Khảo sát khí radon trong nhà khu vực đô thị Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Khảo sát khí radon trong nhà khu vực đô thị Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương



Thủ Dầu Một là thị xã của Bình Dương, nằm phía Bắc vùng tam giác kinh tế trọng điểm
thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu. Cách thành phố Hồ Chí Minh 30km, cách thành
phố Biên Hoà 30km, nằm dọc theo quốc lộ 13.
Diện tích tự nhiên: 87,88 km2Tọa độ địa lí: 106độ04’52” đến 106độ10’55” kinh độ Đông.
11độ14’03” đến 11độ21’07” vĩ độ Bắc.
Thủ Dầu Một gồm 12 đơn vị hành chính, đó là các phường: Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh
Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mĩ, Định Hòa, Hiệp An; và 3 xã: Tân An, Chánh Mĩ,
Tương Bình Hiệp.
Thủ Dầu Một có hệ thống đường giao thông thuận lợi đi Campuchia, thành phố Hồ Chí Minh
và các trung tâm kinh tế khác. Vị trí thuận lợi và điều kiện đầu mối kĩ thuật tập trung là động lực
thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Bình Dương nói chung, thị xã Thủ Dầu Một nói riêng.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

n Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) [35]:
- Nồng độ khí radon trong nhà ở của dân chúng không được vượt quá dải từ 200 ÷ 600
Bq/m3/năm, nghĩa là từ 0,6 ÷ 1,7 Bq/m3/ngày.
- Đối với nơi làm việc, giới hạn liều đối với con cháu của radon và thoron là:
 Đối với radon:
 Giới hạn mức liều 20 mSv/năm tương ứng với 14 mJ.h/m3 (4 WLM hay 2,5.106
Bq.h/m3) tính trung bình trong 5 năm liên tiếp.
 Giới hạn mức liều 50 mSv/năm tương ứng với 35 mJ.h/m3 (10 WLM hay 6,3.106
Bq.h/m3) cho bất cứ năm nào.
 Đối với thoron:
 Giới hạn mức liều 20 mSv/năm tương ứng với 42mJ.h/m3 (12 WLM hay 5,6.105
Bq.h/m3) tính trung bình trong 5 năm liên tiếp.
 Giới hạn mức liều 50 mSv/năm tương ứng với 105 mJ.h/m3 (30 WLM hay 1,4.106
Bq.h/m3) cho bất cứ năm nào.
Trong đó mức phơi nhiễm với con cháu của radon ở trạng thái cân bằng trong 1 giờ tương
ứng với suất liều 8 nSv. Mức phơi nhiễm với con cháu của thoron ở trạng thái cân bằng trong 1 giờ
tương ứng với suất liều 36 nSv.
1.2. Các phương pháp xác định nồng độ khí Radon trong nhà
1.2.1. Thời gian đo
Có 2 phương pháp đo nồng độ radon theo thời gian là đo ngắn hạn và đo dài hạn [4].
1.2.1.1. Phương pháp đo ngắn hạn
Các phép đo ngắn hạn bằng các thiết bị đo tương ứng với thời gian đo liên tục ít hơn 90 ngày
(tùy thuộc loại thiết bị) được thực hiện trong điều kiện đóng kín cửa. Mọi cửa sổ, quạt thông gió,
cửa ra vào đều phải đóng (chỉ mở khi cần thiết – ví dụ khi đi lại) ít nhất trước 12 giờ trước khi đo và
trong suốt thời gian đo (quạt trao đổi gió trong phòng có thể được bật). Không tiến hành đo ngắn
hạn với thời gian đo 2 – 3 ngày trong điều kiện thời tiết bất thường (bão, gió mạnh, khí áp thấp…).
Kết quả của phương pháp đo ngắn hạn được coi là giá trị nồng độ khí radon tự nhiên tiềm ẩn
trong nhà. Nếu giá trị này thấp hơn mức quy định thì nồng độ khí radon trung bình năm trong nhà sẽ
thấp hơn mức quy định. Nếu giá trị này bằng hay cao hơn mức quy định thì nồng độ khí radon
trung bình năm trong nhà sẽ có nguy cơ cao hơn mức quy định.
1.2.1.2. Phương pháp đo dài hạn
Việc đo dài hạn với thời gian lâu hơn 90 ngày liên tục bất kì trong nhà bằng các thiết bị đo
tương ứng thực hiện trong điều kiện các cửa sử dụng bình thường. Kết quả của phép đo dài hạn
được coi là giá trị nồng độ khí radon trung bình năm trong nhà. Các phép đo quan trắc radon thường
được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị giám sát phóng xạ tích lũy thông tin qua một khoảng
thời gian dài, thường là từ ba tháng đến một năm.
1.2.2. công cụ đo
1.2.2.1. Các yêu cầu kĩ thuật chung đối với thiết bị đo
- Thiết bị đo nồng độ khí radon phải có ngưỡng đo tối thiểu nhỏ hơn 40Bq/m3.
- Sai số tương đối (E) của thiết bị đo ở điều kiện tiêu chuẩn, tính theo %, không lớn hơn
20% và được tính theo công thức:
E = (Qi – Qt ).100/Qt (1.9)
Trong đó:
Qi - là chỉ số đo của thiết bị.
Qt - là giá trị khi đo với mẫu chuẩn hay thiết bị chuẩn.
- Dao động thống kê số liệu đo (V) của thiết bị đo, tính theo %, không lớn hơn 10% và
được tính theo công thức:
 
