Phân tích những thách thức và cơ hội – tìm ra những bước đi thích hợp trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Phân tích những thách thức và cơ hội – tìm ra những bước đi thích hợp trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 01
CHƯƠNG1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 04
1.1- KHÁI NIỆM VỀ TOÀN CẦU HOÁ . 04
1.2- SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HỌC THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ . 05
1.2.1- Lý thuyết củaphái Trọng Thương
1.2.2. Lý thuyết Lợi Thế Tuyệt Đối của Adam Smith
1.2.3- Lý thuyết Lợi Thế So Sánh của David Ricardo
1.2.4- Lý thuyết Heckesher – Ohlin ( H-O)
1.2.5- Lý thuyết CânBằng Giá Cả Yếu Tố (H - O - S)
1.2.6- Nhận xét chung
1.3- CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 11
1.4- KINH NGHIỆP ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA CÁC NƯỚC ĐI
TRƯỚC - ĐẶC TRƯNG LÀ TRUNG QUỐC MỘT NƯỚC CÓ NHIỀU HOÀN
CẢNH TƯƠNG ĐỒNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM . . 13
CHƯƠNG2: TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO
CỦA VIỆT NAM 19
2.1- TỔNG QUAN VỀ WTO - 19
2.1.1- Lịch sử hình thành WTO
2.1.2- Điều kiện và thủ tục gia nhập WTO
2.1.3- Cơ cấu tổ chức của WTO
2.1.4- Các hiệp định cơ bản trong khuôn khổ WTO
2.1.5- Các nguyên tắc cơ bản của WTO
2.1.6- Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
2.2- TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM 28
CHƯƠNG 3
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘICỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA WTO . 32
3.1- NHỮNG CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA WTO . 32
3.2- NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA WTO-----37
3.3- LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA WTO 41
3.3.1- Các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến lao động khi tham gia vào
WTO nói riêng và quá trình tòan cầu hóa nói chung.
3.3.2- Tác động đốivới việc làm
CHƯƠNG 4
KIẾN NGHỊ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ CÁC BƯỚC ĐI THÍCH
HỢP TẠO TIỀN ĐỀ CHO VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 48
4.1- MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO TIỀN ĐỀ CHO TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO
CỦA VIỆT NAM 48
4.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM 57



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

a và Hiệp định chống bán phá giá.
2.1.6- CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
Một trong những chức năng rất quan trọng của WTO là giải quyết tranh chấp
giữa các thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích các hiệp định
WTO. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO là: công bằng, nhanh chóng,
hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp. Các thành viên không
được đơn phương đưa ra biện pháp trả đủa khi cho rằng thành viên khác vi phạm
quy tắc thương mại, mà sử dụng hệ thống thương mại đa biên để giải quyết tranh
chấp.
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có quyền thành lập các nhóm
chuyên gia để xem xét vụ tranh chấp, chấp nhận hay từ chối các kiến nghị của
nhóm chuyên gia hay các kết quả kháng nghị, giám sát việc thực hiện các quyết
nghị và đề nghị cũng như có quyền cho phép hành động trả đũa khi một nước
không tuân thủ quyết nghị.
Các giai đoạn giải quyết tranh chấp theo quy định của WTO bao gồm các giai
đoạn: hòa giải (các bên tự giải quyết), xem xét vụ việc (nếu không hòa giải
thành), ra quyết nghị, phúc thẩm (nếu có kháng nghị của các bên tranh chấp), ra
30
quyết định cuối cùng. Thời gian thực hiện từng giai đoạn cũng được quy định rõ
và tổng thời gian giải quyết một vụ tranh chấp là một năm nếu không có kháng
nghị và một năm ba tháng trong trường hợp có kháng nghị.
2.2- TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM.
- 1994, Việt Nam trở thành quan sát viên của GATT.
- Tháng 4 năm 1994, Việt Nam thành lập tổ công tác Chính phủ về hội nhập
WTO.
- Giai đoạn 1: Nộp đơn xin gia nhập. Tháng 01/1995, Việt Nam đã đệ đơn xin
gia nhập lên Tổng giám đốc WTO theo Điều 12 của Hiệp định WTO. Điều đó đã
khẳng định mong muốn của Chính phủ Việt Nam trong việc hội nhập với nền
kinh tế thế giới.
Ngày 30/01/1995, Đại hội đồng WTO đã thành lập Nhóm công tác về việc
gia nhập của Việt Nam, với sự tham gia của nhiều thành viên WTO quan tâm
đến thị trường Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức các cuộc đàm phán về gia nhập
WTO và chuẩn bị Nghị định thư gia nhập. Nhóm công tác cũng có trách nhiệm
kiểm tra các chính sách và thực tiễn hoạt động thương mại của Việt Nam .
- Giai đoạn 2: Gửi "Bị Vong lục về Chế độ Ngoại thương" tới ban công tác.
Việt Nam đã hoàn thành bản bị vong lục về cơ chế ngoại thương vào giữa
năm 1996 và tháng 8/1996 Việt Nam đã nộp cho Ban thư ký WTO bản bị vong
lục này.
Bản Bị Vong lục giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế
vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, và cung cấp các thông tin chi tiết
về chính sách liên quan đến thương mại hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí
tuệ, đề cập chi tiết đến tất cả các công cụ thương mại như thuế quan, các hạn
chế phi thuế quan, các quy định về xuất nhập khẩu, kiểm soát ngoại hối, chính
sách đầu tư và quá trình tự do hoá thương mại trong tương lai được quy định trong
các luật và các quy định của Việt Nam.
