Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa - pdf 14

Download miễn phí Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đềtài . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 3
3. Đối tượng và khách thểnghiên cứu . 3
4. Nhiệm vụnghiên cứu . 3
5. Giảthuyết khoa học. 4
6. Phạm vi nghiên cứu . 4
7. Phương pháp nghiên cứu . 4
Chương 1: Cơsởlý luận liên quan đến đềtài
1.1. Lịch sửvấn đềnghiên cứu. 5
1.2. Cơsởlý luận của đềtài . 8
1.2.1. Khái niệm liên quan đến đềtài . 8
1.2.2. Quan điểm chỉ đạo việc tổchức phối hợp giữa nhà trường với CMHS. 10
1.2.3. Vai trò, trách nhiệm của gia đình và nhiệm vụcủa hội CMHS . 13
1.2.4. Ý nghĩa của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội . 17
1.2.5. Nội dung việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS 20
Chương 2: Thực trạng việc quản lý công tác phối hợp với CMHS
ởcác trường THCS vùng nông thôn thịxã Bà Rịa
2.1. Khái quát vềcác xã và trường THCS vùng nông thôn của thịxã Bà Rịa. 28
2.2. Thực trạng quản lý công tác phối hợp với CMHS ởcác trường THCS
vùng nông thôn thịxã Bà Rịa . 30
2.2.1. Thực trạng nhận thức
2.2.1.1. Nhận thức vềsựphụthuộc của kết quảgiáo dục HS vào việc phối
hợp giữa nhà trường và gia đình. 32
2.2.1.2. Nhận thức vềvai trò của các lực lượng giáo dục trong sựquan hệ
phối hợp giữa nhà trường và gia đình . 33
2.2.1.3. Nhận thức vềtrách nhiệm phối hợp giữa nhà trường và gia đình. 35
2.2.1.4. Nhận thức vềnội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình. 37
2.2.1.5. Nhận thức của CBQL vềviệc quản lý công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình. 45
* Tiểu kết vềthực trạng nhận thức . 47
2.2.2 Thực trạng việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS
2.2.2.1. Thực trạng quản lý việc liên lạc giữa GVCN với CMHS . 48
2.2.2.2. Thực trạng việc chỉ đạo GVCN thực hiện phối hợp với CMHS. 50
2.2.2.3. Thực trạng việc CMHS quản lý, hướng dẫn con học tập. 54
2.2.2.4. Thực trạng quản lý việc CMHS phối hợp với nhà trường . 60
2.2.2.5. Thực trạng việc quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với
CMHS của hiệu trưởng. 65
2.2.3. Nhận xét vềcác lực lượng giáo dục trong sựquan hệphối hợp giữa nhà
trường với CMHS ởcác trường THCS vùng nông thôn thịxã Bà Rịa . 69
* Tiểu kết vềthực trạng quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với CMHS. 71
2.3. Nguyên nhân của thực trạng còn hạn chếtrong công tác quản lý sựphối
hợp giữa nhà trường với CMHS. 73
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quảquản lý công tác phối
hợp với CMHS ởcác trường THCS vùng nông thôn thịxã Bà Rịa
3.1. Cơsở đềra các biện pháp. 75
3.2. Những biện pháp . 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận. 86
2. Những kiến nghị. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

h. Tuy nhiên vì còn nhiều cha mẹ học sinh có tri thức về khoa
học giáo dục chưa cao và hoàn cảnh kinh tế của nhiều gia đình còn khó khăn,
nên mức độ đầu tư cho việc giáo dục cũng như cách thức quản lý, hướng dẫn
46
con cái học tập và rèn luyện còn hạn chế. Do đó, theo đa số các thầy cô thì nhà
trường cần tăng cường hơn sự chủ động phối hợp với gia đình bằng nhiều
hình thức như đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên giữa giáo viên chủ
nhiệm và cha mẹ học sinh, tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục và phổ biến
tri thức khoa học giáo dục cho cha mẹ học sinh để giúp họ nâng cao hiệu quả
giáo dục con em, nhất là giáo viên chủ nhiệm cần đến thăm gia đình toàn thể
học sinh trong lớp để tạo ý thức quan tâm phối hợp với nhà trường của các cha
mẹ học sinh trong việc giáo dục các em. Tuy nhiên cũng có 1 ý kiến (20% số
người được hỏi) cho rằng trách nhiệm giáo dục trẻ chính là của gia đình, nhất là
về mặt đạo đức, do đó gia đình phải chủ động phối hợp với nhà trường để giáo
dục các em, cha mẹ phải quan tâm và tạo điều kiện tốt cho các em học tập, rèn
luyện thì nhà trường mới có thể giáo dục các em đạt kết quả tốt được.
