Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt Bảo Lâm, tại Lạng Sơn - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt Bảo Lâm, tại Lạng Sơn



Chọn vườn hồng 20 tuổi trồng bằng phương pháp giâm rễ, trong vườn
chọn 9 cây đồng đều về sinh trưởng, chia làm 3 lần nhắc lại ( mỗi lần nhắc lại 3
cây). Trên mỗi cây chọn 4 cành có đường kính 3 cm ở 4 hướng, đánh dấu vào
gốc cành theo dõi. Đánh giá sức sinh trưởng trên cơ sở đo đếm các chỉ tiêu trên
toàn bộ số cây thí nghiệm.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ối với cây trồng nhằm ứng dụng các chất này trong sản xuất hiệu quả
hơn. Việc phân loại có thể dựa trên các tiêu chí khác nhau như nguồn gốc, hoạt
tính sinh lý.
- Căn cứ nguồn gốc các chất điều hoà sinh trưởng được chia làm 2 nhóm
là các phytohocmon và các chất điều hoà sinh trưởng tổng hợp.
- Căn cứ vào hoạt tính sinh lý các chất điều hoà sinh trưởng được chia ra
làm 2 nhóm đối kháng nhau về mặt sinh lý là:
+ Các chất kích thích sinh trưởng. Gồm các nhóm chất Auxin, Giberellin và
Xytokynin được sản sinh ra từ các cơ quan non như lá non, chồi non, quả non….
Ở nồng độ thấp chúng kích thích quá trình sinh trưởng của cây và chi phối sự
sinh trưởng hình thành các cơ quan dinh dưỡng.
+ Các chất ức chế sinh trưởng gồm Axit abxixic, Erthylen, các phenol,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Được hình thành và tích luỹ chủ yếu trong các cơ quan trưởng thành, cơ quan
sinh sản, cơ quan dự trữ. Chúng ức chế quá trình sinh trưởng, thúc đẩy cây
chuyển hoá nhanh vào giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ,
gây già hoá và chết.
1.2.7.3. Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong sản xuất cây ăn quả
* Các nguyên tắc sử dụng . Việc sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng
phải đảm bảo tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, nếu không hiệu quả mang lại
sẽ không được như mong muốn, thậm chí có tác dụng ngược.
- Quan tâm đến nồng độ: Thông thường nếu sử dụng với nồng độ ở mức
quá thấp thì hiệu quả sinh lý kém, ở mức thấp sẽ gây hiệu quả kích thích sinh
trưởng, ở mức nồng độ cao lại có tác động ức chế và ở mức nồng độ quá cao sẽ
phá huỷ và dẫn đến huỷ diệt mô cây. Vì vậy tuỳ theo mục đích tác động mà chọn
nồng độ sử dụng khác nhau.
- Chú ý sự phối hợp. Các chất điều hoà sinh trưởng không phải là chất
dinh dưỡng, chúng chỉ có tác dụng hoạt hoá các quá trình trao đổi chất. Vì vậy
để nâng cao hiệu quả kinh tế (năng suất, chất lượng sản phẩm) thì cần phối
hợp giữa việc xử lý các chất điều hoà sinh trưởng với việc thoả mãn nhu cầu về
nước và dinh dưỡng cho cây trồng.
- Chú ý sự đối kháng sinh lý giữa các chất điều hoà sinh trưởng ngoại sinh
và các chất điều hoà sinh trưởng nội sinh trong cây. Sự đối kháng sinh lý này sẽ
triệt tiêu tác dụng của nhau như:
+ Sự đối kháng sinh lý giữa Auxin ngoại sinh và Ethylen nội sinh trong
phòng ngừa rụng hoa, quả của cây.
+ Sự đối kháng giữa GA 3 (gibberellin) ngoại sinh và Absizin nội sinh
trong việc phá ngủ nghỉ.
+ Sự đối kháng giữa Auxin và Xytokinin trong phân hoá rễ và chồi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
- Chú ý tính chọn lọc. Mỗi loại chất điều hoà sinh trưởng chỉ có hiệu quả
đối với một số giống hay một số loài cây nhất định hay với một số vùng nhất
định với các nồng độ khác nhau. Do vậy muốn sử dụng chất điều hoà sinh trưởng
có hiệu quả cần nghiên cứu cụ thể, khi có kết quả chắn chắn mới mở rộng ra
sản xuất đại trà.
1.2.7.4. Các kết quả nghiên cứu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng cho cây
trồng, cây ăn quả
* Theo Phạm Văn Côn (2004) [8] :
- Cooper (1942) đã sử dụng NAA ( Naptilaxetic axit) nồng độ 5 - 10pPhần mềm
phun cho dứa làm cho dứa ra hoa sớm hơn đối chứng không phun.
