Thiết kế một số bài giảng giúp học sinh giải bài tập hình học phẳng ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm vi thế giới - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Thiết kế một số bài giảng giúp học sinh giải bài tập hình học phẳng ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm vi thế giới



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN! . 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 2
MỞ ĐẦU . 3
CHưƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 6
1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán ở trường THPT . 6
1.2. Dạy học giải bài tập . 7
1.2.1. Vai trò của bài tập trong quá trình dạy học . 7
1.2.2. Các yêu cầu đối với lời giải bài tập toán . 8
1.2.3. Định hướng dạy học giải bài tập toán . 8
1.3. Ứng dụng CNTT trong dạy học toán . 11
1.3.1.Vấn đề khai thác và sử dụng CNTT trong dạy học toán . 11
1.3.2. Tổ chức dạy học toán trong môi trường CNTT . 13
1.3.3. Quy trình dạy học toán với sự hỗ trợ của ICT . 17
1.3.4. Nhận định . 23
1.4. Thực trạng việc dạy học giải bài tập hình học phẳng ở trường THPT . 24
1.4.1. Các dạng bài tập hình học phẳng trong chương trình toán THPT . 24
1.4.2. Một số khó khăn của HS khi giải bài tập hình học phẳng . 25
1.4.5. Tìm hiểu phân tích thực trạng việc dạy học giải bài tập hình học
phẳng ở trường THPT với sự hỗ trợ của phần mềm . 28
CHưƠNG II: THIẾT KẾ CÁC PHưƠNG ÁN DẠY HỌC BÀI TẬP HÌNH
HỌC PHẲNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM VI THẾ GIỚI . 33
2.1. Bài giảng điện tử - Giáo án điện tử . 33
2.2. Các kịch bản sử dụng, khai thác CNTT . 34
2.3. Quy trình xây dựng một bài giảng điện tử có sử dụng phần mềm dạy học . 36
2.4. Phần mềm Vi thế giới. 43
2.5. Tương tác với phần mềm Vi thế giới . 47
2.6. Thiết kế HĐ dạy học giải bài tập với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới. . 53
2.7. Thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới. . 61
2.7.1. Giáo án với mô hình lớp học truyền thống (GV và HS cùng sử dụng một máy tính). 61
2.7.2. Giáo án với mô hình lớp học không truyền thống (02-03 HS một máy tính). . 74
CHưƠNG III: THỰC NGHIỆM Sư PHẠM . 97
3.1. Mục đích, tổ chức TNSP . 97
3.2. Đối tượng và thời gian TNSP . 97
3.3. Nhiệm vụ TNSP . 98
3.4. Phương pháp TNSP . 99
3.5. Kết quả TNSP . 101
3.5.1. Nhận xét về tiến trình dạy học . 101
3.5.2. Đánh giá kết quả học tập của HS . 102
KẾT LUẬN . 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 108
PHỤ LỤC . 112