Theo các thầy cô thì kết quả mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có
công tác phối hợp với cha mẹ học sinh phụ thuộc nhiều vào sự quản lý của hiệu
trưởng. Nếu hiệu trưởng không coi trọng công tác phối hợp với gia đình học
sinh thì sẽ không có những biện pháp huy động tốt sự cộng tác của hội cha mẹ
học sinh, sẽ không chú ý chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các giáo viên chủ nhiệm
thực hiện trách nhiệm chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục các
em thì công tác này sẽ không đạt kết quả tốt được.
Một số thầy cô còn có ý kiến rằng bên cạnh những biện pháp chủ động
phối hợp với cha mẹ học sinh, nhà trường cần tham mưu tốt với chính
quyền và kết hợp chặt chẽ với với các ban ngành, đoàn thể địa phương để có
tác động đến nhân dân, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giáo dục con em
của các bậc phụ huynh, từ đó kết quả phối hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ
tốt hơn.
47
TIỂU KẾT
Về thực trạng nhận thức việc phối hợp giữa nhà trường và CMHS
Qua khảo sát và phỏng vấn các cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm và
ban giám hiệu các trường, chúng tui nhận thấy tất cả cán bộ quản lý và giáo
viên chủ nhiệm đều nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phối hợp
giữa nhà trường với gia đình, nhưng đối với cha mẹ học sinh vẫn còn một bộ
phận (4,55%) chưa thấy được sự phối hợp này có tác động nhiều đến kết quả
giáo dục học sinh.
Đa số cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm cùng các bậc cha mẹ học
sinh cũng nhận thức rõ về những nội dung cần phối hợp giữa nhà trường và gia
đình để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Tuy nhiên vẫn còn 17,33% giáo
viên chủ nhiệm chưa coi việc nâng cao tri thức khoa học giáo dục cho các bậc
cha mẹ học sinh là trách nhiệm của nhà trường. Đối với vai trò của các lực
lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình, có một
tỉ lệ khá cao giáo viên chủ nhiệm chưa coi trọng vai trò, trách nhiệm của ban
giám hiệu (37,33%) và của Ban thay mặt cha mẹ học sinh (49,33%). Đa số các
thầy cô đánh giá là trách nhiệm chính trong sự phối hợp này là của các giáo viên chủ
nhiệm và cha mẹ học sinh.
Việc chủ động phối hợp giữa nhà trường và gia đình là trách nhiệm của
nhà trường, nhưng cả giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh đều đánh giá là trách
nhiệm của gia đình với tỉ lệ cao hơn. Đa số được hỏi đánh giá là cha mẹ sanh con ra
phải lo cho con ăn học và có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhà trường để
giáo dục con.
