Xây dựng hệ thống bài tập hoá học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần hidrocacbon lớp 11 trung học phổ thông - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Xây dựng hệ thống bài tập hoá học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần hidrocacbon lớp 11 trung học phổ thông



Bài 37: LUYỆN TẬP ANKAN VÀ XICLOANKAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết: Sựtương tựvà khác biệt vềtính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng giữa ankan
với xicloankan.
- HS hiểu: Cấu trúc, danh pháp ankan và xicloankan.
2. Kỹnăng
- Rèn luyện kỹnăng nhận xét so sánh 2 loại ankan và xicloankan.
- Kỹnăng viết PTPƯminh họa tính chất của ankan, xicloankan.
3. Trọng tâm
- Ôn luyện vềcấu trúc, danh pháp ankan và xicloankan.
- Biết sựtương tựvà khác biệt vềtính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của ankan và xicloankan.
II. PHƯƠNG PHÁP
Hoạt động nhóm – đàm thoại – nêu vấn đề
III. CHUẨN BỊ
Bảng phụ, phiếu học tập.
IV. THIẾT KẾCÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra
Kết hợp trong quá trình luyện tập
3. Bài mới
Hoạt động 1:GV cho HS so sánh một số đặc điểm giữa xicloankan và ankan.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:


A. C6H8. B. C12H16.
C. C9H12. D. Cả A, B đều đúng.
25. Benzen phản ứng với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây?
A. Dung dịch Br2, H2, Cl2. B. O2, Cl2, HBr.
C. H2, Cl2, HNO3 đậm đặc. D. H2, KMnO4, C2H5OH.
26. Stiren có CTPT C8H8 và có CTCT: C6H5-CH=CH2.
Câu nào đúng khi nói về stiren?
A. Stiren là đồng đẳng của benzen . B. Stiren là đồng đẳng của etilen.
C. Stiren là hidrocacbon thơm. D. Stiren là hidrocacbon không no.
27. Từ metan có thể điều chế được nitrobenzen. Nếu hiệu suất chung của quá trình điều chế là 80%, để
thu được 12,3g nitrobenzen cần thể tích metan (đktc) là
A. 10,753 lít. B. 16,8 lít. C. 18,6 lít. D. 12,356 lít.
28. Có 4 tên gọi: o-xilen; o-dimetylbenzen; 1,2-đimetylbenzen và etylbenzen. Đó là tên của mấy chất?
A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.
29. Một đồng đẳng của benzen có CTPT C8H10. Số đồng phân của chất này là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
30. Hợp chất nào trong số các hợp chất sau thuộc dãy đồng đẳng aren?
A. C9H10. B. C7H8.
C. C9H10, C7H8. D. Không có hợp chất nào.
31. Phản ứng của benzen với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa?
A. HNO3 đậm đặc B. HNO2 đặc/H2SO4 đặc
C. HNO3 loãng/H2SO4 đặc D. HNO3 đặc/H2SO4 đặc.
32. Sản phẩm chính khi oxi hóa các ankyl benzen bằng KMnO4 là
A. C6H5COOH. B. C6H5CH2COOH.
C. C6H5CH2CH2COOH. D. CO2.
33. Phản ứng HNO3 + C6H6 dùng xúc tác nào sau đây?
A. AlCl3. B. HCl. C. H2SO4 đậm đặc. D. Ni.
34. Thành phần chính của khí thiên nhiên là
A. H2. B. CO. C. CH4. D. C2H4.
35. Đốt 100 lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% CO2 (về số mol). Thể tích khí CO2 thải vào không
khí là
A. 94 lít. B. 96 lít. C. 98 lít. D. 100 lít.
36. Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% CO2 (về thể tích). Toàn bộ sản phẩm cháy được
dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9 gam kết tủa. Giá trị của V (đktc) là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
37. Nhiên liệu dùng trong đời sống hàng ngày được coi là sạch hơn cả là
A. dầu hỏa. B. than. C. củi. D. khí (gas).
38. Trong các dẫn xuất của benzen có CTPT C7H8O có bao nhiêu đồng phân vừa tác dụng với Na vừa
tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
39. Dùng nước brom làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào?
A. Metan và etan B. Toluen và stiren
C. Etylen và propilen D. Etylen và stiren.
40. Loại hidrocacbon không làm mất màu dung dịch brom là
A. anken B. ankin.
C. đồng đẳng benzen. D. ankađien.
2.4. Phương pháp sử dụng bài tập hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học
2.4.1. Sử dụng BT hóa học trong việc hình thành khái niệm, kiến thức mới
Theo tài liệu [22], hình thành khái niệm là một trong những vấn đề quan trong nhất của lí luận
dạy học bộ môn. Chỉ nắm vững hệ thống các khái niệm mới có thể thâm nhập vào bản chất của các mối
liên hệ, các định luật, các thuyết và từ đó mới có thể nắm vững các ứng dụng thực tế của bộ môn. Có
hình thành tốt khái niệm, mới phát triển tốt năng lực tư duy của học sinh, giúp họ vận dụng tốt kiến
thức đã học vào thực tiễn và rèn luyện năng lực sáng tạo. Vì vậy, khi sử dụng BTHH trong việc hình
thành khái niệm cần làm các bước sau:
- GV lựa chọn, xây dựng HTBT để điều khiển, hướng dẫn HS tư duy, tìm ra những dấu hiệu
bản chất của khái niệm hình thành.
