Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT



Trong phân phối chương trình hóa học lớp 11, mỗi một tuần có 1 hay 2 tiết tự chọn, nội dung
tiết tự chọn do tổ bộ môn lựa chọn. Thực tế ở các trường chúng tôi thực nghiệm đều có điểm trùng
nhau: chọn nội dung luyện tập về thiết lập CTPT (vì tính nền tảng của kiến thức), do vậy chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm tiết học này theo PPDH hợp tác với cấu trúc Stad.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

câu hỏi và chấm điểm trả lời câu hỏi thành 1 cột điểm của cá nhân.
Hình 2.7. HS đặt câu hỏi sau khi nghe nội dung báo cáo.
( Lớp 11A6, trường THPT Ngô Gia Tự –Khánh Hòa)
3.6.3.Hoạt động 3: Củng cố.
- GV giao cho nhóm bài tập ô chữ, nhóm thảo luận, tìm đáp án, sau đó tổ chức cho cả lớp chơi trò
chơi ô chữ.
- Nhóm cử đại diện, tổ chức lớp tham gia trò chơi đoán ô chữ, nhằm củng cố các kiến thức trọng
tâm bài học.
Hình 2.8. GV giao bài tập ô chữ cho nhóm
( Lớp 11A6, trường THPT Ngô Gia Tự –Khánh Hòa)
Hình 2.9. Thành viên thứ hai điều khiển lớp tham gia trò chơi bài tập ô chữ
( Lớp 11A6, trường THPT Ngô Gia Tự –Khánh Hòa)
3.6.4. Hoạt động 4: Tiến hành kiểm tra 5 phút sau giờ học – nội dung là kiến thức bài báo cáo. Điểm
bài kiểm tra sẽ được lấy thành cột điểm hệ số 1, điểm trung bình cộng bài kiểm tra sẽ là 1 cột điểm thứ
3 của nhóm ( Đề kiểm tra xem phụ lục).
3.7. Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động của nhóm.
- Nhóm tự đánh giá vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm.
- HS nhận xét bài báo cáo của nhóm (ưu và nhược điểm).
- GV nhận xét về kết quả làm việc của nhóm.
- GV tổng kết điểm theo tiêu chí chấm điểm đã thông báo.
b. Phân tích bài lên lớp
- Thiết kế hoạt động DHHT mô phỏng theo cấu trúc GI với quy mô nhỏ tạo điều kiện cho HS
tham gia vào quá trình tự học và nghiên cứu kiến thức, nâng cao ý thức tự giác học tập cho HS.
- Tham gia vào quá trình hoạt động, HS sẽ nâng cao kĩ năng giao tiếp, lắng nghe, tư duy sáng tạo,
giải quyết vấn đề và đặc biệt là kĩ năng làm việc đồng đội. Khi làm nhóm trưởng, HS sẽ có điều kiện
tập làm quen với việc xử lí công việc.
- Mặc dù mỗi cặp HS trong nhóm phụ trách một nội dung, nhưng với thiết kế hoạt động 2 sẽ kiểm
tra được khả năng nắm kiến thức của các TV trong nhóm cũng như hiệu quả của việc hợp tác giữa các
TV.
- Với hoạt động 3, GV giao một bài tập củng cố để nhóm hội ý và hướng dẫn cho HS ở dưới lớp.
Hoạt động này có hai mục tiêu: củng cố bài học và rèn luyện cho nhóm khả năng giải quyết vấn đề.
- Với tiêu chí đánh giá thông qua 4 phần điểm sẽ hạn chế được tối đa tình trạng ăn theo, đánh giá
đúng mức độ đóng góp của mỗi TV. Tiêu chí đánh giá cũng đề cao hiệu quả tiết học thông qua bài
kiểm tra 5 phút của HS (phần 4) được nhân hệ số 2, đây là nguồn thông tin phản hồi tốt nhất để GV kịp
thời chỉnh sửa cho các hoạt động sau.
c. Một số điểm cần lưu ý để sử dụng thành công cấu trúc GI
- Nhóm phải có các TV đủ khả năng hỗ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động
- Vì nội dung bài học giao cho nhóm HS hướng dẫn cho cả lớp, nên ta chọn các bài có kiến thức
đơn giản, gần gũi với thực tiễn hay dạng bài có nội dung tương tự như bài đã được học.
- Khi HS tìm tư liệu để xây dựng bài giảng, GV cần ghi lại nguồn gốc của các tư liệu, xác
minh tính chính xác của nội dung.
- Để giúp HS làm việc hiệu quả, GV nên giới thiệu cho HS một số sách tham khảo hay các trang
web cần thiết.
- GV nhắc nhở nhóm trưởng thường xuyên đôn đốc các TV hợp tác tích cực, đều tay và hiệu quả,
chú ý ghi chép các thành quả mà mỗi TV đóng góp.
- Mặc dù không tham gia trực tiếp vào hoạt động lĩnh hội kiến thức của HS, nhưng GV vẫn phải
theo sát các hoạt động của nhóm như một trọng tài, một quân sư, một nhà điều hành… Chú ý GV
