Luận án Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005 - pdf 14

Download miễn phí Luận án Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005



MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI . 1
2. LỊCH SỬNGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 5
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 6
5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN . 8
6. BỐCỤC CỦA LUẬN ÁN. 9
CHƯƠNG 1
MỘT SỐĐẶC ĐIỂM VỀTỰNHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ ĐỊA
LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰNHIÊN . 11
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI . 15
1.2.1. Đặc điểm kinh tế. 15
1.2.2. Đặc điểm xã hội. 18
1.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHÍNH. 23
CHƯƠNG 2
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ1945 ĐẾN 1975
2.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH
THỦDẦU MỘT GIAI ĐOẠN 1945 - 1954. 29
2.1.1. Những yếu tốtác động đến sựchuyển biến kinh tế- xã hội của tỉnh
ThủDầu Một giai đoạn 1945-1954. 29
2.1.2. Chuyển biến kinh tế- xã hội trong vùng tạm chiếm. 31
Chuyển biến vềkinh tế. 31
Chuyển biến xã hội . 39
2.1.3. Chuyển biến vềkinh tế- xã hội ởvùng kháng chiến. 46
Chuyển biến kinh tế. 47
Chuyển biến xã hội . 55
2.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1954 - 1975. 63
2.2.1. Chuyển biến kinh tế- xã hội của tỉnh ThủDầu Một trong vùng tạm chiếm. 64
Chuyển biến kinh tế. 64
Chuyển biến xã hội . 81
2.2.2. Chuyển biến kinh tế- xã hội ởchiến khu, vùng giải phóng. 92
Chuyển biến kinh tế. 92
Chuyển biến xã hội . 99
CHƯƠNG 3
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 1975 - 2005
3.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1975 - 1986. 108
3.1.1. Tình hình Bình Dương sau ngày giải phóng và những định
hướng phát triển kinh tế- xã hội . 108
3.1.2. Chuyển biến kinh tế. 111
3.1.3. Chuyển biến xã hội . 117
3.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1986 - 1996.122
3.2.1. Định hướng phát triển . 122
3.2.2. Chuyển biến kinh tế. 124
3.2.3. Chuyển biến xã hội. 132
3.3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH
BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2005. 137
3.3.1. Tình hình Bình Dương sau khi tái thành lập và những định
hướng phát triển kinh tế- xã hội . 137
3.3.2. Chuyển biến kinh tế. 140
3.3.3. Chuyển biến xã hội . 165
KẾT LUẬN. 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 200
PHỤLỤC . 223