- HS giải bài tập, phát biểu được nội dung khái niệm bằng ngôn ngữ hóa học.
- GV chỉnh lí, bổ sung, phát biểu chính xác khái niệm.
- Tổ chức cho HS vận dụng khái niệm.
Ví dụ 1: Khái niệm đồng đẳng mà HS được học lớp 9 có thể quên, vì vậy để HS nắm được khái niệm
đồng đẳng của metan trong bài đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của ankan, GV cho HS làm bài
tập sau:
CH4 là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng của metan.
a. Viết thêm 4 chất tiếp theo của dãy đồng đẳng này.
b. Từ đó hãy đoán công thức chung của ankan.
Phân tích
- HS giải bài tập sẽ nắm được đồng đẳng của metan sẽ hơn kém CH4 một hay nhiều nhóm CH2.
- GV cho làm bài tập vận dụng:
Chất nào là đồng đẳng của metan: C2H4, C4H4, C6H14, C7H14.
Ví dụ 2: Để truyền thụ kiến thức mới cho HS hiểu và vận dụng được quy tắc Maccopnhicop, GV cho
HS làm bài tập sau:
Cho các phương trình phản ứng sau:
(sản phẩm chính) (sản phẩm phụ)
CH2=C -CH3 + H2O CH2 -C-CH3 + CH2-C-CH3
H OH OH H
H+
CH3 CH3CH3
(sản phẩm chính) (sản phẩm phụ)
a. Em hãy cho biết sản phẩm chính và sản phẩm phụ có đặc điểm gì?
b. Quy tắc Maccopnhicop đưa ra cách xác định sản phẩm chính như thế nào?
c. Vận dụng quy tắc Maccopnhicop, hãy xác định sản phẩm chính và sản phẩm phụ của các chất
tạo thành khi cho 2-metylbut-2-en tác dụng với HBr.
Phân tích
- Từ 2 phương trình phản ứng trên, HS sẽ nhận ra dấu hiệu bản chất để xác định sản phẩm chính, đó là
nguyên tử Cl hay nhóm OH gắn vào cacbon có ít hidro hơn. Và đây chính là nội dung của quy tắc
Maccopnhicop.
- Sau khi tìm hiểu nội dung của quy tắc Maccopnhicop, HS sẽ làm được bài tập áp dụng ở câu c.
2.4.2. Sử dụng bài tập hóa học trong việc luyện tập, hệ thống kiến thức
Theo tài liệu [22], việc sử dụng bài tập cho mục đích ôn luyện cần lưu ý một số điểm sau:
- Các câu hỏi ôn tập thường có tính khái quát cao, giúp HS hệ thống hóa, so sánh các vấn đề với nhau
theo những mô hình nào đó. Có thể hướng dẫn các em tổng kết vấn đề qua hệ thống biểu bảng.
- Việc ôn tập nên tiến hành thường xuyên và nên tổ chức vào đầu giờ học, đầu buổi học, bằng cách cho
bài tập, thảo luận tại lớp…
- Giải bài tập tổng hợp và khó, hướng đến những vấn đề quan trọng nhất của chương trình.
- Cho HS làm bài tập dài, giải cẩn thận và nộp lại cho GV.
Ví dụ 1: Dạng bài tập so sánh ankan và xicloankan, qua đó giúp HS nắm được những đặc điểm giống
và khác nhau cơ bản nhất của chúng.
Ankan Xicloankan
CTTQ CnH2n+ 2 : n  1 Cm H2m : m  3
Cấu trúc
- Mạch hở chỉ có lk đơn C – C .
- Mạch cacbon tạo thành đường
gấp khúc .
- Mạch vòng chỉ có lk đơn C – C
-Trừ xiclopropan (mạch C
phẳng), các nguyên tử C trong
phân tử xicloankan không cùng
nằm trên một mặt phẳng .
Danh
pháp
Tên gọi có đuôi – an . Tên gọi có đuôi –an và tiếp đầu
ngữ xiclo .
C1 – C4: Thể khí C3 - C4: Thể khí
Tính chất
vật lý
- t 0nc, t0s, khối lượng riêng tăng theo phân tử khối
- nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
Tính chất
hóa học
- Phản ứng thế .
- Phản ứng tách .
- Phản ứng oxi hóa .
- Phản ứng thế .
- Phản ứng tách .
- Phản ứng oxi hóa .
Xiclopropan, xiclobutan có phản
Ở điều kiện thường ankan
tương đối trơ .
ứng cộng mở vòng với H2.
Xiclopropan có phản ứng cộng
mở vòng với Br2.
Xiclopropan, xiclobutan kém
bền.
Điều chế
ứng dụng
- Từ dầu mỏ .
- Làm nhiên liệu, nguyên liệu
Ví dụ 2: Chuỗi phản ứng sau giúp HS nắm được cách điều chế, tính chất hóa học và một vài ứng dụng
của C2H4.
2.4.3. Sử dụng BT thực nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm
- Dùng bài tập thực nghiệm tổ chức hoạt động học tập cho HS nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức, kĩ năng thực hành, phương pháp làm việc khoa học. GV cần tổ chức hoạt động cho HS:
+ Giải lí thuyết: GV hướng dẫn HS phân tích lí thuyết, xây dựng các bước giải b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status