Văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay



MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Mục đích 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Cấu trúc luận văn. 6
PHẦN II: NỘI DUNG
CHưƠNG 1
BẮC KẠN - MỘT VÙNG ĐẤT MIỀN NÚI CAO GIÀU TRUYỀN
THỐNG VĂN HOÁ, VĂN HỌC 7
1.1. Một vài nét về Bắc Kạn - một tỉnh miền núi vùng cao tiêu biểu 7
1.2. Bắc kạn - một vùng đất giàu bản sắc văn hoá, văn học 9
1.2.1. Vài nét về khái niệm bản sắc văn hoá 9
1.2.2. Bản sắc văn hoá trong văn học 12
1.3. Bắc Kạn cái nôi văn học sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 24
CHưƠNG 2
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC BẮC KẠN TỪ NĂM 1945
ĐẾN NAY 26
2.1. Về đội ngũ sáng tác 26
2.1.1. Thời kì từ năm 1945 đến năm 1964 26
2.1.2. Thời kì từ năm 1964 đến năm 1986 29
2.1.3. Thời kì từ năm 1986 đến nay 33
2.2. Văn học Bắc Kạn - một số đặc điểm nổi bật 37
2.1.1. Về nội dung 37
2.2.1.1. Cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh của đồng bào các dân tộc
thiểu số trước năm 1945 - nguồn cảm hứng mãnh liệt trong
sáng tác của các tác giả văn học Bắc Kạn 37
2.2.1.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầy hi sinh gian
khổ, nhưng thắng lợi vẻ vang; cuộc sống mới con người vui
tươi hăng say lao động sản xuất 43
2.2.1.3. Hình ảnh con người miền núi chân thực, thẳng thắn, thật thà
giàu tình cảm nhưng rất mạnh mẽ, quyết liệt - luôn là hình
ảnh trung tâm trong sáng tác của các tác giả Bắc Kạn 54
2.2.1.4. Hình ảnh thiên nhiên miền núi Bắc Kạn hiện lên vô cùng đẹp
đẽ, thơ mộng, hùng vĩ, thiên nhiên còn là cái nôi bảo vệ con
người và cách mạng - đây cũng là niềm tự hào về quê hương
miền núi trong sáng tác của các tác giả văn học Bắc Kạn 58
2.2.1.5. Những phong tục, tập quán đầy bản sắc dân tộc luôn là một chủ
đề hấp dẫn đối với các cây bút Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay 61
2.2.2. Về nghệ thuật 69
2.2.2.1. Sự kế thừa truyền thống văn học dân gian 69
2.2.2.2. Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu thơ mang đậm phong cách diễn đạt của người miền núi 70
CHưƠNG 3
MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC TIÊU BIỂU CỦA BẮC KẠN 86
3.1. Nông quốc chấn - nhà thơ tày tiêu biểu 86
3.1.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 86
3.1.2. Nông Quốc Chấn - một nhà thơ dân tộc giàu bản sắc 88
3.2. Tác giả Nông Minh Châu 105
3.2.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 105
3.2.2. Nông Minh Châu - một cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số tiêu biểu 107
3.3. Nhà thơ Triệu Kim Văn 119
3.3.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 120
3.3.2. Triệu Kim Văn - một nhà Dao giàu bản sắc 121
PHẦN III: KẾT LUẬN 132
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 135



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

Năm mới đến vùng núi Bắc Kạn còn có phong tục, tập quán rất đặc sắc,
họ chuẩn bị đón tết rất chu đáo, vì theo họ tết đến sẽ mang lại niềm vui và xua
đi cái không may mắn của năm cũ. Vì thế họ có phong tục cắt giấy đỏ dán lên
cửa mong đợi điều tốt lành sẽ đến với họ. Trẻ con tết đến thì đánh quay, đốt
pháo, người lớn thì dậm dịch chuẩn bị mọi thứ để sum họp gia đình trong đêm
giao thừa.
- "Ngày ba mƣơi tết nhớ trồng bầu, trồng bí / Bầu bí sẽ leo xa quả lúc
lỉu treo giàn / Dán giấy hồng điều lên trên cánh cửa / Tài lộc sẽ đến nhà, già
khoẻ, trẻ ngoan"
(Mùa xuân Bản Hon - Dƣơng Thuấn)
-“Mạy va neo pác toỏng hang chàn, (Cây hoa đeo cắm buộc đuôi sàn) /
Chỉa đeng táp nả bàn slủng pjực (Giấy đỏ ốp mặt bàn sáng rực)”.
