Thiết kế E-Book hóa học lớp 12, phần crom - sắt - đồng hỗ trợ học sinh tự học - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .1
Chương1. CƠSỞLÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀTÀI.4
1.1. Tổng quan vấn đềnghiên cứu.4
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học.7
1.2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học.7
1.2.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH .8
1.2.3. Dạy học tích cực.10
1.3. Tựhọc .12
1.3.1. Sựcần thiết của tựhọc .12
1.3.2. Khái niệm tựhọc .13
1.3.3. Chu trình tựhọc.14
1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học .18
1.4.1. Thực trạng về ứng dụng CNTT trong dạy học ởtrường phổthông.18
1.4.2. Ứng dụng ELearning trong dạy học.21
1.5. Sách điện tử(E-Book) .27
1.5.1. Khái niệm .27
1.5.2. Ưu điểm và hạn chếcủa sách điện tử.28
1.5.3. Giới thiệu các phần mềm thiết kếEBook .29
Tóm tắt chương 1 .35
Chương2. THIẾT KẾEBOOK PHẦN CROMSẮTĐỒNG LỚP 12
NÂNG CAO.37
2.1. Tổng quan vềchương trình Hóa học 12 nâng cao .37
2.1.1. Cấu trúc chương trình.37
2.1.2. Mục tiêu và phương pháp dạy học chương “Crom-sắt-đồng” .38
2.2. Nguyên tắc thiết kếEBook .45
2.3. Qui trình thiết kếE-Book.48
2.4. Cấu trúc E-Book .50
2.4.1. Cấu trúc của trang chủ.50
2.4.2. Cấu trúc trang “Giới thiệu” .56
2.4.3. Trang “Luyện tập giúp trí nhớ”.58
2.4.4. Trang “Bài tập tựluận” .60
2.4.5. Trang “Bài tập trắc nghiệm” .62
2.4.6. Trang “Thưgiãn” .64
2.4.7. Trang “Bảng tuần hoàn”.65
2.4.8. Trang “Phim tưliệu” .66
2.5. Nội dung của EBook.68
2.5.1. Hệthống lý thuyết .68
2.5.2. Hệthống câu hỏi và bài tập.69
2.5.3. Trang thưgiãn .76
2.5.4. Bảng tuần hoàn.80
2.5.5. Phim tưliệu .81
Tóm tắt chương 2 .84
Chương3. THỰC NGHIỆM SƯPHẠM.86
3.1. Mục đích thực nghiệm .86
3.2. Đối tượng thực nghiệm .86
3.3. Phương pháp xửlí kết quảthực nghiệm .88
3.4. Tiến hành thực nghiệm .89
3.4.1. Chuẩn bị.90
3.4.2. Tiến hành thực nghiệm.90
3.5. Kết quảthực nghiệm .95
3.5.1. Kết quảbài kiểm tra của học sinh .95
3.5.2. Nhận xét của giáo viên vềEBook .97
3.5.3. Nhận xét của học sinh vềE-Book .103
Tóm tắt chương 3 .108
KẾT LUẬN.110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.115
PHỤLỤC


phương pháp này theo hình thức minh họa hay nghiên cứu là để tích cực hoá hoạt
động nhận thức và tăng hứng thú học tập cho học sinh. Ngoài ra, qua kinh nghiệm
thực tiễn giảng dạy, chúng tui thấy rằng tổ hợp các phương pháp dạy học sau đây là
phù hợp để giảng dạy kiến thức trong chương:
 Tái hiện kiến thức cũ bằng phương pháp vấn đáp, đàm thoại
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích nâng cao chất lượng giờ học qua hệ
thống các câu hỏi phù hợp với yêu cầu của bài học, hấp dẫn và sát đối tượng. Đặc
biệt đối với chương này, nếu kết hợp tốt khâu chuẩn bị bài của HS ở nhà với hệ
thống câu hỏi đàm thoại trên lớp, GV sẽ dễ dàng nâng mức độ từ vấn đáp tái hiện
thành vấn đáp giải thích, thậm chí cả vấn đáp tìm tòi. Làm được như vậy, giờ học
chắc chắn sinh động và bài học chắc chắn hấp dẫn, lôi cuốn HS hứng thú học tập.