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

át triển phong trào hợp tác hóa.
Đối với nông nghiệp, từ một hợp tác xã thí điểm đầu tiên trong năm 1978,
đến năm 1980, toàn tỉnh đã tổ chức được 152 hợp tác xã và 565 tập đoàn sản
xuất, chiếm 47% số hộ và 56,3% diện tích đất canh tác. Đến năm 1985, toàn
tỉnh đã có 82% số hộ nông dân và 80% diện tích được đưa vào làm ăn tập thể;
trong đó, 50% số hợp tác xã và và tập đoàn sản xuất có cách thức tổ chức, quản
lý và cơ sở vật chất khá tốt.
Đối với công, thương nghiệp, từ sau hội nghị lần thứ 6 của Trung ương
đến cuối năm 1985, tỉnh đã đưa được 1.657 hộ đi vào làm ăn tập thể [62, tr.9],
phát triển rộng rãi mô hình hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng. Đặc
biệt, tỉnh đã chú trọng kết hợp hoạt động của một số hợp tác xã công, thương
nghiệp với hoạt động của hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp nhằm
vừa phục vụ tốt sản xuất và bao tiêu sản phẩm sản xuất.
Dịch vụ
Để tạo điều kiện cho công tác phát triển kinh tế - xã hội, một trong những
nhiệm vụ đầu tiên sau ngày giải phóng mà các cấp lãnh đạo tỉnh quan tâm là
phát triển mạng lưới giao thông.
Từ năm 1976, tỉnh bắt đầu khởi động làm mới gần 1.000 km đường, đặc
biệt, là những con đường vào các vùng kinh tế mới, các khu định canh, định cư
và duy tu bảo dưỡng trên 2.000 km đường khác. Cùng với việc phát triển mạng
lưới giao thông, từ sau ngày giải phóng và trong quá trình cải tạo công thương
115
nghiệp, tỉnh đã quản lý hơn 300 xe tải, 200 xe khách loại lớn, 1.500 xe khách
loại nhỏ và xe vận tải hạng nhẹ. Trên cơ sở đó, tỉnh đã thành lập được 15 hợp
tác xã vận tải tại 8 huyện, thị. Nhờ vậy, giai đoạn từ 1976 đến năm 1985, khối
lượng vận tải hàng hóa và hành khách tăng lên; tăng hệ số vòng quay đầu xe từ
15 đến 20% [7, tr.6], đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển, đi lại của
nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Về điện, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới và sửa chữa một số công trình điện
do chính quyền cũ để lại, từng bước cải thiện nguồn điện phục vụ sản xuất và
phục vụ đời sống của nhân dân. Điển hình là xây dựng được mạng lưới điện
cho huyện Tân Uyên; cung cấp thêm điện cho 23 cơ sở sản xuất mới.
Cùng với hệ thống điện năng, tỉnh đã lắp đặt đường điện thoại tự
động trong khu vực thị xã, xây dựng thêm đường điện thoại từ thị xã đến
huyện Tân Uyên, lắp đặt vô tuyến đến huyện Đồng Phú và Phước Long.
Ngoài ra, tỉnh đã củng cố và hoàn thiện việc phát triển hệ thống bưu chính
trong toàn tỉnh, đảm bảo sự thông suốt trong việc cung cấp thông tin từ cấp
tỉnh xuống tận các thôn, ấp.
Đối với thương nghiệp và lưu thông phân phối, sau công tác cải tạo công
thương nghiệp, tỉnh đã mở rộng được mạng lưới thương nghiệp, thành lập các
công ty kinh doanh tổng hợp và hợp tác xã mua bán từ cấp tỉnh đến hầu khắp
các xã, phường kể cả ở vùng sâu, vùng xa.
Việc ký kết hợp đồng thu mua các nguồn hàng được thực hiện tốt hơn,
nhất là các nguồn hàng nông sản, thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp, nên
tỉnh đã huy động và điều phối được lượng lương thực, thực phẩm, bảo đảm
cung cấp đủ cho nhân dân. Nổi bật nhất là huyện Bến Cát, do có sự đầu tư
vào sản xuất và có cách mua bán hợp lý, nên lực lượng thương
nghiệp xã hội chủ nghĩa ở đây phát triển khá mạnh. Một số nơi, các hợp tác
116
xã sản xuất, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng bước đầu chủ động
liên kết hoạt động cho thấy khả năng đầu tư cho sản xuất, tạo điều kiện
thuận lợi thu mua nguồn hàng, làm chủ phân phối lưu thông tại địa bàn xã.
Do vậy, đến năm 1985 quỹ hàng hóa luân chuyển trong xã hội tăng lên 8 lần
so với năm 1981[62, tr.6]. Giá trị hàng hóa bán ra ngày càng tăng: năm
1980, tổng mức bán lẻ thương nghiệp đạt 235 triệu đồng, tăng gấp 2,5 lần so
với năm 1976; năm 1985 đạt 575 triệu đồng, tăng gấp 6,2 lần so với năm
1976. Xuất nhập khẩu từng năm đều có tiến bộ. Kim ngạch xuất khẩu năm
1981 đạt 348 ngàn USD; năm 1985 đạt 5,7 triệu rúp đô la, tăng 16,4 lần so
với năm 1981 [7, tr.7]. Tuy nhiên kết quả xuất nhập khẩu còn thấp so với
tiềm năng của tỉnh .
Bảo đảm cho mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội, ngành Tài chính
tỉnh trong giai đoạn từ 1975 đến 1985 hoạt động khá hiệu quả. Các nguồn thu
từ thuế nông nghiệp và từ các ngành kinh tế quốc doanh tăng dần lên qua các
năm. Tuy cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Tài chính tỉnh đã cố gắng
bảo đảm cân đối ngân sách nhằm tăng cường đầu tư cho sản xuất. Bên cạnh đó,
tỉnh cũng đã thực hiện phân cấp ngân sách cho huyện, thị và bước đầu xây
dựng ngân sách cho xã, phường, mở ra điều kiện thuận lợi cho huyện, xã chủ
động dần về tài chính. Do vậy, thu ngân sách giai đoạn 1975 đến 1985 tăng
liên tục hàng năm: năm 1980 đạt 65 triệu đồng, tăng gần gấp rưỡi so với năm
1976; năm 1985 đạt 273 triệu đồng, tăng gấp 4,2 lần so với năm 1976 [62,
tr.10]2.
2 . Chi ngân sách tương đối ổn định từ 1976 đến 1983, nhưng đã tăng mạnh từ năm 1984, nhất là năm 1985.
Chi để xây dưng cơ bản chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi ngân sách tỉnh, nhưng đã có dấu hiệu tăng mạnh từ
năm 1985, với mức chi là 38 triệu đồng, tăng gấp 4,3 lần so với năm 1976. Trong đó, tập trung chi cho khu vực
sản xuất vật chất chiếm 32 triệu 559 ; còn lại chi cho công nghiệp, nông lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương
nghiệp, cung ứng vật tư và thu mua hàng hoá .Ngân hàng có cố gắng cân đối thu chi tiền mặt, có chú ý đến các
đợt thu mua, tăng cường sản xuất và giải quyết tiền lương khá kịp thời cho cán bộ công nhân viên chức tại địa
117
Giai đoạn 1975 đến 1985, kinh tế của tỉnh đã có những chuyển biến tích
cực, góp phần từng bước ổn định đời sống của nhân dân. Tổng sản phẩm trong
tỉnh (theo giá so sánh) đạt được trong giai đoạn 1975-1980 không ổn định
nhưng sang giai đoạn 1981-1985 có bước tăng trưởng khá cao. Tính cả giai
đoạn 10 năm từ 1975-1985 tổng sản phẩm chuyển biến khá thuận lợi: năm
1976 đạt 365 triệu 300 ngàn đồng; năm 1980 đạt 433 triệu đồng; năm 1985 đạt
4 tỷ 579 triệu đồng, so với năm 1976 tăng gấp 12,5 lần. Chia theo thành phần
kinh tế: quốc doanh không đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế mà có xu
hướng giảm dần, với 30,3% năm 1976 xuống còn 24,5% năm 1980 và chỉ còn
14,5% năm 1985; kinh tế ngoài quốc doanh thì tăng trưởng qua hàng năm, năm
1985 giá trị sản xuất khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 3 tỷ 915 triệu đồng,
so với năm 1976 tăng gấp 15,4 lần [7, tr.2].
3.1.3. Chuyển biến xã hội
Từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
30/4/1975 đến năm 1986, sau những năm khó khăn, cuộc sống của nhân dân
bắt đầu đã có sự cải thiện. Bộ mặt của tỉnh nhà cũng có những chuyển biến
nhất định. Văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội có tiến bộ, trình độ chính trị và văn
hóa của nhân dân được nâng lên. Mạng lưới vệ sinh phòng dịch, chữa bệnh
trong nhân dân được phát triển, việc chăm sóc...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status