Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật ( Sinh học 11) bằng phần mềm MS.Power point - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật ( Sinh học 11) bằng phần mềm MS.Power point



Hiện nay, trong dạy - học tích cực, để tổ chức các hoạt động học tập cho
HS, người ta thường sử dụng các biện pháp như: sử dụng câu hỏi, bài tập; sử
dụng phiếu học tập; sử dụng dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, để thiết kế được các câu hỏi, bài tập, tình huống học tập. đòi
hỏi người GV phải có năng lực sư phạm tốt, biết cách khai thác nội dung
SGK, phân chia các thành phần kiến thức cho phù hợp, loại kiến thức nào nên
dùng câu hỏi, kiến thức nào nên dùng bài tập hay phiếu học tập, kiến thức nào
có thể thiết kế thành tình huống học tập. Sau khi phân loại kiến thức phù hợp
với các biện pháp rồi, GV lại phải làm thế nào để thiết kế các câu hỏi, bài tập,
tình huống.? sử dụng trực tiếp nội dung SGK hay dựa trên một loại PTDH
nào đó?



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

dung lượng lớn, là công cụ lưu trữ được nhiều
loại thông tin như các bài viết, sách điện tử, các tranh, hình ảnh, mô hình
tĩnh, động, các đoạn phim,...
b. Khai thác tư liệu từ Internet
Nghiên cứu bài học ở SGK
Xác định mục tiêu Lựa chọn phương pháp Phân tích nội dung
Chọn ra các tư liệu cần tìm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32
Để tìm kiếm một nội dung từ Internet, ta tiến hành theo các bước:
- Xác định nội dung tìm kiếm
- Chọn trang Web hay công cụ tìm kiếm phù hợp
- Tìm kiếm
- Phân loại, chọn lọc thông tin, lưu trữ
Trước khi tìm kiếm chúng ta phải xác định được nội dung tìm kiếm là gì,
tìm hình ảnh hay mô hình, phim... từ đó mới chọn trang Web hay công cụ tìm
kiếm cho phù hợp. Song song với quá trình tìm kiếm là việc lưu trữ thông tin
ở dạng thô, nhưng phải chú ý ghi nguồn khai thác tư liệu.
Có 2 mảng thông tin từ Internet mà chúng ta thường tìm kiếm đó là tìm
kiếm thông tin chung (bao gồm thông tin dạng văn bản, tranh ảnh, sơ đồ...) và
tìm kiếm hình ảnh; ở đây tác giả đề cập đến tìm kiếm tư liệu thuộc kênh hình
và phim.
b1. Tìm kiếm tư liệu thuộc kênh hình
Sử dụng các công cụ tìm tin như Google, Altavista, Alltheweb... để tìm
kiếm các cơ sở dữ liệu có chứa hình ảnh. Các công cụ tìm tin có thể cung cấp
hàng triệu các hình ảnh được sắp xếp theo mục lục hay những chủ đề khác
nhau.
* Công cụ tìm tin được sử dụng khi :
- Không biết địa chỉ trang Web.
- Khi cần tìm kiếm các trang Web mới.
- Khi cần tìm kiếm các đề tài chuyên sâu hay phức tạp
* Một số công cụ thông dụng để tìm hình ảnh:
-
-
-
-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33
* Cách sử dụng công cụ tìm tin: Mở công cụ tìm: Vào Internet Explorer,
nhập địa chỉ công cụ tìm kiếm vào, ví dụ: bấm phím
Enter, kết quả như sau:
Ở đây có thể tìm thông tin trên Web nói chung hay tìm hình ảnh, nhóm,
thư mục. Chẳng hạn ta chọn Web ta đánh vào ô tìm kiếm từ cần tìm, nhấn
Enter.
* Lưu ý khi tìm thông tin:
- Từ khóa phải ngắn gọn, súc tích, phải khái quát được nội dung cần tìm.
- Nếu tìm chưa phù hợp thì nên thu hẹp chủ đề, chọn những từ quan
trọng, những mục quan trọng.
- Xem xét kết quả mà chức năng tìm kiếm đưa ra. Nếu có quá nhiều kết
quả, quay lại và thêm từ cho ô tìm kiếm. Nếu có quá ít kết quả, thu hẹp xóa
bớt một số từ trong ô tìm kiếm hay tìm từ khác thay thế.
- Thử xem qua những kết quả đầu tiên, nếu những trang đó chưa hữu ích
lắm, thử quay lại và dùng từ tìm kiếm khác.
* Các bước sử dụng công cụ tìm tin để tìm kiếm các hình ảnh.
- Truy cập vào địa chỉ của công cụ tìm tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34
- Kích chuột vào ô “Image” trên thanh công cụ tìm kiếm.
- Nhập vào ô tìm kiếm từ hay cụm từ mô tả hình ảnh cần tìm.
- Kích chuột vào nút “Search” hay nhấn phím “Enter” trên bàn phím (đối
với một số trang Web hay công cụ dò tìm khác, từ “Search” được thay bằng
“Go” hay “Find”). Khi đã có các hình ảnh, muốn xem chúng ở kích cỡ lớn hơn,