 Tiếp thu kiến thức mới bằng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với thao
tác tư duy diễn dịch, so sánh và sự liên tưởng
HS sẽ tự chiếm lĩnh kiến thức mới khi thấy có điểm giống kiến thức đã học.
Ngược lại, nếu phát hiện kiến thức mới mâu thuẫn với qui luật đã học thì HS đã tự
đưa mình vào tình huống có vấn đề. Tiếp theo, HS sẽ tự giải quyết vấn đề bằng cách
xem xét lại mối liên hệ cấu tạo  tính chất  ứng dụng  điều chế, và sẽ có ngay câu
trả lời, đó chính là kiến thức mới.
Chẳng hạn, sự liên tưởng đến tính chất lưỡng tính của nhôm hiđroxit sẽ giúp
45
cho HS hiểu ngay tính lưỡng tính của crom(III) hiđroxit. Sự tương đồng trong các
hiện tượng, các thí nghiệm và phương trình hóa học của nhôm hiđroxit và crom(III)
hiđroxi làm cho HS nắm vững ngay tính lưỡng tính của crom(III) hiđroxit. Đến khi
khảo sát thí nghiệm của crom(III) oxit không tan trong dung dịch axit loãng và kiềm
loãng, HS rơi vào tình huống bế tắc mà để vượt qua, con đường duy nhất là giải
thích qua cấu tạo của oxit này.
 Đẩy mạnh việc tự học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập ở nhà
Lượng kiến thức có trong chương này rất lớn, nhiều trạng thái oxi hóa dẫn đến
sự biến đổi khả năng oxi hóa  khử, đồng thời tính chất axit  bazơ cũng biến đổi
theo. Mặt khác, đây là một trong những chương trọng tâm của phần hóa học vô cơ,
hầu hết các đề thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học từ 1975 đến nay đều
đề cập đến nội dung của chương. Vì thế, nhu cầu tự học bằng phương pháp giải bài
tập của HS đối với chương này là rất lớn. Đẩy mạnh việc tự học bằng cách giải bài
tập thì cả thầy và trò sẽ giải quyết được mâu thuẩn giữa lượng kiến thức lớn với thời
gian học tập ít ỏi trên lớp. Hệ thống bài tập tốt giúp HS củng cố kiến thức, tăng
năng lực suy luận và làm tăng niềm say mê học tập bộ môn. Giải bài tập ở nhà là
một trong những biện pháp thực thi cá thể hóa việc học đến mức cao nhất.
2.2. Nguyên tắc thiết kế EBook
Để có thể xuất bản một EBook có chất lượng, quá trình thiết kế EBook đòi
hỏi phải dựa trên những nguyên tắc chặt chẽ. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản
mà tác giả của luận văn này đã mạnh dạn tự xây dựng và sử dụng chúng xuyên suốt
từ ban đầu đến khi hoàn thành EBook.
1. Cấu trúc EBook chặt chẽ và dễ sử dụng
EBook cần có cấu trúc càng rõ ràng, dễ hiểu. Phải thiết kế sao cho người
dùng thấy được ngay thông tin mà họ hy vọng có thể nhận được từ EBook. Bắt
đầu từ trang chủ cần hết sức đơn giản, dễ hình dung nội dung bên trong và có sức
thu hút người đọc.
46
2 . Từ ngữ nhất quán, dễ hiểu
Với đối tượng sử dụng là HS phổ thông, từ ngữ được dùng trong EBook cần
dễ hiểu. Thuật ngữ hóa học cũng cần cập nhật theo SGK mới nhất để bảo đảm
tính nhất quán, chẳng hạn không dùng khái niệm “phân tử gam” mà thay vào đó là
khái niệm “khối lượng mol phân tử”.