48
2.2.2. THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA
NHÀ TRƯỜNG VỚI CMHS
2.2.2.1. Thực trạng quản lý việc liên lạc giữa GVCN với CMHS
y Mức độ sử dụng các hình thức liên lạc của GVCN
Có nhiều hình thức liên lạc giữa nhà trường và gia đình. Qua khảo sát,
mức độ sử dụng các hình thức liên lạc của giáo viên chủ nhiệm với các cha mẹ
học sinh được trình bày trong bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10: Mức độ sử dụng các hình thức
liên lạc với CMHS của GVCN
n = 75
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Rất ít khi
Chưa thực
hiện Hình thức
SL % SL % SL % SL %
M
1. Dùng sổ liên lạc 74 98,67 1 1,33 0 00 0 00 3,98
2. Mời gặp CMHS 29 38,67 37 49,33 9 12,00 0 00 3,27
3. Trao đổi qua điện
thoại
1 1,33 42 56,00 15 20,00 17 22,67 2,36
4. Viết thư thông báo 2 2,67 29 38,67 33 44,00 11 14,67 2,29
5. Đến gia đình HS để
trao đổi
0 00 23 30,67 30 40,00 22 29,33 2,01
* Nhận xét:
Sổ liên lạc là hình thức liên lạc phổ biến nhất của các giáo viên chủ
nhiệm với gia đình học sinh. Qua khảo sát có 98,67% thầy cô sử dụng thường
xuyên, điểm trung bình với 4 mức độ khảo sát là 3,98. Khi trao đổi với một số
giáo viên chủ nhiệm, mức độ thường xuyên ở đây là thực hiện theo đúng quy
định của Ban giám hiệu là phải tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện, số ngày
nghỉ học của học sinh từng 2 tháng vào sổ liên lạc để gởi về gia đình các em.
Hình thức mời gặp cha mẹ học sinh ở trường có tỉ lệ 38,67% giáo viên sử dụng,
điểm trung bình là 3,27. Như vậy dùng sổ liên lạc và mời gặp cha mẹ học sinh
là hai hình thức được các giáo viên chủ nhiệm thực hiện với mức độ nhiều nhất
và không có giáo viên nào chưa thực hiện.
49
Các hình thức liên lạc khác giáo viên chủ nhiệm cũng thường sử dụng
như trao đổi với cha mẹ học sinh qua điện thoại có điểm trung bình là 2,36, viết
thư thông báo cho gia đình học sinh với điểm trung bình là 2,29 và đến gia đình
học sinh để trao đổi là 2,01. Như vậy ba hình thức liên lạc này ít được các giáo
viên chủ nhiệm sử dụng, trong đó việc giáo viên chủ nhiệm đến thăm gia đình
học sinh để trao đổi là biện pháp thường mang lại hiệu quả giáo dục rất lớn
nhưng lại có tỉ lệ giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện nhiều nhất với 29,33%.
Đến gia đình học sinh không phải chỉ để thông báo những khuyết điểm của các
em mà còn nhằm để nắm chắc hoàn cảnh của học sinh và trao đổi thống nhất
với cha mẹ các em những vấn đề cần phối hợp.
Qua phỏng vấn một số thầy cô, được biết giáo viên chủ nhiệm ít đến gia
đình học sinh và hầu như chỉ đến nhà những học sinh chưa ngoan và khi đã
mời gặp cha mẹ các em tại trường nhưng không được. Một lý do cũng làm cho
các thầy cô ít đến nhà học sinh là khi đến nhà các em vào ban ngày thường ít
khi gặp cha mẹ các em do họ đi làm, còn đến vào chiều tối hay ngày chủ nhật
thì cũng khó khăn vì phần nhiều gia đình giáo viên chủ nhiệm ở địa phương
khác.
y Lý do GVCN thường đến nhà để trao đổi với CMHS
Khảo sát lý do mà giáo viên chủ nhiệm thường đến nhà trao đổi với cha
mẹ học sinh với kết quả như sau trong bảng 2.11:
Bảng 2.11: Lý do GVCN thường đến nhà
để trao đổi với CMHS
Lý do SL % Thứ bậc
1. Học sinh vi phạm nghiêm trọng về rèn luyện
hạnh kiểm. 72...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status