không nên áp đặt ý kiến chủ quan của mình vào ý kiến của nhóm, chỉ nên gợi ý để HS quyết định, như
thế mới phát huy được khả năng tự chủ, sáng tạo, độc lập của HS.
2.2.2. Sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ khi ôn tập, củng cố, hoàn thiện và vận dụng kiến thức
2.2.2.1. Dạng bài luyện tập
a. Dạy bài luyện tập : “Thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ” với cấu trúc Stad của
Slavin
Trong phân phối chương trình hóa học lớp 11, mỗi một tuần có 1 hay 2 tiết tự chọn, nội dung
tiết tự chọn do tổ bộ môn lựa chọn. Thực tế ở các trường chúng tui thực nghiệm đều có điểm trùng
nhau: chọn nội dung luyện tập về thiết lập CTPT (vì tính nền tảng của kiến thức), do vậy chúng tui đã
tổ chức thực nghiệm tiết học này theo PPDH hợp tác với cấu trúc Stad.
TIẾT TỰ CHỌN
LUYỆN TẬP THIẾT LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về phương pháp phân tích định tính và định lượng trong hợp chất hữu cơ.
1.2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng xác định CTPT hợp chất hữu cơ từ kết quả phân tích .
- Rèn kĩ năng trình bày và lắng nghe, biết nhận xét đánh giá đúng kiến thức của mỗi cá nhân.
1.3. Thái độ
HS tích cực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên
- Chuẩn bị giáo án, phiếu học tập với nội dung câu hỏi định hướng bài học, đề kiểm tra lần 1, đề
kiểm tra lần 2, phương án đánh giá kết quả học hợp tác của nhóm và đoán các tình huống sẽ xảy ra
trong giờ học.
- Hướng dẫn HS tham gia hoạt động nhóm theo cấu trúc Stad.
2.2. Học sinh
- HS nắm rõ các bước hoạt động học tập ở tiết học tới và tiêu chí chấm điểm.
- HS thực hiện các yêu cầu của GV, chuẩn bị bài theo phiếu học tập và SGK.
3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG
Bước 1: GV giới thiệu cho HS cách thức hoạt động theo cấu trúc Stad – hoạt động này diễn ra ở phần
dặn dò trong tiết học trước.
Bước 2: Chia nhóm
 Nhóm có 4 -5 HS, có thể lấy 4 HS ngồi ở hai bàn trên dưới thành 1 nhóm.
 GV chú ý chia đều số HS khá giỏi và HS yếu kém cho các nhóm, mỗi nhóm phải có ít nhất một
HS khá giỏi để có thể giải đáp các thắc mắc cho các TV trong nhóm. Nhóm có thể đề xuất đích danh
HS khá giỏi mà nhóm tín nhiệm tham gia vào nhóm để giúp đỡ.
 Cử HS làm nhóm trưởng – nhóm trưởng nên thay đổi ở mỗi lần có giờ học nhóm hợp tác, để
mọi HS đều có cơ hội thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình.
Bước 3: Giao nhiệm vụ
 GV nêu mục tiêu tiết học sau và phát phiếu học tập cho HS – các HS nghiên cứu chung một
nhiệm vụ.
 GV thông báo cách tính điểm cá nhân và điểm của nhóm sau buổi học thông qua bài kiểm tra.
4. LỰA CHỌN HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN
Hoạt động 1(6 phút): Tổ chức các nhóm cùng nhau luyện tập dạng toán thiết lập CTPT lần 1 .
Hoạt động 2 (10 phút): Tổ chức kiểm tra lần 1.
Hoạt động 3 (15 phút): Tổ chức cho HS tham gia vào quá trình đánh giá bằng cách chấm chéo bài kiểm
tra giữa các nhóm. Các nhóm tiếp tục hợp tác lần hai, HS khắc phục phần kiến thức nắm chưa tốt thông
qua bài kiểm tra lần 1.
Hoạt động 4 (10 phút): Tổ chức kiểm tra lần 2.
Hoạt động 5(4 phút): Tổ chức cho HS chấm bài kiểm tra lần 2 và tổng kết buổi học.
5. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
5.1. Hoạt động 1: Các nhóm cùng giúp nhau luyện tập dạng toán thiết lập CTPT .
5.1.1. Nhiệm vụ học tập – phiếu học tập.
HS hoàn thành yêu cầu của GV theo phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
(HS ôn lại kiến thức phần thiết lập CTPT và làm các bài tập sau)
Bài tập SGK: Bài 2,4/ tr118; bài 2,4,5/tr121
Bài tập nâng cao:
Bài 1: Oxi hóa hoàn toàn 1,5g hợp chất hữu cơ X không có nito, sản phẩm sinh ra

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status