Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt



Con cá gắn với đời sống con người từng miếng ăn đến lao động. Khi đánh bắt, dù nhắm
đến nhiều loại hải sản khác nhau thì người Việt vẫn dùng “đánh cá” để chỉ chung cho hoạt
động đánh bắt trên biển cả, sông nước. Khi ẩm thực, người Việt lại xem cá là loại thực phẩm
đạm chủ yếu, thế nên từ đó đi vào tri nhận “cá là vật giá trị” là điều dễ lý giải.
Đối sánh với tiếng Anh, liên quan đến cá (fish) thì thấy rằng, người Anh cũng dùng
động từ “fish” hay thuật ngữ “catch fish” - “đánh cá” để chỉ hành động đánh bắt (catchlà
“bắt”). Nếu người Việt nói “Cá cắn câu” để chỉ “người đã vào tròng” thì tiếng Anh cũng
dùng “fish” chỉ “người bị mồi chài”, dùng “a queer fish” để chỉ “người cá tính”, dùng “cold
fish” chỉ người lạnh lùng, “big fish” chỉ “nhân vật thế lực”



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

NSN sang MYN thân phận con người.
 Lúa (rice) là loài cây lương thực phổ biến nhất ở Việt Nam từ xa xưa, và thường
được trồng ở nước (nên có cụm Văn minh lúa nước); lúa cũng được dùng để chỉ hạt thóc –
bộ phận làm lương thực chưa sơ chế. Tùy vào đặc tính người Việt phân loại: lúa cáy, lúa
chét, lúa lốc, lúa ma... tùy vào mùa vụ thu hoạch mà phân loại lúa đông – xuân, lúa hè –
thu… Lúa má là kết hợp để nói khái quát về lúa được trồng. Tuy nhiên, khác với các nước ôn
đới, các giống cây lương thực để làm bia, bánh mì, người Việt vẫn liệt vào họ lúa: lúa mạch
(buckwheat), lúa mì (wheat). Vì trồng lúa là nghề chính của nhà nông, nên người nông dân
chân chất dân gian thường gọi là “hai lúa” hay nói người quê mùa là “lúa”, “lúa đời” như
vậy có sự chuyển đổi từ MYNSN sang MYN tính chất – đặc điểm con người.
 Lươn (eel) là loài cá nước ngọt nhưng thân giống loài rắn (bò sát), mắt rất nhỏ, da
trơn và sống chui rút trong bùn. Chính vì đặc tính đó mà có thành ngữ “ti hí mắt lươn” chỉ
người không được đẹp về hình thức lẫn tính cách, hay “da lươn” ám chỉ người có làn da xấu,
“thân lươn” ám chỉ đời sống hèn hạ (“Thân lươn bao bao quản lấm đầu” – Nguyễn Du). Về
mặt định danh trong ngôn ngữ, chúng ta có kết hợp “lươn khươn” chỉ cách làm ăn cố tình
kéo dài không thích đáng, “lươn lẹo” chỉ bản chất gian dối, lắt léo trong ứng xử con người –
Sự chiếu xạ từ MYNSN sang MYN chỉ hành động, tính chất của con người.
 Nhái là từ đồng âm (2 dạng) trong đó nhái1 (frog) thuộc MYNSN là loài ếch nhái,
ngón chân nở rộng, sống lưỡng cư. Định danh trong ngôn ngữ liên quan tới nhái có “nhái
bén” chỉ loại nhái rất nhỏ, thường sống trên cây và cũng là ẩn dụ tri nhận ám chỉ con người
nhỏ nhoi hay nhỏ nhặt; “bơi nhái” là kết hợp ẩn dụ chỉ một kiểu bơi; “người nhái” là kết
hợp ẩn dụ chỉ người có trang bị đồ bơi hình chân nhái hay nhân vật trong phim – truyện vận
trang phục kiểu nhái.
 Mắm là từ đồng âm (3 dạng) trong đó dạng 1 và 2 đều thuộc MYNSN mắm1
(Avicennia) là dạng cây ở sống ở nước lợ mắm2(salted fish) là thức ăn từ tôm cá được muối
để lâu ngày. Dựa vào đặc tính của mắm người ta phân loại thành: mắm cái, mắm kèm, mắm
lóc, mắm muối, mắm nêm, mắm sặc, mắm tôm, dưa mắm…
 Ốc là từ đồng âm (hai dạng), tuy nhiên, chúng tui cho rằng ốc1 (shellfish) và (đinh)
ốc2 (screw) là đồng âm cùng dạng với nghĩa gốc thuộc MYNSN – loài vật lưỡng cư thân
mềm, có vỏ cứng…Phái sinh của ốc1 là loại tù và làm bằng chính vỏ ốc. Dựa vào đặc tính
người ta phân loại thành: ốc bươu, ốc hương, ốc lồi, ốc nhồi, ốc sên, ốc vặn, ốc xà cừ…
 Rươi (clam worm/ sand worm) là loại giun đốt, có thể làm thức ăn và sinh theo
mùa. Vì vậy có thành ngữ “trộm cắp như rươi” ám chỉ rất nhiều.
 Tép là từ đồng âm(2 dạng) và chúng tui ghi nhận đây là đồng âm cùng gốc, bởi tép1
là từ đa nghĩa (hai nghĩa) thuộc MYNSN chỉ loài vật nhỏ hơn tôm (phái sinh là tôm loại nhỏ
