Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp lực dương tục qua mũi tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp lực dương tục qua mũi tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời Thank i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình vẽ và biểu đồ v
NỘI DUNG
Đặt vấn đề . 1
Chương 1. TỔNG QUAN . 3
1.1 Đặc điểm suy hô hấp cấp sơ sinh non tháng . 3
1.2 Thở áp lực dương liên tục (CPAP). 7
1.3 Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị . 18
Chương 2: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu, thời gian, địa điểm nghiên cứu. 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 23
2.2.2. Mẫu nghiên cứu . 23
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu . 24
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu . 29
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu . 29
2.2.6. Quy trình thở NCPAP . 29
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu . 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 31
3.1. Đánh giá kết quả điều trị của thở NCPAP . 31
3.2. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. 41
Chương 4: BÀN LUẬN . 44
4.1. Đánh giá kết quả điều trị của thở NCPAP . 44
4.2. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị . 51
KẾT LUẬN . 58
KHUYẾN NGHỊ. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

có nguy cơ tử vong cao gấp 7,2 lần trẻ bình
thường nằm viện [4]. Nguyễn Trọng Nơi trong nghiên cứu trẻ sơ sinh SHH
cho thở NCPAP nhận thấy trẻ có cân nặng dưới 1000gram tỉ lệ tử vong ở
nhóm bệnh là 50%, nhóm chứng là 28,6% [17]. Các kết quả nghiên cứu trong
nước cũng cho thấy trẻ có cân nặng thấp làm ảnh hưởng đến kết quả điều
trị CPAP [20], [21].
1.3.2. Thời gian bắt đầu điều trị, các dấu hiệu lâm sàng và biến chứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Nhiều tác giả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong giảm đáng kể nếu trẻ
nhập viện sớm. Kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Kamper J.,
Wulff K., Larsen C., Lindequist S., nhận thấy trẻ sơ sinh vào điều trị trước
6 giờ có tỉ lệ thành công cao [37], kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu
của Đỗ Hồng Sơn thở CPAP trong điều trị suy hô hấp cấp nhận thấy trẻ sơ
sinh vào điều trị trước 6 giờ tỉ lệ thành công chiếm 62,5% [20]. Như vậy trẻ
nhập viện sớm có ý nghĩa rất lớn trong quá trình điều trị bệnh.
Các chỉ số lâm sàng như tần số tim, nhịp thở, cơn ngừng thở, tím tái là
dấu hiệu điển hình và đáng tin cậy khi đánh giá tình trạng bệnh của trẻ trên
lâm sàng vì vậy đánh giá sự thành công hay thất bại trong điều trị NCPAP
nhiều tác giả trên thế giới cũng như trong nước đã dựa vào các dấu hiệu này.
Subramaniam trong một nghiên cứu đã kết luận NCPAP làm giảm <50% cơn
ngừng thở [43]. Durand M., McCann E., Brady J.P. kết luận CPAP có tác
dụng làm giảm tần số hô hấp [32].
Ở Việt Nam, Khu Thị Khánh Dung đã ứng dụng máy CPAP tự tạo tại
viện Nhi Trung ương cho thấy trước thở CPAP tần số tim 145 ± 13,6 lần/phút,
24 giờ sau giảm xuống 141 ± 17,0lần/phút và nhịp thở trước thở CPAP là
65 ± 13,6lần/phút, sau 24 giờ giảm 57,5 ± 11,8lần/phút [7]. Nguyễn Trọng
Nơi cũng cho thấy tần số tim chậm là yếu tố tiên lượng tử vong trong điều trị
NCPAP. Tình trạng trẻ tím toàn thân trong nghiên cứu có tỉ lệ tử vong cao hơn
các nhóm trẻ khác ở nhóm bệnh là 28,7%, nhóm chứng là 33,3%. Trẻ bị ngừng
thở từng cơn tỉ lệ tử vong ở nhóm bệnh là 27,6%, nhóm chứng là 28% [17].
Silverman là chỉ số được đánh giá bằng các triệu chứng lâm sàng điển
hình của suy hô hấp nên có thể dựa vào đó để xác định tương đối mức độ suy
hô hấp của trẻ. Trong nghiên cứu Đỗ Hồng Sơn đã cho thấy tỉ lệ thất bại ở
nhóm trẻ có chỉ số Silverman 7- 8 điểm là 33,3% [20]. Khu Thị Khánh Dung
nhận thấy chỉ số Silverman là 6,1 ± 1,2 điểm có tỉ lệ tử vong là 8% [7].