đưa trỏ chuột đến hình ảnh đó, kích chuột vào hình bàn tay. Bên dưới hình ảnh
phóng lớn có thể sẽ xuất hiện kèm theo trang Web chứa các hình ảnh đó.
Có thể tìm kiếm các hình ảnh theo kích cỡ hay thể loại mong muốn nhờ
chức năng tìm kiếm nâng cao. Ví dụ: Đối với Google. Com, dùng advanced
image search để giới hạn các yếu tố của hình ảnh cần tìm. Các lựa chọn bao
gồm các thông tin về kích cỡ, màu sắc, thể loại và nhiều yếu tố khác.
Để tìm được hình ảnh phong phú và đa dạng chúng ta nên sử dụng từ
khóa bằng tiếng Anh, sẽ lấy được rất nhiều hình ảnh từ các trang web nước
ngoài, ví dụ khi tìm hình ảnh về thực vật, ta đánh từ khóa “Plant” vào ô tìm
kiếm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35
Chọn hình ảnh phù hợp\Click chuột phải\Open in new Window\Hình ảnh
cùng với trang Web chứa nó sẽ được mở, ngoài ra còn có thể có một số hình
ảnh cùng loại với nó trong trang Web\Chọn hình ảnh\Lưu trữ (chú thích tên
hình, ngày truy cập, địa chỉ Web...)
* Lưu hình ảnh Web
- Lưu riêng từng hình ảnh: Sau khi tìm được hình ảnh cần lấy, ta Click
chọn hình ảnh muốn lưu, Click chuột phải, xuất hiện một Menu đơn, chọn
Save Picture As, xuất hiện cửa sổ Save Piture.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
Bước tiếp theo chọn đường dẫn (vị trí lưu), có thể đổi tên tập tin (File
name) và cuối cùng chọn nút Save. (lưu ý: các hình ảnh thường có đuôi mặc
định là .Jpg hay .gif).
- Lưu nhiều hình ảnh vào một thư mục (Folder): Để thuận tiện cho việc
tìm kiếm và sử dụng, ta có thể lưu nhiều hình ảnh có cùng nội dung liên quan
với nhau vào một thư mục bằng cách vào My Computer, chọn ổ đĩa cần tạo
thư mục, tạo thư mục (Folder) và lưu tên cho dễ nhớ, logic, sau đó thực hiện
thao tác lưu các hình ảnh giống như lưu từng hình ảnh riêng rẽ. Có thể Save
các hình ảnh của cùng một bài dạy cụ thể, sau đó gom thành chương rồi thành
từng phần theo một hệ thống logic.
Ví dụ: Tổng hợp hình ảnh của chương trình sinh học 11
b2: Tìm kiếm phim (Video Clip, Flash,...)
- Cách tìm kiếm dữ liệu: Nếu biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng
Internet (phim, hình ảnh động,...) thì có thể nói đó cũng là một kho báu quý
giá về tư liệu phục vụ công tác giảng dạy cho giáo viên, đáp ứng mục tiêu
nâng cao chất lượng dạy học, thay vì trước đây ta chỉ biết sử dụng tranh hay
mô hình. Cách tìm kiếm các đoạn phim (Video clip, Flash,...) rất thông dụng
và đơn giản. Chúng ta cũng có thể sử dụng trực tiếp qua Yahoo.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37
Ta điền tên của loại phim (Video) cần tìm vào mục “Search” (nên sử
dụng các từ khoá bằng tiếng anh để tìm được nhiều tư liệu), chọn tiếp
mục “Video” và cuối cùng chọn mục “Web Saerch”, lúc đó sẽ xuất hiện các
trang Web chứa các đoạn phim cần tìm. Ví dụ: tìm đoạn phim về hiện tượng
bắt mồi của cây nắp ấm, ta gõ vào từ “Sarracenia”.
- Lưu trữ phim (Video Clip, Flash,...)
Đối với các dạng phim thông thường có các đuôi như: .aiv, .divx, .div,
.mov, .mp4,... thì việc lưu trữ (tải từ mạng) hay chép từ đĩa VCD... vào máy
tính cũng thực hiện tương tự các thao tác như lưu hình ảnh, chỉ khác là sau
khi click chuột phải vào đối tượng thì ta chọn mục “Save Target As”, thay vì
chọn “Save Picture As” như ở phần lưu hình ảnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38
Đối với các phim hoạt hình Flash thì không thể tải trực tiếp như cách
trên mà phải dùng đến một phần mềm thông dụng để tải chúng (phần mềm
Save FlashPlayer), sau khi cài đặt phần mềm này, ta bắt đầu thao tác tìm tư
liệu (vào các trang Web có chứa các phim hoạt hình Flash), ta chạy các đoạn
phim này trực tiếp trên trang web, sau đó ta kích hoạt chương trình
SaveFlashPlayer, xuất hiện hộp thoại, chọn ..., sẽ có một list danh sách các
đoạn phim hoạt hình Flash mà ta đã xem qua trước đó, lúc này ta chỉ việc
copy chúng vào k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status