rượu .Sách Tiếu thư ghi lại rằng, muốn làm được tửu phải dùng đến duy khúc nghiệt. Nghiệt là chồi ,mầm của ngũ cốc,mạch nha và cốc nha. Men rượu nổi tiếng có đến 8 loại ,men loại bánh ,gọi là phu (trấu cám) là được dùng nhiều nhất. Ngoài ra, người ta còn chế men và cho thực vật để làm tửu dược. Đặc biệt, thời Bắc Ngụy ,đã chế men dưới dạng nước,gọi là lự dịch (lự là lọc),chứng tỏ việc ứng dụng vi sinh học của thời đó cũng rất cao.Trải qua thời gian, với những bước cải tiến từ lên men khô đến hồng khúc môi ,kỹ thuật phức tạp và khác nhau.
Ngày nay,có 3 loại men rượu chính là đại khúc,tiểu khúc và phu khúc- men lớn,men nhỏ,men trấu cám. Các loại men rượu này đã được truyền bá rộng rãi đến các nước đồng văn như Nhật Bản,Triều Tiên hay các nước khác như ở vùng Đông Nam Á.
Nước là 1 thành phần quan trọng trong việc sản xuất rượu, không chỉ đơn thuần nó giúp gạo ngậm nước và giúp việc lên men rượu xảy ra, mà nó còn góp phần vào hương vị và chất lượng của rượu. Nhiều khu vực nổi tiếng không những chỉ vì loại rượu được sản xuất tại đó mà con cả mùi vị và chất lượng của nguồn nước tại đó.
Rượu của Người Trung Hoa được tạo nên bằng cách chưng cất . Rượu cất theo lối cũ chỉ có chừng 15 đên 16% alcohol và phải mất một thời gian chừng ba tháng từ khi bắt đầu sửa soạn gạo tới khi nấu xong. Rượu nấu xong còn phải để từ 6 tháng tới 1 năm. Ngày xưa,người ta chỉ tự nấu lấy rượu để uống trong nhà nhưng hiện nay rượu trở thành một loại kỹ nghệ quan trọng sản xuất. Rượu Tàu về cách chế tác ,gạo đồ thành xôi,có thể bằng nước lạnh hay chỉ để ngoài trời cho hạ nhiệt độ. Đôi khi người ta cũng dùng rượu cũ ,đã cất từ lâu,bỏ thêm men để thành rượu mới.
2.2 Danh tửu Trung Hoa
2.2.1 Mao đài tửu và Ngũ Lương Dịch
Mao đài tửu
Nói đến rượu của dân tộc Trung Hoa,có lẽ ta phải nói tới rượu Mao Đài đầu tiên. Rượu Mao Đài là một trong những loại rượu trắng nổi tiếng nhất của Trung Quốc ,cũng như là trên thế giới. Nó là thứ đồ uống không thể thiếu được trong các bữa tiệc chiêu đãi khách quý. Ở Trung Quốc,rượu Mao Đài được tôn vinh là loại rượu “đệ nhất mỹ tửu”.
Tên của loại rượu này được lấy theo tên quê hương của nó- thị trấn Mao Đài, thành phố Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Nơi đây có con sông Xích Thủy với dòng nước trong vắt suốt 4 mùa từ trong hang núi chảy qua. Rượu Mao Đài được sản xuất trực tiếp từ nước sông Xích Thủy và chính nó đã làm thành hương vị tự nhiên độc nhất vô nhị của rượu Mao Đài : “Chất rượu thuần tuý, hương vị kéo dài, không gây nhức đầu, gắt cổ”. Đây chính là lý do tại sao, đối với đất nước Trung Quốc, rượu Mao Đài luôn là số 1 và được coi là “quốc tửu”.
Lịch sử phát triển của rượu Mao Đài tính đến nay đã hơn 2.000 năm, song loại rượu Mao Đài được biết đến ngày nay lại có xuất xứ từ thời nhà Thanh và chỉ thực sự nổi tiếng khắp thế giới từ năm 1915. Rượu Mao Đài được chế biến từ những loại nguyên liệu tốt nhất như lúa mỳ và cao lương sau khi được ủ lên men ,phân ra làm tám lần chưng cất. Mỗi tháng thì chưng cất một lần. Rượu muốn ủ ngon thì cần đựng trong bình gồm và cất giữ mấy năm liền,mới có thể lấy ra để uống đươc. Thời gian để ủ rượu Mao Đài nhiều nhất là khoảng từ 5 tới 6 năm .Rượu khi mới mở nút ra ,thì hương thơm bay khắp phòng.
Việt Nam ta có câu :vô tửu bất thành lễ-không có rượu thì không thể gọi là lễ nghi được,nhiều người Trung Quốc lại nói,vô tửu bất Mao Đài . Tức lúc lễ lạc ,biếu xén ,tặng nhau ,phải dùng rượu Mao Đài .Rượu Mao Đài không những người Trung Hoa thích mà con được xuất khẩu đến 50 nước trên thế giới. Có nhà thơ đã nói rằng:
Phong lai cách tường tam gia túy
Vũ qua khai bình thập lý phương
(Mùi hương theo gió bay xa
Cách bờ tường nọ,ba nhà khướt say)
Ngũ lương dịch
Rượu có lịch sử 600 năm bắt đầu từ thời nhà Minh. Ngũ lương dịch do các vùng Kim Sa Hà,Dân giang,Trường giang,thuộc tỉnh Tứ Xuyên sản xuất. Ban đầu rượu có tên thường gọi là Tạp Lương Tửu nhưng sau này có một nhà văn tên là Dương Huệ cho rằng tên đó nghe không văn nhã lắm,nên đổi tên là Ngũ Lương Dịch.
Khi mở vò rượu thì hương nồng bốc lên,khi uống hương rượu vẫn lưu luyến ở cổ họng,vị ngọt thuần hậu,làm cho tinh thần sảng khoái,uống cả vò rượu cũng không say. Những người làm rượu rất chú trọng đến nguồn nước,nguồn nước quyết định đến phẩm chất của ngũ lương dịch . Nước trong veo của Dân Mân Giang,từ xưa đến nay được xem là tim của các dòng sông,chính là cái hồn của rượu Ngũ Lương Dịch.
Ngũ Lương Dịch vừa ngon lại có lịch sử lâu đời và được đầu tư cho việc quảng cáo nên người trong nước rất ưa chuộng. Rượu Ngũ Lương Dịch không những đi vào thơ văn mà con đi vào đời sống người dân Trung Hoa, trở thành một nét văn hóa đặc sắc của đất nước này.
2.2.2 Các danh tửu khác
Mỗi vùng đều có một loại rượu nổi tiếng,có cách thức chế biến khác nhau. Họ có những loại riêng đã nổi tiếng từ lâu :
Ô trình tửu : rượu sản xuất tại Ô Trình, nay thuộc huyện Ngô Hưng,Chiết Giang,vẫn được thiên hạ cho rằng đây là loại rượu ngon của Trung Hoa
Phần tửu : do Hạnh Hoa thôn,phủ Phần Châu,Phần Dương thành sản xuất. Được người đời gọi là cam tuyền giai nhưỡng hay dịch thể bảo th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status