Nguyễn Trọng Hiếu nghiên cứu 83 trẻ sơ sinh, nhóm một có chỉ số Silverman
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
2,3 ± 0,6 điểm và SaO2 là 97,2 ± 11,7%, tỉ lệ tử vong 8%, nhóm hai có chỉ số
Silverman 3,7 ± 1,2 điểm và SaO2 là 84,3 ± 2,4%, tỉ lệ tử vong 15,8%.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như chỉ số SpO2, nhiệt độ, mức độ
nặng nhẹ của bệnh kèm theo cũng làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Nguyễn Trọng Nơi nghiên cứu nhóm trẻ sinh ngạt có tỉ lệ tử vong cao,
nhóm bệnh chiếm 22,7%, nhóm chứng chiếm 25,6%. Nhóm trẻ bị hạ thân
nhiệt cũng có tỉ lệ tử vong cao hơn nhóm trẻ khác ở nhóm bệnh là 38%, nhóm
chứng là 43,5% [17]. Trần Thị Uyển nghiên cứu cho thấy trẻ hạ thân nhiệt
chiếm tỉ lệ 46,8% và yếu tố hạ thân nhiệt cũng làm ảnh hưởng đến kết quả
điều trị [21].
Nguyễn Phước Chưởng nhận thấy khi điều trị NCPAP ở trẻ em nhiễm
khuẩn đường hô hấp dưới, nhóm trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thời gian
thở CPAP trung bình dài hơn là 147 giờ và nhóm không bị trào ngược dạ dày
thực quản thời gian thở CPAP trung bình chỉ có 86 giờ [6].
Khổng Thị Ngọc Mai nghiên cứu cho thấy nhóm trẻ sơ sinh vào viện
đơn thuần vì non tháng không cao chiếm có 19,7%, nhưng trẻ đẻ non có kèm
theo một bệnh lý khác chiếm đến 80,3%, chứng tỏ trẻ sơ sinh non tháng không
chỉ bị mắc đơn thuần một bệnh, nên có thể cùng một lúc nhiều yếu tố thay đổi
bất thường tác động làm cho bệnh nặng hơn, điều trị khó khăn và mất nhiều
thời gian hơn [18].
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước cho thấy CPAP
có tỉ lệ thành công rất rõ rệt trong điều trị suy hô hấp sơ sinh nhưng biến
chứng của NCPAP cũng là một trong những yếu tố đáng quan tâm.
Chow L.C., Wright K.W., nghiên cứu thở CPAP ở trẻ sơ sinh cân nặng
500 - 1500gram, nhóm có SpO2 là 85 - 93%, tỉ lệ sống chiếm 88% nhưng biến
chứng bệnh lý võng mạc (ROP: Retinopathy of premature) giai đoạn 3 - 4 là
2,5%, ROP điều trị là 1,3% và nhóm có SpO2 90 - 98% tỉ lệ sống là 81%, biến
chứng ROP giai đoạn 3 - 4 là 12,5%, ROP điều trị là 4,4% [31].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Nguyễn Trọng Hiếu nghiên cứu cho thấy ở nhóm một có biến chứng:
xuất huyết phổi là 6,7%, bệnh phổi mạn tính là 2,2%, ROP là 3,1% và ở nhóm
hai có biến chứng xuất huyết phổi là 10,5%, xuất huyết não thất là 9,5%, bệnh
phổi mạn tính là 7,9%, ROP là 9,5% [11]. Trần Thị Uyển cho thấy tỉ lệ tai biến
do thở NCPAP như: tắc ống là 31,3%, tuội ống là 31,3%, chảy máu mũi họng
là 65,6% [21]. Tạ Văn Trầm trong nghiên cứu gặp biến chứng chướng bụng
và phù mặt chiếm tỉ lệ 5,5% [24]. Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu khác cho
thấy biến chứng tràn khí màng phổi, động kinh, thóp phồng… [6], [7], [17].
Tuy nhiên để xác định thêm về tỉ lệ thành công, các yếu tố liên quan và đặc biệt
là biến chứng thì cần có thêm nghiên cứu khác nữa.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: trẻ sơ sinh non tháng vào điều trị với chẩn
đoán suy hô hấp cấp.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009
- Địa điểm nghiên cứu: khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Trung ương
Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả.
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả.
p.q
n = Z
2
1 - α/2
d
2
Trong đó: n: là cỡ mẫu cần thiết.
p: là tỉ lệ thành công theo nghiên cứu gần đây p = 0.8
q = 1 - p = 0,2
d: là độ chính xác mong muốn (chọn d = 0,07)
Z
2
1 - α/2 = 1,96
2
hệ số tin cậy
Thay vào công thức ta có:
1,96
2
. 0,8. 0,2
n = = 125
0,07
2
- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu:
+ Trẻ sơ sinh non tháng: những trẻ có tuổi thai 28-36 tuần (dựa vào ngày
đầu tiên của kỳ kinh cuối của mẹ hay mẹ không nhớ ngày thì dựa vào bảng
đánh giá tuổi thai theo Finstom)
+ Cân nặng của trẻ từ 1000 - 2500gram.
+ Trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp cấp: dựa vào chỉ số Silverman
+ Chỉ định thở NCPAP [25]:
Thất bại khi điều trị suy hô hấp cấp bằng thở oxy qua canuyn mũi, bệnh
nhân vẫn còn ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Thở nhanh > 60lần/phút.
Tím tái
Cơn ngừng thở ở trẻ sơ sinh non tháng ( > 20 giây)
Chỉ số Silverman 4-8 điểm
SpO2 < 90%
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Những trẻ cân nặng khi sinh dưới 1000gram.
+ Tu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status