n
2
i
i 1
x x
1
V
x n 1





(1.10)
Trong đó:
x - là giá trị trung bình của n lần đo.
xi - là giá trị lần đo thứ i.
Thiết bị đo nồng độ khí Radon được hiệu chuẩn với buồng chuẩn quốc gia hay quốc
tế.
Đo trực tiếp là các phương pháp cho phép đo trực tiếp đồng vị phóng xạ radon thông qua
năng lượng bức xạ alpha của Rn222
là 5,490 MeV. Ngoài ra, là các phương pháp đo gián tiếp. Có thể
sử dụng các thiết bị đo các sản phẩm phân rã của radon để xác định nồng độ khí radon với các điều
kiện đo ngắn hạn và dài hạn.
1.2.2.2. Giới thiệu sơ lược về các máy đo radon hiện có ở Việt Nam
Máy đo khí phóng xạ (Rn và Tn) đã được sử dụng từ lâu ở Việt Nam trong lĩnh vực điều tra
địa chất và gần đây là khảo sát môi trường. Để đo nồng độ khí radon, ta có nhiều phương pháp khác
nhau, ứng với mỗi phương pháp đo lại có rất nhiều kiểu máy khác nhau [4]. Các máy này có nguồn
gốc chủ yếu từ Liên Xô cũ, ví dụ như: CΓ-11, ∋M-2, ∋M-6Π, RADON-82, PΓA-01… và gần đây
là RDA-200 (Canada), RAD7 (Mĩ)… [2]. Tuy nhiên, hiện nay chỉ sử dụng máy RADON-82, RDA-
200, RAD7 và phương pháp vết alpha. Các loại máy khác cũ và lạc hậu, không thể sử dụng được.
Dưới đây sẽ giới thiệu về máy RAD7 được sử dụng phổ biến để đo tức thời và detector vết
CR39 được dùng để đo dài ngày.
1.2.2.3. Giới thiệu về máy đo radon RAD7
Máy đo radon RAD7 (RAdon Detector) do công ty DURRIGE của Mĩ sản xuất, được biết
đến như là một thiết bị chuyên dùng để đo riêng biệt nồng độ khí phóng xạ Rn và Tn có nhiều thuận
lợi trong điều tra địa chất và khảo sát môi trường, đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau:
- Tìm kiếm, đánh giá quặng phóng xạ, đất hiếm dưới lớp đất phủ.
- Phát hiện các cấu trúc địa chất: đứt gãy, đới phá hủy…
- Khảo sát, quan trắc môi trường phóng xạ trong không khí và trong nước.
Hình 1.9: Máy đo radon RAD7
Máy DURRIDGE RAD7 sử dụng loại detector trạng thái rắn là loại vật liệu bán dẫn có chức
năng biến đổi trực tiếp tia alpha thành tín hiệu điện. Buồng lấy mẫu bên trong là bán cầu có thể tích
0,7 lít phủ chất dẫn điện, ở tâm là một detector alpha silicon phẳng gắn ion trạng thái rắn. Mạch
điện điện thế cao tích điện lên đến 2000 đến 2500V tạo ra một điện trường đẩy các hạt điện tích
dương vào trong detector.
Máy bơm đưa không khí có chứa radon và thoron (đã làm khô) vào buồng đo của máy.
Detector gắn trong đó sẽ nhận tín hiệu điện các tia alpha đập vào. Khi một hạt Rn222 phân rã bên
trong buồng đếm tạo ra một hạt Po218 (như một ion điện tích dương) được điện trường lái hướng đến
detector và đập vào đó. Po218 có đời sống ngắn, phân rã trên bề mặt kích hoạt của detector hạt alpha
của nó có xác suất 50% đi vào detector tạo một tín hiện điện tỉ lệ với cường độ năng lượng của hạt
alpha. Các đồng vị khác nhau có năng lượng alpha khác nhau tạo ra các tín hiệu có cường độ khác
nhau trong detector. RAD7 khuếch đại, lọc, và phân loại các tín hiệu theo cường độ của chúng.
Máy có ưu điểm là tính chắc chắn và bộ xử lí có khả năng xác định năng lượng của mỗi hạt
alpha, cho biết một cách chính xác đồng vị nào (218Po, 214Po...) tạo ra bức xạ, từ đó tính riêng nồng
độ radon, thoron. Kĩ thuật này gọi là phổ alpha, một kĩ thuật thuận lợi trong các ứng dụng dò tìm
hay lấy mẫu mà các thiết bị khác ít có khả năng làm được.
Máy RAD7 đáp ứng được yêu cầu quan trắc liên tục ở mức thấp, có phông nền rất thấp và ổn
định: giá trị phông máy thấp (khoảng 0,005 pCi/l, xấp xỉ 0,1 Bq/m3) rất phù hợp với khảo sát môi
trường không khí, môi trường nước và quan trắc môi trường, kiểm tra an toàn phóng xạ. Các loại
máy đo khí phóng xạ khác như: RADON-82, RDA-200..., muốn làm giảm ảnh hưởng giá trị loại
phông này sau mỗi lần bơm phải chờ một thời gian dài để con cháu của Rn, Tn phân rã hết; còn với
RAD7 chỉ cần thổi sau 10 phút l

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status