Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông qua việc tổ chức dạy học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế - Ứng dụng vào chương Tĩnh học vật rắn, SGK Vật lý 10 nâng cao - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông qua việc tổ chức dạy học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế - Ứng dụng vào chương Tĩnh học vật rắn, SGK Vật lý 10 nâng cao



Nền kinh tế toàn cầu hoá đòi hỏi một nền giáo dục mới sao cho thích nghi với môi trường xã
hội liên tục thay đổi. Trước tình hình đó Nghị quyết TW 2 khoá VIII, chiến lược phát triển giáo dục
2001 – 2010 (ban kèm quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ
tướng chính phủ) yêu cầu ngành giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ và hiện đại hoá PP giáo
dục, yêu cầu đổi mới dạy và học đã được cán bộ quản lí ngành và đông đảo giáo viên hưởng ứng và
tiến hành thực hiện thí điểm ở một số địa phương và đạt được kết quả nhất định. Đến nay các PPDH
tích cực cũng đã được triển khai rộng rãi. Các PPDH nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS
đã được vận dụng ở một số trường phổ thông.
Tuy nhiên, hội nghị về đổi mới PPDH ở trường THPT cũng đã nêu ra thực trạng: PPDH của
phần lớn GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, việc dạy học vẫn tiến hành theo lối truyền thống
“thông báo – tái hiện”. Qua quá trình điều tra (tham khảo phụ lục 2), quan sát thực tế ở một số
trường phổ thông ở tỉnh Vĩnh Long chúng tôi nhận thấy rằng các PPDH tích cực ít được sử dụng.
Một số ít giáo viên có cố gắng lồng ghép các yếu tố tích cực vào với các PPDH truyền thống, chẳng
hạn: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ở một vấn đề nào đó song rất tuỳ hứng không có chủ định
trước.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

i thác để thảo luận (dạy học theo nhóm)
* Thảo luận để đánh giá một qui trình làm việc
Kiến thức qui trình thường được cấu trúc thành các bước. Để HS theo dõi tốt và tự nhận thức
kiến thức qui trình, có thể ra nhiệm vụ cho các nhóm trao đổi.
Ví dụ 1: Bài “Qui tắc hợp lực song song. Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng
của ba lực song song”
Qui trình để thực hiện thí nghiệm tìm hợp lực của hai lực song song sẽ trải qua các bước
sau:
1. Nghiên cứu mục đích THN
2. Lập kế hoạch
3. Quan sát hình vẽ để chọn các công cụ thích hợp cho thí nghiệm
4. Lắp ráp và bố trí thí nghiệm
5. Kiểm tra sau khi bố trí THN (chẳng hạn: sự chắc chắn, tính an toàn, các máy đo, nguồn…)
6. Tiến hành thí nghiệm theo kế hoạch, ghi nhận số liệu, hiện tượng…
7. Xử lí kết quả và khái quát hóa thành qui luật, kết luận.
Phương án tổ chức dạy qui trình theo nhóm
GV có thể yêu cầu các nhóm tự tìm hiểu và đưa ra qui trình (đọc sách, từ kinh nghiệm của
những lần thí nghiệm…), các nhóm thảo luận và đưa ra các bước thao tác thí nghiệm có thể đúng
hay chưa đúng. Để đơn giản và ít mất thời gian GV lập một số phiếu, phiếu có thể thiếu một bước
(phiếu 1) hay phiếu xáo trộn các bước (phiếu 2). Các nhóm hãy trao đổi để sắp xếp lại trật tự hay
thêm, bớt các bước vào các phiếu cho đúng các bước thao tác thí nghiệm (có thể tất cả các nhóm
cùng làm một phiếu giống nhau hay ở các nhóm khác nhau có các phiếu khác nhau). Ở ví dụ này
có thể lập các phiếu như sau:
Phiếu 1: Hãy hoàn chỉnh qui trình thao tác (lắp ráp, thực hiện) TNVL
1. Nghiên cứu mục đích THN: tìm hợp lực của hai lực song song
2. Lập kế hoạch: sẽ thực hiện thí nghiệm trong thời gian 5 phút, chọn các công cụ và bố
trí thí nghiệm như hình, đánh dấu vị trí của thước sau đó đem hai chùm quả cân
xuống thay thế bằng một chùm có khối lượng bằng tổng khối lượng của hai chùm quả
cân, di chuyển chùm quả cân trên thước đến khi nào trùng với vị trí đánh dấu là ta sẽ
tìm được hợp lực.
3. Quan sát hình vẽ để chọn các công cụ thích hợp cho thí nghiệm: các gia trọng, thước
có máng treo và khe di chuyển được, bảng từ, nam châm có gắn dây treo, bút màu.
4. Lắp ráp và bố trí thí nghiệm như hình 28.1-a SGK
5. Kiểm tra sau khi bố trí THN: kiểm tra các quả cân có móc chặt vào nhau chưa, thước
treo có an toàn chưa tránh bị rơi ra.
6. Tiến hành thí nghiệm theo kế hoạch, ghi nhận số liệu, hiện tượng…: đánh dấu vị trí
thước treo, vị trí hai chùm quả cân, mang hai chùm quả cân xuống, treo một chùm
quả cân khác có khối lượng bằng tổng khối lượng hai chùm quả cân, di chuyển chùm
này đến khi thước trùng với vị trí đánh dấu ban đầu, vị trí đó chính là hợp lực của
hai lực, đánh dấu vị trí của chùm quả cân.
