Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại



MỤC LỤC
CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀHOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, MUA LẠI VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .4
1.1 LÝ LUẬN VỀSÁP NHẬP, MUA LẠI (M&A).4
1.1.1 Khái niệm sáp nhập và mua lại.4
1.1.2 Các hình thức sáp nhập, mua lại .6
1.1.2.1 Dựa trên mức độliên hệgiữa hai tổchức .6
1.1.2.2 Dựa trên phạm vi lãnh thổ .8
1.1.2.3 Dựa trên chiến lược mua lại công ty .8
1.1.2.4 Dựa trên phương pháp tiến hành tài trợ(bằng nợhay vốn tựcó).9
1.1.2.5 Các cách phân loại khác .9
1.1.3 Động cơthực hiện sáp nhập và thâu tóm .10
1.1.3.1 Hợp lực thay cạnh tranh.10
1.1.3.2 Nâng cao hiệu quả .11
1.1.3.3 Tham vọng bành trướng tổchức và tập trung quyền lực thịtrường.11
1.1.3.4 Giảm chi phí gia nhập thịtrường .12
1.1.3.5 Chiến lược đa dạng hóa và dịch chuyển trong chuỗi giá trị .12
1.1.4 Các cách thực hiện sáp nhập và mua lại .12
1.1.4.1 Chào thầu (tender offer).13
1.1.4.2 Lôi kéo các cổ đông bất mãn (Proxy fights).13
1.1.4.3 Thương lượng tựnguyện (friendly mergers) .13
1.1.4.4 Thu gom cổphiếu trên thịtrường chứng khoán .14
1.1.4.5 Mua lại tài sản công ty gần giống cách chào thầu.14
1.1.5 Những bài học kinh nghiệm rút ra từnhững thành công và thất bại trong
hoạt động sáp nhập, mua lại .14
1.2 LÝ LUẬN VỀNĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.18
1.2.1 Năng lực cạnh tranh và các nhân tốtác động đến năng lực cạnh tranh
của các ngân hàng thương mại .18
1.2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay .20
1.2.3 Sựcần thiết của hoạt động M&A đểnâng cao năng lực cạnh tranh của
các ngân hàng thương mại Việt Nam.25
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.27
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
NGÂN HÀNG TRÊN THẾGIỚI VÀ VIỆT NAM.28
2.1 SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TRÊN THẾGIỚI .28
2.1.1 Làn sóng sáp nhập và mua lại ởMỹ.28
2.1.2 Tại Châu Âu .31
2.1.3 Tại Châu Á .33
2.2 SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ỞVIỆT NAM .38
2.2.1 Quan điểm của Nhà nước vềhoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng .38
2.2.2 Hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các ngân hàng tiến hành sáp nhập,
hợp nhất, mua lại.39
2.2.2.1 Các Luật điều chỉnh chung cho hoạt động M&A .39
2.2.2.2 Các văn bản quy định hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng.40
2.2.3 Thực tiễn diễn ra hoạt động M&A ngân hàng thương mại ởViệt Nam.41
2.2.3.1 Những giao dịch sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực ngân hàng .42
2.2.3.2 Các giao dịch là tiền đềcho hoạt động M&A ngân hàng .45
2.2.4 Đánh giá tình hình hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam .51
2.2.5 Những thành tựu đạt được từhoạt động M&A ngân hàng Việt Nam .52
2.2.6 Những mặt hạn chế.53
KẾT LUẬN CHƯƠNG II .54
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG M&A .55
3.1 DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG CỦA HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH
VỰC NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI .55
3.1.1 Những nhân tốgóp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân
hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. .55
3.1.2 Các hình thức sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại Việt Nam
trong thời gian tới.57
3.1.2.1 Các ngân hàng nhỏsẽ“bắt tay” với các ngân hàng nhỏ .57
3.1.2.2 Ngân hàng lớn sáp nhập và mua lại ngân hàng nhỏ.59
3.1.2.3 Các ngân hàng cùng quy mô (lớn, trung bình) và cùng chiến lược phát
triển sáp nhập với nhau.60
3.1.2.4 Sáp nhập xuyên biên giữa các tổchức tài chính nước ngoài với các
ngân hàng trong nước .62