31
- Giai đoạn 3: Làm rõ chính sách thương mại: Sau khi nghiên cứu "Bị Vong
lục về Chế độ Ngoại thương", nhiều thành viên WTO, trong đó có Mỹ, EU, Nhật
Bản, Australia... đặt các câu hỏi yêu cầu Việt Nam trả lời nhằm hiểu rõ chính
sách, bộ máy quản lý và thực thi chính sách của Việt Nam, cụ thể là các vấn đề
liên quan đến chính sách kinh tế, thương mại, dịch vụ, bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ, vấn đề đầu tư liên quan đến thương mại, môi trường... Ngoài việc trả lời các
câu hỏi, Việt Nam cũng phải cung cấp nhiều thông tin khác theo các biểu mẫu
do WTO quy định về hỗ trợ nông nghiệp, trợ cấp công nghiệp, các doanh nghiệp
có đặc quyền, các biện pháp đầu tư không phù hợp với quy định của WTO, thủ
tục hải quan, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ,...
Việt Nam cũng đã tiến hành thành công 4 phiên họp của Nhóm công tác về
việc gia nhập WTO của Việt Nam vào tháng 7/1998, tháng 12/1998, 7/1999 và
năm 2000. Vì vậy chúng ta có thể xem giai đoạn minh bạch chính sách đã hoàn
thành một bước quan trọng để có thể bắt đầu quá trình đàm phán mở cửa thị
trường.
- Giai đoạn 4: đàm phán song phương. Đầu năm 2002, Việt Nam đã gửi bản
chào ban đầu về thuế quan và bản chào ban đầu về dịch vụ tới WTO.
Đến tháng 6 năm 2004 Việt Nam đã gửi bản chào mở cửa hàng hóa và dịch
vụ lần thứ 4 cũng như lộ trình thực hiện các cam kết trong WTO tại phiên họp
thứ 8. Trong thời gian từ ngày 9 đến ngày 19 tháng 6 năm 2004, đòan đàm phán
Việt Nam đã tiến hành các phiên họp song phương với 15 nước đối tác.
Trong phiên họp đa phương ngày 15 tháng 6 năm 2004, 63 nước thành viên là
đối tác đàm phán đều đánh giá cao bản chào này của Việt Nam. Tuy nhiên, các
thành viên nhóm công tác về vấn đề Việt Nam gia nhập WTO vẫn cho rằng Việt
Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong qúa trình đàm phán mở cửa thị
trường, minh bạch hóa chính sách và cụ thể hóa những cam kết đó bằng các luật
và điều lệ cần thiết.
32
Bộ Ngọai Giao của Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2004 cho biết phiên đàm
phán thứ 8 về việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những bước tiến lớn quan
trong tiến trình đàm phán để Việt Nam gia nhập WTO. Việt Nam vẫn chủ trương
phấn đấu gia nhập WTO càng sớm càng tốt, nếu có thể thì vào năm 2005. Tuy
nhiên, thời điểm Việt Nam gia nhập WTO còn tùy thuộc vào các đối tác đàm
phán. Hiện chính phủ Việt Nam cũng đã và đang tích cực tiến hành qúa trình cải
cách và điều chỉnh nền kinh tế trong nước theo hướng phù hợp với các chuẩn
mực và thông lệ thương mại quốc tế cũng như các nguyên tắc cơ bản của WTO
nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình gia nhập WTO của mình.
Theo nguồn tin từ Ủy Ban Quốc Gia về hợp tác kinh tế quốc tế, ngày 8 tháng
12 năm 2004 tại Geneva (Thụy Sĩ) sẽ bắt đầu phiên đàm phán song phương đầu
tiên của vòng đàm phán thứ 9. Tại các phiên song phương dự kiến Việt Nam sẽ
tiếp tục đàm phán với một số nước: Mỹ, Hàn Quốc… xung quanh các vấn đề về
mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cải tổ luật pháp… Sau đó, từ ngày 17 tháng
12 sẽ diễn ra phiên đa phương giữa Việt Nam và các nước thành viên WTO. Lần
này Việt Nam sẽ cùng các nước đàm phán trực tiếp về nội dung bản dự thảo báo
cáo của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Như vậy, Việt Nam
đang ở vào giai đoạn thứ 4 trong 7 giai đoạn của thủ tục gia nhập WTO. Tuy
nhiên, các giai đoạn sau đó gồm giai đoạn 5 (giai đoạn hoàn tất), giai đoạn 6
(chấp thuận) và giai đoạn 7 (ký và phê chuẩn Nghị định thư gia nhập) chỉ đơn
thuần mang tính thủ tục, do đó có thể nói chúng ta đang ở vào giai đoạn quan
trọng nhất trong tiến trình gia nhập WTO. Đây là giai đoạn cần tiến hành những
cải cách kinh tế , sửa đổi chính sách cho phù hợp với các quy định, yêu cầu của
WTO, cũng là giai đoạn chuẩn bị nội lực để tận dụng cơ hội, đối phó với thách
thức khi Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới
này. Việc nhận thức rõ những cơ hội và thách thức đó là hết sức quan trọng và ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status