Nếu không có trở ngại gì về mặt kỹ thuật thì cần bảo đảm nhất quán các
tiêu chí sau:
 Tiêu đề nào, font chữ đó. Không dùng nhiều quá nhiều font chữ vì sẽ làm rối
mắt người xem, gây phản cảm với một tài liệu khoa học.
 Giữ nguyên kiểu thiết kế (cấu trúc, màu sắc) của các trang con đối với trang
chủ hay chỉ thay đổi ít, nếu thấy thực sự cần thiết.
3. Dễ dàng khám phá các đường link
Tạo các đường link bằng chữ hay biểu tượng ở tất cả các trang con để người
dùng có thể xem lại hay xem tiếp mà không phải sử dụng đến nút "Back" hay
"Forward" như các website.
4. Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường
Cần bảo đảm dung lượng bị chiếm dụng không quá lớn để máy tính cấu hình
thấp không bị chậm đi khi dùng Ebook. Sử dụng đồ họa để trang trí là rất tốt
nhưng không lạm dụng, bởi việc này vừa làm giảm tính thẩm mỹ vừa làm tăng dung
lượng EBook lên gấp nhiều lần.
Phần mềm điều khiển hoạt động của EBook phải tương thích với đa số trình
duyệt web hiện có. Nếu không thì cần để sẵn tập tin cài đặt phần mềm bổ sung
trong CD và được thiết kế thành tập tin tự kích hoạt khi người dùng nạp CD vào
máy tính.
Hãy xem xét cẩn thận việc nội dung của EBook sẽ hiển thị như thế nào ở các
trình duyệt khác nhau (Internet Explorer, Netscape, Firefox, …), ở tất cả các cấp độ
phân giải (800 x 600, 1024 x 768, 1280 x 1024, 1400 x 1050) và ở các màn hình tỷ
lệ khác nhau (4:3 hay 16:9).
47
5. Bám sát sách giáo khoa và sách bài tập
Với nguồn kiến thức và số lượng bài tập rất lớn từ các tài liệu tham khảo,
người soạn sẽ dễ dàng làm cho EBook trở nên quá tải đối với HS. Để tránh tình
huống này, cần bảo đảm nguyên tắc bám SGK và SBT.
Cần cân nhắc kỹ những nội dung ngoài SGK, chỉ phát triển thêm những vấn
đề thực sự cần thiết cho HS trong việc ôn tập thi TNPT hay TSĐH.
6. Không biến EBook thành bản tóm tắt của sách giáo khoa
Sẽ rất đơn điệu và thiếu sáng tạo nếu thiết kế EBook theo hướng như thế. Vì
vậy, phần lý thuyết phải có định hướng bổ sung thêm những kiến thức hỗ trợ giúp
HS hiểu và nhớ bài tốt hơn; phần bài tập không được giống hệt SGK và SBT. Các
bài tập phải có phân chia dạng, loại và cần được viết lại cho gọn, đổi chất và thay số
liệu. Thiết kế EBook cần chú ý tạo cho HS cảm giác rằng, khi làm việc với
EBook, các em sẽ thấy tự tin hơn, đáp ứng tốt hơn cho những yêu cầu của GV
đứng lớp và SGK đặt ra.
7. Kiểm tra kỹ từng phần trước khi tiếp tục
Đọc và kiểm tra cẩn thận tất cả các nội dung:
 Kiểm tra lỗi chính tả. Thường, khi nạp nội dung trong phần mềm M. Word,
tác giả đã kiểm tra chính tả. Nhưng đó chỉ là lần kiểm tra thứ nhất, những sai sót sẽ
vẫn còn đó và chỉ được phát hiện khi nhờ đồng nghiệp đọc và sửa giúp.
 Kiểm tra độ chính xác của kiến thức. Tôn trọng kiến thức được trình bày
trong SGK. Đối với những kiến thức đưa thêm vào EBook, cần được xem xét,

thẩm định cẩn thận, tốt nhất là tìm hiểu kỹ trong các tài ...


d4XDQGpi5O86dSf

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status