3.1.2.5 Sáp nhập ngân hàng đểthành lập tập đoàn tài chính ngân hàng .65
3.2 GIẢI PHÁP HỖTRỢ.67
3.2.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại. .67
3.2.2 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng .68
3.2.2.1 Cơchếchính sách quản lý chung.68
3.2.2.2 Cơchếchính sách dùng riêng cho hoạt động M&A ngân hàng.70
3.2.3 Một số đềxuất cho Ngân hàng thương mại khi tiến hành hoạt động M&A.71
3.2.3.1 Vấn đềlựa chọn đối tác .71
3.2.3.2 Vấn đề định giá và lựa chọn phương pháp định giá .73
3.2.3.3. Vấn đềthương hiệu .76
3.2.3.4. Vấn đềvăn hóa và con người trong hoạt động M&A.78
3.2.3.5 Vấn đềvềsựhiểu biết và tâm lý của Nhà quản trịngân hàng .79
KẾT LUẬN CHƯƠNG III .80
KẾT LUẬN.81



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

o cản.
Như vậy, dù xuất phát từ các nguyên nhân và mục đích khác nhau, nhưng
chính thành quả đáng chú ý của hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng tại các
-38-
quốc gia này là những bài học kinh nghiệm và mô hình cho các quốc gia khác thực
hiện đối với hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng ở quốc gia mình.
2.2 SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
2.2.1 Quan điểm của Nhà nước về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng
Theo Quyết định số 112/QĐ-TTg của Chính Phủ ngày 24/05/2006 về việc
phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng tới năm 2010, Ngân hàng Nhà nước sẽ
hoạt động với vị thế độc lập hơn chuẩn bị tiền đề sau năm 2010 chuyển sang điều
hành chính sách tiền tệ theo cơ chế “lạm phát mục tiêu”. Các ngân hàng thương mại
cổ phần và các ngân hàng thương mại Nhà nước đóng vai trò nòng cốt của hệ thống
ngân hàng Việt Nam, nhưng bên cạnh đó vẫn khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua
lại để tăng quy mô các ngân hàng thương mại ngang tầm khu vực .
Một trong những mục tiêu đối với các ngân hàng thương mại trong giai đoạn
này là nâng cao năng lực tài chính như tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với
nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có. Riêng đối với việc nâng
cao vốn điều lệ, Đề án này đề cập tới hàng loạt giải pháp như phát hành trái phiếu,
cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ dừng lại ở việc
khuyến khích chứ không dùng mệnh lệnh buộc các ngân hàng sáp nhập hay hợp
nhất, mà phải dựa trên điều kiện kinh tế và trên cơ sở tự nguyện giữa các ngân hàng.
Kiên quyết xử lý các NHTMCP yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho
hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản các NHTMCP theo
quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội.
Tạo điều kiện cho các NHTM mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh
tranh và quy mô hoạt động. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM phù hợp
với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung
hạn và 10% trong dài hạn.
Đưa ra những quan điểm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam
chứng tỏ Ngân hàng Nhà nước đã nhìn thấy những bất cập của việc phát triển tràn
lan và nguy cơ của các tổ chức tín dụng quy mô nhỏ hoạt động không hiệu quả có
thể làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng. Đánh giá chủ trương tái cơ cấu,
-39-
lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, đặc biệt là cho phép sáp nhập, hợp nhất, mua lại
giữa các ngân hàng thương mại cổ phần, có thể thấy đây là một cách đi đúng hướng,
phù hợp với xu thế của ngành ngân hàng ở các nước đang phát triển. Đây cũng là
hướng giải quyết phổ biến của nhiều nước Châu Á cũng đang đối mặt với tình trạng
thừa thãi về số lượng ngân hàng trong nước như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc,
Malaysia....