– khẩu ngữ miền Tây Nam bộ), tép 2 (tiny shrimp) bộ phận mọng nước dạng sợi trong trái
họ cam, quýt…; bộ phận này có hình dáng rất giống con tép (tép1) và đây cũng là một kiểu
Ẩn dụ tri nhận chuyển từ MYNSN sang MYN sự vật hiện tượng nói chung. Tép riu là một
loại tép, nhưng cũng dùng để định danh những việc con cỏn, loại hèn kém không đáng quan
tâm.
 Tôm là từ đồng âm (hai dạng) trong đó tôm1 (shrimp) thuộc MYNSN, là hải sản
thuộc dạng quý và ngon, nên có thành ngữ “đắt như tôm tươi”. Dựa vào đặc tính người ta
phân loại: tôm càng, tôm he, tôm hùm, tôm rảo, tôm rồng…Ngoài ra còn có những món ăn
liên quan đến tôm được định danh thành: tôm bông, bánh tôm, bánh phồng tôm,… Kết hợp
tôm tép chỉ khái quát về hai loài này, và cũng dùng định danh chỉ hạng người thấp kém,
không địa vị trong xã hội.
 Sen là từ đồng âm (3 dạng) trong đó sen3 (lotus) thuộc MYNSN, là loài cây hoa
thơm đặc trưng sống ở nước. Các kết hợp đầm sen, mứt sen, trà sen đều định danh trên cơ sở
lấy sen để định loại.
Trên đây chúng tui vừa phân tích tỉ mỉ, đi sâu vào ngữ nghĩa mỗi định danh trong từ điển
tiếng Việt [38] để chứng minh rằng, MYNSN là một MYN quan trọng trong tư duy ngôn
ngữ người Việt, và đó là một miền nguồn trù phú cho việc chuyển đổi nghĩa (Ẩn dụ tri nhận)
để đưa vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội con người Việt Nam. Đối với những
Trường ý niệm tiếp sau chúng tui chỉ nhấn mạnh đến các định danh đậm dấu ấn Ẩn dụ tri
nhận nhằm tập trung hơn vào đối tượng của NNHTN.
1.4. Trường ý niệm 4: Công cụ đánh bắt
 (Cần) câu (fishing – rod) là công cụ đánh bắt phổ biến, vì vậy từ MYNSN đã được
chuyển hóa thành MYN công cụ kiếm ăn nói chung của con người trong cần câu cơm.
 Chài là từ đồng âm (2 dạng) trong đó chài1 (casting net) là công cụ đánh bắt thuộc
MYNSN, tuy nhiên chúng tui cho rằng có sự liên hệ với chài2 với nghĩa làm cho đối phương
bệnh tật hay mắc bẫy tình ái và đây là một kiểu Ẩn dụ tri nhận được ghi nhận trong từ điển;
từ đó có kết hợp bòn chài, mồi chài.
Kết hợp “chài lưới” dùng thay mặt chỉ chung cho nghề đánh cá – MYNSN sang MYN
nghề nghiệp.
Kết hợp “mỡ chài” (chỉ mỡ bám vào trong bụng lợn) là Ẩn dụ tri nhận khi người ta nhận
ra nó tựa cái chài đánh cá – chuyển hóa giữa MYNSN sang MYN bộ phận của động vật.
 Lưới (net) là công cụ đánh bắt dùng cách bủa vây cá trên diện rộng, từ đây có những
Ẩn dụ tri nhận lưới trời – chỉ sự bủa vây công lý đối với tội phạm, lưới tình (amorous nets)
– sự bủa vây mê hay của tình ái là những định danh chưa đi vào từ điển nhưng cũng đã khá
phổ biến.
Lưới còn có phái sinh (đồng âm cùng gốc) với nghĩa là hoạt động đánh bắt.
 Mồi là từ đồng âm (3 dạng) trong đó mồi1 (tortoise–shell) chỉ loài vật (đồi mồi) và
mồi2 (bait) nghĩa gốc là miếng ăn cho loài khác nó thuộc MYNSN, mồi2 có nghĩa phái sinh
là vật dùng để nhử bắt; nên có kết hợp “mồi chài” (entice/decoy) chuyển di từ MYNSN sang
MYN hoạt động mang tính vụ lợi. Mồi2 còn một dạng đồng âm cùng gốc với nghĩa khẩu ngữ
chỉ quần áo sang nhất dùng chưng diện và rõ ràng, về tri nhận, nó có liên quan đến hoạt động
thu hút gần với động tác nhử bắt.
1.5. Trường ý niệm 5: Phương tiện di chuyển và các bộ phận của phương
tiện
 Bè là từ đồng âm (2 dạng) với nghĩa bè1 (raft) thuộc MYNSN – một phương tiện đơn
giản là kết nhiều thân cây lại để vận chuyển trên sông nước, tuy nhiên chúng tui cũng thấy sự
liên quan nghĩa của bè1 và bè2 (squat) – chỉ bề ngang quá khổ bởi sự tri nhận về hình dáng
liên quan đến hình dáng của bè1. Từ nghĩa gốc bè1 nên có các nghĩa phái sinh định danh
trong ngôn ngữ:
Phần nhạc dùng cho một hay nhiều nhạc khí cùng loại trong dàn nhạc, hay cho một
hay nhiều giọng cùng loại trong hợp xướng: Bè (trong âm nhạc) – chuyển từ MYNSN sang
MYN âm nhạc.
Nhóm người kết v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status