(Thơ phác mừa Nặm Pé - Thƣ gửi Ba Bể - Nông Quốc Chấn)
Ở truyện ngắn Ngày ba mươi tết của Nông Viết Toại đã cho ta cảm
nhận sự hồi tưởng của Cắm khi nhớ tới những ngày tết "quanh năm suốt
tháng chỉ có đêm ba mƣơi tết là sum họp gia đình. Bàn thờ tổ tiên đƣợc thắp
đèn, đốt nhang suốt đêm. Ông già thì đọc chuyện thơ Nôm, con gái thì quây
quần làm bánh khẩu sli, khẩu théc, thái thịt, gói giò, nhồi lạp sƣởng, nếu
không cũng chặt xƣơng băm thịt lợn…. để song trƣớc gà gáy. Còn bạn trẻ thì
tụ họp ngoài sân, ngoài sàn thi nhau đốt pháo” [59,tr.109].
Tết đến ai cũng mong muốn được sum vầy cùng gia đình, bạn bè được
tự mình đốt nén hương tưởng nhớ về người thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
- "Đêm ba mƣơi ấm nồng / Cả nhà vui họp mặt / Khói hƣơng thờ nghi
ngút / Gần lại cùng tổ tiên".
(Ngày xuân ở quê - Triệu Kim Văn)
Hát và dùng Đàn tính đệm hát trong các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ là
một nét đặc sắc của các dân tộc Việt Bắc. Có thể nói, tui một người con xứ
núi Bắc Kạn sinh ra và lớn lên trong cái nôi của người Tày Bắc Kạn, từ nhỏ
đã được mẹ ru bằng tiếng hát then của dân tộc mình, nên tui cũng hiểu được
phong tục hát then của người dân tộc miền núi. Cứ mùa xuân đến đêm đêm
mọi người tụ họp, cùng nhau ngồi lắng nghe chài then hát với mong muốn
mình sẽ tránh những điều dữ và cầu được những điều lành, điều tốt đẹp trong
cuộc sống. Đặc biệt qua tiếng hát then người dân tộc Bắc Kạn luôn mong
muốn trong tiếng then đó sẽ cầu được sự mạnh khoẻ, hạnh phúc, cầu cho ngô
lúa xanh nương.
- "Ai cũng vội đi mời bà then / Đến với cây đàn tính hát thâu đêm / Giải
đi vía dữ của năm qua / Cầu cho mọi ngƣời mạnh khoẻ / Cầu cho ngựa đầy
chuồng / Cầu cho lợn gà đầy đàn, lũ lũ / Cầu cho ngô lúa xanh nƣơng".
(Đêm then - Dƣơng Thuấn)
Cây đàn tính là niềm tự hào của dân tộc Bắc Kạn. Khi so dây gẩy đàn
thì tiếng hát sẽ vang xa mang những điều diệu kỳ đến với mọi người.
- “Slai phải slụ slai slơ / Tiếng đàn tính khảu xu, khảu slảy / Tiếng nằn
khửn pjai mạy, nhọt phja”
Dịch nghĩa:
- "Dây vải hay dây tơ ? / Tiếng đàn tính vào tai, vào ruột / Tiếng rung
lên ngọn cây, đỉnh núi"
(Tiếng đàn tính và tiểng lƣợn cần nghệ sĩ tha bót- Tiếng đàn tính và
tiếng hát ngƣời nghệ sĩ mù - Nông Quốc Chấn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Trong bài thơ Đàn tính lời then muôn vật như say cùng lời hát, rừng
như khoe sắc hương, mây trôi nhẹ nhàng, trăng như toả sáng thêm.
- "Anh gẩy đàn tính dƣới trăng / Em hát lời then bên suối /... / Tiếng đàn
gợi nhớ gợi thƣơng / Mây trôi nhƣ đi chậm lại / Rừng đồi thoả sức đƣa hƣơng”
(Đàn tính lời then - Ngọc Hân)
Hát then là vẻ đẹp truyền thống của người dân tộc miền núi, vì thế
trong hoàn cảnh nào họ cũng hát, lúc buồn câu then như lắng xuống chia sẻ,
lúc vui câu then như tươi trẻ, đầy sức sống.
-"Dẫu khi buồn khi vui / Trẻ già ai cũng hát / Câu then tình bát ngát /
Say ngƣời hơn men say".