7.
Phiếu 2: Hãy sắp xếp các bước thao tác (lắp ráp, thực hiện) TNVL cho phù hợp
1. Nghiên cứu mục đích THN: tìm hợp lực của hai lực song song
2. Quan sát hình vẽ để chọn các công cụ thích hợp cho thí nghiệm: các gia trọng, thước và
khe di chuyển được, bảng từ, nam châm, dây treo, bút màu.
3. Lập kế hoạch: sẽ thực hiện thí nghiệm trong thời gian 5 phút, chọn các công cụ và bố trí
thí nghiệm như hình, đánh dấu vị trí của thước sau đó đem hai chùm quả cân xuống thay thế
bằng một chùm có khối lượng bằng tổng khối lượng của hai chùm quả cân, di chuyển chùm
quả cân trên thước đến khi nào trùng với vị trí đánh dấu là ta sẽ tìm được hợp lực.
4. Lắp ráp và bố trí thí nghiệm như hình 28.1-a SGK
5. Tiến hành thí nghiệm theo kế hoạch, ghi nhận số liệu, hiện tượng…: đánh dấu vị trí thước
treo, vị trí hai chùm quả cân, mang hai chùm quả cân xuống, treo một chùm quả cân khác có
khối lượng bằng tổng khối lượng hai chùm quả cân, di chuyển chùm này đến khi thước trùng
với vị trí đánh dấu ban đầu, vị trí đó chính là hợp lực của hai lực, đánh dấu vị trí của chùm
quả cân.
6. Kiểm tra sau khi bố trí THN: kiểm tra các quả cân có móc chặt vào nhau chưa, thước treo
có an toàn chưa tránh bị rơi ra.
7. Xử lí kết quả và khái quát hóa thành qui luật, kết luận.
HS trả lời đúng 7 bước của qui trình thao tác thí nghiệm như trên nghĩa là hoàn thành được
pha 1. Tiếp theo, GV cho các nhóm tự thực hiện thí nghiệm theo qui trình vừa lập phía trên. GV
quan sát và nhắc nhở các nhóm thực hiện chưa đúng thứ tự các bước của qui trình.
* Trao đổi trước giờ học
Một cuộc trao đổi sôi nổi đầu giờ học sẽ tạo cho HS một bầu không khí tâm lí thuận lợi trong
suốt giờ học. Có nhiều cách mở đầu bài học để có bầu không khí như vậy song cách này là một kiểu
làm đặc biệt, với sự tham gia hào hứng của toàn thể HS.
- Có thể cho HS trao đổi bằng sự tái hiện kiến thức cũ để làm cơ sở cho bài mới. Cũng như
vậy nhưng các nhóm HS lại đi tìm những ví dụ thực tế trong cuộc sống hằng ngày mà những ví dụ
ấy sẽ là những ứng dụng cho bài học mới.
Ví dụ 2: Bài “Momen của lực. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định”
Nhiệm vụ của các nhóm:
Tìm vài ví dụ vận dụng cho điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song
(chơi bập bênh, đặt vó trên sông, một người gánh hàng bằng đòn gánh hai đầu,…). Sau khi HS nêu
ví dụ GV gợi ý một chút về sự liên quan của nó với bài học mới và đó cũng là những ứng dụng của
bài học mới này.
Ví dụ 3: Bài “Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm”, trước khi dạy
phần Cân bằng của vật rắn trên giá đỡ nằm ngang.
Nhiệm vụ của các nhóm:
Tìm một số ví dụ vận dụng cho điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực?(con
lật đật, một người đang đi bộ,…). Sau khi HS nêu ví dụ GV gợi ý về sự liên quan của nó với phần
mới và đó cũng là những ứng dụng của phần mới này.
- Có thể cho HS biết chủ đề bài học mới, các nhóm sẽ đoán nhận nội dung cụ thể sẽ học hôm
nay, đề xuất những yêu cầu mà các em muốn biết có liên quan đến đề tài bài học.
Ví dụ 4: Bài “Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm”
HS có thể đề xuất những yêu cầu mà các em muốn biết: khúc gỗ lưu niệm được cắt xéo nhưng
không bị ngã, trái bóng ném lên cao thuộc dạng cân bằng nào,…
Ví dụ 5: Bài “Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song”
GV cho biết trước chủ đề bài học, HS có thể đề xuất những yêu cầu mà các em muốn biết: cần
buộc dây phơi quần áo như thế nào để khi phơi quần áo dây không bị đứt, làm thế nào để kéo
thuyền vào bờ ít tốn lực nhất, trọng tâm của vật rắn có thể nằm bên ngoài vật không…
* Tìm sự tương ứng
* Phân loại, so sánh
* Dùng sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học hay tìm ra kiến thức mới
Trong phạm vi đề tài, chúng tui chỉ sử dụng hai kiểu nội dung đầu nên không trình bày kỹ các kiểu
còn lại.
e/ Những ưu điểm của dạy học hợp tác
Làm việc hợp tác là tác phong làm việc đặc trưng của thời đại. Xã hội ngày càng phát triển đòi
hỏi ph...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status