- Ở Ấn Độ khi xử lý chất Paclobutrazol (PBZ) có tên thương mại là Cultar
10g/cây cho xoài đã có tác dụng làm xoài ra hoa sớm hơn đối chứng không xử lý
là 20- 25 ngày, với tỷ lệ cây ra hoa 76 - 85% và năng suất trung bình đạt 68,3 -
76,9 kg/cây so với đối chứng 13,3 kg/cây (gấp 5 - 6 lần).
- Vanoverback, (1946) đã sử dụng 2,4D và NAA nồng độ 5 - 10pPhần mềm phun
liên tục cho cây dứa giống Cabenzonna các tháng trong năm kết quả đều cho ra
hoa 100% ( thí nghiệm với cây dứa 14 tháng tuổi).
- Khi phun NAA nồng độ 10ppm, GA 3 nồng độ 30pPhần mềm vào thời kỳ sau
hoa nở rộ có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng quả rõ rệt đặc biệt là GA 3 .
* Theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim ( 1972) [52] thì ngoài thụ phấn bổ
khuyết còn có thể phun NAA 10 pPhần mềm từ 2 đến 3 lần và kết hợp bón phân vào lúc
thích hợp có tác dụng chống rụng quả hồng rất tốt.
* Theo Trần Thế Tục [38] biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả tốt nhất là phun
GA 3 , NAA, các chất này có thể dùng riêng rẽ hay dùng kết hợp với các nguyên
tố vi lượng.
* Theo Đào Thanh Vân (2005) [45] sử dụng các chế phẩm Kích phát tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
hoa trái thiên nông, Atonik, NAA, IAA phun cho nhãn hương chi vào các thời
kỳ: Trước khi hoa nở rộ 10 ngày; khi hoa nở rộ; sau khi hoa nở rộ 10 ngày; đều
có tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất vườn nhãn. Trong đó tốt nhất
là Kích phát tố hoa trái thiên nông và kém nhất là Atonik.
* Theo Bùi Quang Đãng, Vũ Mạn h Hải, Hoàng Minh Tấn (2006) [11 ]
phun GA 3 lên tán xoài (giống GL6) ở nồng độ 100 pPhần mềm có tác dụng nâng cao tỷ
lệ cành mang hoa và cành mang quả tương ứng 95,38%; 85,34%, nâng cao năng
suất và không ảnh hưởng đến chất lượng quả.
* Theo Nguyễn Thế Huấn (2006) [16] sử dụng các chế phẩm Kích phát tố
hoa trái thiên nông, Atonik, GA3, chế phẩm đậu quả trường Đại học Nông
nghiệp I phun cho cây hồng Thạch Thất, hồng Bắc Cạn đều cho kết quả tốt.
1.2.7.5. Đặc điểm của các chất điều hoà sinh trưởn g được sử dụng trong
nghiên cứu
- Atonik: Là chất điều hoà sinh trưởng cây trồng do hãng hoá chất ASAHI
Nhật Bản sản xuất và đã được đăng ký chính thức tại Việt Nam tháng 01 năm
1993, theo quyết định số 17/NN -TT-BVTV/QĐ do Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm ban hành, số đăng ký 26-FR và được phân phối bởi công ty cổ
phần thuốc sát trùng Cần Thơ. Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các loại cây
trồng và rất dễ áp dụng vào mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt an toàn
cho cây trồng, không gây độc cho hại cho người và môi trường sống. Atonik có
tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiên tốt cho quá trình
trao đổi chất trong cây.
Cách dùng đối với cây ăn quả. Phun vào 3 thời kỳ khi nhú nụ hoa, khi hoa
nở và khi quả đã hình thành. Nồng độ phun 0,03% (1/3000). Liều lượng phun
800-1000 lít nước thuốc/ha, phun ướt đều tán cây vào lúc sáng sớm hay cuối
buổi chiều khi trời dâm mát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
- Kích phát tố hoa trái Thiên Nông . Là chất điều hoà sinh trưởng do công
ty hoá phẩm Thiên Nông (217 Tô Hiệu- quận Cầu Giấy - Hà Nội) sản xuất có tác
dụng hạn chế rụng hoa, rụng quả, làm cho quả to, mã đẹp nâng cao năng suất.
Thành phần chính gồm: Alpha-Naptil axetic axit (α - NAA) 2%; Beta-Naptoxyl
axetic axit (β - NAA) 0,5%; Gibberellin (GA3 ) 0,1%.
Cách dùng đối với cây ăn quả. Phun vào 3 thời kỳ khi nhú nụ hoa, khi hoa
nở và khi quả đã hình thành. Nồng độ phun 0,05% (1/2000). Liều lượng phun
800 - 1000 lít nước thuốc/ha, phun ướt đều tán cây vào lúc sáng sớm hay cuối
buổi chiều khi trời dâm mát.
- Gibberellin (GA 3 ): Là chất điều hoà sinh tr ưởng có tác dụng hạn chế
rụng hoa, rụng quả, nâng cao năng suất. Cách dùng đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status