(Điệu hát quê mình - Dƣơng Khâu Luông)
Bên cạnh đàn tính tẩu và hát then, ta còn có các điệu lượn, say đắm
lãng mạn và bay bổng. Tiếng hát lượn có thể bay qua ngọn núi và trôi theo
dòng nước.
- "Lƣợn Hà Lều, nàng ới, / Hanh lục báo, lục slao. / Cằm xoỏng slèo
nặm khuổi, / Cằm bên quá nhọt khau”.
Dịch nghĩa:
- "Hát Hà Lều nàng ơí, / Tiếng con gái con trai. / Tiếng trôi theo nƣớc
suối, / Tiếng bay qua đỉnh đèo".
(Bài thơ Pắc Bó -Bài thơ pắc bó- Nông Quốc Chấn)
Những điệu lượn thật ngọt ngào êm ái như những lời tâm tình đầy yêu
thương của rừng, của suối, của đất mẹ, của tình yêu con người với nhau.
- "Ngọt ngào và dịu êm / Câu lƣợn cọi / Lời tâm tình của rừng / Lời
tâm tình của suối / Lời tâm tình đất mẹ / Đã nuôi nấng ta khôn lớn đến bây
giờ / Ơi câu lƣợn cọi / Tiếng gọi tình yêu ngàn năm".
(Tiếng gọi tình yêu - Ma Phƣơng Tân)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
Có thể nói, cái đặc sắc của hội xuân của dân tộc miền núi là những điệu
hát lượn để trai gái giao duyên bày tỏ tình yêu.
- "Yêu nhau / Đốt lửa lên / Ta gọi nhau về hát lƣợn / Ta hát cho ngọn
lửa tàn đêm / Ta hát cho trăng tròn, trăng khuyết / Ta hát cho trăng lặn lại
trăng lên / Cho tình yêu ta chung một nhịp đập".
(Yêu nhau - Dƣơng Khâu Luông)
- “Đêm khuya rồi / Hai ngƣời còn hát / Tiếng lƣợn quyện vào nhau /
Làm cho lửa đốt lòng”.
(Hát lƣợn - Dƣơng Khâu Luông)
Nét đặc sắc của đồng bào Bắc Kạn là những sinh hoạt văn hoá văn
nghệ của chợ phiên, đời sống của người miền núi gắn liền với chợ phiên, cứ
năm ngày mọi người lại họp chợ để mua, bán, trao đổi hàng hoá và cũng là
nơi cho các đôi trai gái tìm hiểu nhau trong những điệu lượn.
- "Những đêm trăng ngần / Những buổi sáng chợ phiên / Hát với nhau
từng đôi trai gái / Bên đƣờng ai cũng bị bùa mê".
(Lƣợn cọi - Dƣơng Thuấn)
Trong truyện ngắn Trên trời mây trắng như bông của nhà văn trẻ Hồ
Thủy Giang cũng đã tái hiện những phiên chợ qua nỗi nhớ về quá khứ của
anh họa sĩ “Chợ bông ngày ấy, năm ngày họp một phiên, bông bồng bềnh
trắng xóa cả một vùng. Con gái Tày thủa ấy toàn mặc áo chàm chứ không
nhƣ bay giờ” trong kí ức của anh thì “Cái chợ bông của vùng này đúng là
độc nhất vô nhị. Không phải là chợ để bán mua mà là chợ của tình yêu, của
văn hóa”. [33,tr.81-83].
Nhắc đến lễ hội của Bắc Kạn ta không thể không nhắc đến lễ hội Lồng
Toổng đây là một lễ hội vui xuân độc đáo của dân tộc Bắc Kạn. Lồng Toổng
có nghĩa là xuống đồng để cúng thần, cầu mưa cho mùa màng bội thu, làng
bản an cư lạc nghiệp. Người ta tổ chức lễ hội này cũng là để tết đến mọi
người vui chơi, giải trí sau một năm làm việc vất vả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
- "Mùng ba mùng bốn, mùng năm / Cả bản kéo nhau đi hội / Một năm
cái gì cũng mới / Mọi lời chúc tốt cho nhau”.
(Tết ở bản - Dƣơng Khâu Luông)
Trong lễ hội Loồng Toổng, cúng thần, cầu mưa sẽ do Pú mo cúng họ
sẽ "Khấn trời cho nắng hạn lui đi, cho mƣa tụ về, dồn nƣớc đầy đồng ngập bờ
dƣới, lúa tốt hơn năm ngoái, lúa nhiều ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status