Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác Hồ rất yêu trẻ em. Bác luôn dành một tình cảm đặc biệt cho trẻ em. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẵn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập”, “Chăm sóc giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân… Vì tương lai của con em ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc các cháu bé cho tốt”.
Đứa trẻ sinh ra là kết quả tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc, tương lai của gia đình và xã hội. Từ trước đến nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong gia đình, cha mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp để con cái học tập và noi theo. Người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Một đứa trẻ sẽ phát triển toàn diện khi được sống trong gia đình dưới sự yêu thương và chăm sóc của cha mẹ. Nhưng khi thực hiện chức năng này, gia đình mà đặc biệt là những người cha, người mẹ luôn cần sự quan tâm và hỗ trợ của những thiết chế khác như nhà trường, cộng đồng xã hội.
Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống người dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn, được đáp ứng mọi nhu cầu để phát triển toàn diện thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ những đứa trẻ đang phải sống trong tình cảnh hết sức khó khăn, trong đó có những đứa trẻ mồ côi. Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mồ côi lại đang có xu hướng gia tăng và tình cảnh sống của các em đang ở mức báo động. Các em đang sống trong cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu một nơi ở an toàn, không được học tập, thăm khám sức khỏe hay vui chơi giải trí. Các em đang phải lao động để phụ giúp gia đình hay để tự nuôi sống bản thân. Các em đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ: bóc lột sức lao động, bạo hành trẻ em, bị lợi dụng hay lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội… Điều quan trọng nhất là các em không được sống trong một môi trường yêu thương và giáo dục đầy đủ để có thể phát triển bình thường như bao trẻ em khác, điều này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của chính các em sau này.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đối với sự tồn vong và phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - trong đó có trẻ em mồ côi, làm thế nào để tất cả trẻ em đều được hưởng quyền trẻ em. Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: trợ cấp lương thực, miễn giảm học phí, phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, dạy nghề… Ngày 25/3/2005 Quyết định của thủ tướng Chính phủ số 65/2005/QĐ-TTG về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010” (gọi tắt là đề án “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010”). Đề án đã được nhiều tỉnh thành trong cả nước thực hiện có hiêu quả, góp phần cải thiện đời sống của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng.
Tại tỉnh Bình Định, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn được chính quyền tỉnh hết sức quan tâm. Tỉnh luôn có những hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và ngày 06/7/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định ban hành kế hoạch: “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng đến năm 2010”. Thực hiện đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, thành phố Quy Nhơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp các em cải thiện đời sống và có điều kiện để phát triển bình thường. Trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố khá đông với nhiều hiện trạng mồ côi khác nhau. Thành phố luôn nhấn mạnh quan điểm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn của toàn xã hội. Đối với trẻ em mồ côi, cộng đồng phải thực sự trở thành tổ ấm, nơi chăm sóc, nuôi dưỡng các em và giúp các em được hưởng điều kiện sống, học tập và phát triển bình thường.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tui muốn tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa tỉnh Bình Định hiện nay như thế nào? Nhưng do hạn chế của bản thân và khách quan nên chúng tui chỉ tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn. Vì vậy, tui quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn”.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay.
2.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác chăm sóc trẻ em mồ côi đang sinh sống tại các xã, phường trong thành phố Quy Nhơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn hiện nay, từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn gồm có: Trẻ mồ côi cả cha và mẹ, trẻ mồ côi chỉ mồ côi cha hay mẹ; trẻ mồ côi đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng và trẻ mồ côi đang được chăm sóc nuôi dưỡng trong các trung tâm Bảo trợ xã hội.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tui chỉ tiến hành nghiên cứu thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi trong độ tuổi từ 1 đến dưới 16 tuổi đang sinh sống trong các gia đình tại các xã, phường của thành phố Quy Nhơn, thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội của Nghị định 67/2007/NĐ-CP, gồm: Trẻ mồ côi cha và mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ mồ côi cha hay mẹ nhưng người còn lại là cha hay mẹ mất tích hay không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn còn nhiều bất cập. Trẻ em mồ côi chưa được quan tâm và chăm sóc đúng mức. Các em chưa được đáp ứng các nhu cầu về nhà ở, thực phẩm, vệ sinh, học tập, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí hay tham gia hoạt động xã hội…
Nếu công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố được chính quyền, cộng đồng và chính người chăm sóc chú trọng và quan tâm nhiều hơn thì trẻ em mồ côi sẽ được hưởng cuộc sống tốt hơn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số lý luận về trẻ em và trẻ em mồ côi, lý luận về công tác xã hội với trẻ em.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Với phương pháp này, chúng tui tiến hành phân tích một số tài liệu thống kê về trẻ em mồ côi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, những tài liệu liên quan đến công tác chăm sóc trẻ nói chung và trẻ mồ côi nói riêng, phân tích các thông tin thu thập được qua điều tra từ đó tổng hợp các thông tin để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến: Chúng tui tiến hành phát bảng hỏi trưng cầu ý kiến của người chăm sóc trẻ em mồ côi đang sinh sống tại các xã phường của thành phố Quy Nhơn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Bên cạnh phát bảng hỏi trưng cầu ý kiến, chúng tui tiến hành phỏng vấn sâu một số người chăm sóc và trẻ em mồ côi nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin, chúng tui luôn sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thêm thông tin, đồng thời kiểm tra độ chính xác của thông tin qua quan sát đời sống và thái độ của người được điều tra.
- Phương pháp thống kê toán học: Sau khi kết thúc khảo sát, chúng tui tiến hành thống kê và xử lý kết quả từ phiếu điều tra.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của khóa luận được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực tiễn
Chương 3: Một số giải pháp


SY0esMD3Wt1251p

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status