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

i máy tính (bấm nhầm nút, tác động nhầm đối tượng, đưa vào một dữ liệu
không hợp lý) để rút kinh nghiệm và bổ sung các bẫy lỗi vào kịch bản kỹ thuật.
- Sự mạch lạc về ý tưởng sư phạm.
- Những vấn đề về font chữ, cỡ chữ, mầu sắc, âm thanh,...
- Khả năng quan sát, cảm nhận âm thanh ở các vị trí khác nhau trong lớp.
Các lỗi xuất hiện trong quá trình thử nghiệm phải được khắc phục ngay
lập tức. Khi không đủ khả năng lập trình để khắc phục, cần thay đổi mức yêu
cầu của kịch bản sư phạm để giải quyết.
Bước 6: Ứng dụng và đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Sau khi đã khắc phục hết các lỗi được phát hiện trong khi thử nghiệm
sản phẩm có thể đem ứng dụng trong dạy học trên lớp. Khi đem sản phẩm
ứng dụng trong giảng dạy trên lớp, cần một số điểm sau:
- GV cần đến lớp sớm để chuẩn bị máy móc, phương tiện, cài đặt hệ
thống, kiểm tra hệ thống.
- Sau khi tiến hành bài giảng, cần lưu giữ lại tất cả các thông tin kết quả
HĐ của HS ra file riêng để sau này tổng hợp lại thành cơ sở dữ liệu cho
nghiên cứu và cải tiến sư phạm, cải tiến PPGD.
2.4. Phần mềm Vi thế giới
+ Vai trò của ICT trong quá trình dạy học được xác định thông qua yếu
tố phương tiện. Hệ thống máy tính và chương trình máy tính được sử dụng làm
phương tiện để chuyển tải tri thức. Phần mềm dạy học theo nghĩa rộng là bao
gồm tất cả các chương trình máy tính được sử dụng trong quá trình dạy học
nhằm trợ giúp chuyển tải tri thức dạy học. Phần mềm dạy học có thể phân
thành nhiều lớp khác nhau, có loại phần mềm trợ giúp được GV trong các HĐ
dạy học, có loại làm cho máy tính có thể thay thế hoàn toàn GV trong một công
đoạn nào đó của quá trình dạy học. Sự phân lớp phần mềm dạy học cũng có thể
được đề cập theo mô hình HĐ. Có loại phần mềm mô phỏng HĐ dạy học của
GV được chương trình hoá, có loại mô phỏng thế giới HĐ của tri thức (ta còn
gọi là phần mềm Vi thế giới).
+ Vai trò của phần mềm Vi thế giới trong việc nâng cao chất lượng
học toán
Phần mềm Vi thế giới có thể giúp HS học toán. Ví dụ, với MTĐT HS có
thể xem xét nhiều ví dụ hay là những dạng biểu diễn bên cạnh việc là thao tác
trên giấy bút, vì thế các em có thể đặt ra và khám phá ra các giả thuyết một
cách dễ dàng hơn. Khả năng đồ họa của những mô hình toán tích cực cho phép
HS dễ dàng tiếp cận các mô hình có tính trực quan tốt. Khả năng tính toán của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
phần mềm Vi thế giới cho phép mở rộng phạm vi các bài toán cho HS và cũng
cho phép các em tiến hành các phép tính quen thuộc nhanh và chính xác, như
thế các em có nhiều thời gian hơn để hình thành khái niệm mới và mô hình hóa
toán học.
Phần mềm Vi thế giới có thể nuôi dưỡng và thúc đẩy HS tham gia và
làm chủ các ý tưởng toán học trừu tượng, làm phong phú phạm vi và chất
lượng khảo sát toán bằng cách cung cấp một phương tiện để nhìn thấy được
các ý tưởng toán học từ nhiều khía cạnh khác nhau. Việc học của HS được trợ
giúp bởi những phản ánh mà mô hình động có thể cung cấp: Chẳng hạn một
điểm trong môi trường hình học động, khi đó hình dáng của hình trên màn
hình thay đổi; thay đổi công thức trong bảng tính thấy ngay các yếu tố phụ
thuộc thay đổi theo. Phần mềm Vi thế giới cũng cung cấp một tiêu điểm tập
trung khi các HS thảo luận với nhau và với GV về các đối tượng toán học trên
màn hình và ảnh hưởng của những phép biến đổi mà phần mềm Vi thế giới
cho phép.
+ Phần mềm Vi thế giới có thể hỗ trợ việc dạy toán một cách hiệu quả.
Việc sử dụng có hiệu quả phần mềm Vi thế giới trong lớp học phụ thuộc vào
GV. Phần mềm Vi thế giới có thể tạo cho GV cơ hội để điều chỉnh việc dạy
hợp lý với nhu cầu đặc biệt của HS. Những HS hay xao lãng với việc học
toán có thể tập trung hơn với những vấn đề toán trên máy tính, đối với những
HS hay gặp khó khăn trong học toán, các em có thể thu được kết quả từ
những sai lầm mà các em gây nên trong môi trường máy tính. Những HS hay
gặp phải rắc rối với những quy tắc toán học cơ bản có thể phát triển và trình
bày những hiểu biết của mình về toán học một cách khác, mà những điều đó
giúp các em hiểu được những quy tắc. Những khả năng thu hút HS bằng
những thách thức có tính cụ thể hóa trong toán học tăng nên một cách đáng kể
khi sử dụng phần mềm Vi thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
GV nên sử dụng phần mềm Vi thế giới để nâng cao những cơ hội học tập
cho HS. GV chọn và sáng tạo các nhiệm vụ nhằm tận dụng được các thế mạnh
của phần mềm Vi thế giới như vẽ hình, vẽ đồ thị, tính toán. GV có thể dùng các
mô phỏng để cho HS thực hành với những tình huống có vấn đề mà khó có thể
thực hiện được nếu không có phần mềm Vi thế giới. Tuy nhiên, phần mềm Vi
thế giới không phải là phương thuốc bách bệnh. Cũng giống như mọi PPDH
khác, nó có thể được sử dụng tốt hay tồi.
+ Phần mềm Vi thế giới không bao giờ thay thế được vị trí của người
GV: Khi HS đang sử dụng các phương tiện với mô hình toán tích cực, các em
thường dành thời gian làm việc theo những cách mà mới thoạt nhìn là độc lập
với GV, nhưng ấn tượng đó là không đúng. GV đóng vai trò quan trọng trong
lớp học khi áp dụng phần mềm Vi thế giới, đưa ra những quyết định tác động
đến việc học của HS theo những cách mang lại hiệu quả học tập tốt nhất. Khởi
đầu, GV phải quyết định, liệu có dùng, khi nào dùng và dùng mô hình như thế
nào? Khi HS sử dụng, GV có một cơ hội để quan sát HS và chú trọng vào tư
duy của các em. Khi các em làm việc với mô hình toán các em có thể bộc lộ
những phương pháp tư duy toán mà thường là khó có thể quan sát được. Như
vậy, những trợ giúp của công nghệ trong đánh giá, cho phép GV xem xét
những quá trình tư duy toán được sử dụng bởi HS trong khi thao tác trên máy
tính. Những thông tin phản hồi như vậy cho phép GV đưa ra các quyết định
giáo dục tiếp theo một cách phù hợp.
+ Phần mềm Vi thế giới - Chiếc cầu nối giữa dạy và học:
Mối quan hệ giữa CNTT với dạy - học đã và đang được nhiều nhà toán
học quan tâm nghiên cứu. Ngay cả với những GV có kinh nghiệm dạy học lâu
năm, họ cũng phải cảnh giác rằng phải mất nhiều hơn một lần giải thích một
cách rõ ràng để HS nắm bắt và hiểu được khái niệm toán học nào đó. Để cho
HS nắm bắt và đưa ra được mối quan hệ giữa các khái niệm, không chỉ đơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
giản là bằng cách GV nói cho các em quan hệ đó. Con đường hình thành khái
niệm của HS ở giai đoạn đầu thường khác với con đường GV dự định hay
không theo thứ tự được biết của toán học. Giải quyết vấn đề, những công việc
thực tế phù hợp, thảo luận, khảo sát là những khía cạnh cần thiết của môi
trường học toán ở mọi cấp học.
CNTT trong dạy và...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status