2.2.2 Hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các ngân hàng tiến hành sáp nhập,
hợp nhất, mua lại:
2.2.2.1 Các Luật điều chỉnh chung cho hoạt động M&A
Hoạt động M&A được chế tài bởi Luật cạnh tranh năm 2004 với đối tượng
áp dụng là tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi là chung là doanh nghiệp) bao
gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ, công ích, doanh nghiệp
hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
Vấn đề độc quyền được đề cập đến ở Chương 2, Mục III, điều 16, điều 17,
điều 18 – trường hợp tập trung kinh tế bị cấm- quy định như sau: Cấm tập trung
kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm
trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật
này hay trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc
loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Điều 19 – Trường hợp
miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm:1/ Một hay nhiều bên tham gia tập trung
kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hay lâm vào tình trạng phá sản; 2/ Việc tập
trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hay góp phần phát triển kinh tế-xã
hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
Như vậy, tinh thần của Luật cạnh tranh là nhằm khống chế các tác động xấu
của hoạt động M&A bởi hoạt động M&A thường dẫn tới “sự tập trung kinh tế” hay
sẽ dẫn đến tình trạng sẽ xuất hiện các doanh nghiệp có khả năng thao túng thị
trường. Ở các nước phát triển đặc biệt là Mỹ và Châu Âu, trào lưu hoạt động sáp
nhập được diễn ra mạnh mẽ từ đầu thế kỷ 19 và các nước này cũng liên tục đưa ra
-40-
các đạo luật nhằm điều chỉnh họat động M&A để chống lại tình trạng độc quyền và
phải thay đổi quy định liên tục cho phù hợp với thực tiễn của hoạt động M&A. Hiện
tại, ở hai khu vực này đều chịu sự chi phối bởi Luật cạnh tranh hay Luật chống độc
quyền nhằm ngăn chặn các tập đoàn tài chính lớn có ý định thao tóm thị trường và
tiêu diệt sự cạnh tranh trong ngành.
2.2.2.2 Các văn bản quy định hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng
Đối với riêng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng, Quy chế sáp nhập,
hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam đi kèm với Quyết định số 241/
1998/QĐ-NHNN ngày 15/07/1998 của Ngân hàng Nhà nước ban hành nhằm tạo cơ
sở pháp lý để các ngân hàng TMCP, các công ty tài chính cổ phần trong nước thực
hiện trong quá trình củng cố, sắp xếp lại. Trong đó, đối tượng và phạm vi điều chỉnh
như sau:
Các tổ chức tín dụng cổ phần đang hoạt động bình thường, nhưng tự nguyện
xin sáp nhập, hợp nhất hay mua lại tổ chức tín dụng cổ phần khác để thành một tổ
chức tín dụng cổ phần có quy mô lớn hơn, hoạt động an toàn hơn và có mức vốn
điều lệ lớn hơn.
Các tổ chức tín dụng cổ phần được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt
hay không đủ mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Nhà nước hay hoạt
động yếu kém có thể tự nguyện xin sáp nhập, hợp nhất hay mua lại theo các quy
định của Quy chế này.
Các tổ chức tín dụng cổ phần bị xử lý trong trường hợp đặc biệt theo quy chế
này.
Quy chế cũng quy định cụ thể các điều kiện cho M&A đối với các tổ chức
tín dụng là:
Có phương án sáp nhập/ hợp nhất/ mua lại khả thi.
Được đại hội cổ đông của các tổ chức tín dụng cổ phần nhất trí chấp thuận và
cam kết cùng chịu trách nhiệm giải quyết các tồn tại cũ.
Được Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố chấp thuận.
Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố có liên quan đề nghị.
-41-
Quy chế này còn quy định cụ thể quy trình, thủ tục, hồ sơ và tổ chức thực hiện hoạt
động M&A.
Ngoài ra, Nghị định 69/ 2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ
phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam quy định như sau:
Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ
đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status