Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp



Đối với chiến lược sản phẩm, các DNVVN tỉnh Đồng Tháp thường bị hạn chế trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh. Ngoài việc thiếu hiểu biết về mặt kỹ thuật, công nghệ mới và không nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, các chủ DNVVN thường không có khả năng mua máy móc thiết bị sản xuất hiện đại. Do đó dẫn đến năng suất thấp, tính độc đáo của sản phẩm không cao. Mặc khác, các sản phẩm của các DNVVN có đặc điểm là yếu tố tư bản vốn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lượng và tri thức công nghệ trong sản phẩm không cao, các mặt hàng xuất khẩu các DNVVN trên địa bàn như : gạo, thủy sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ chủ yếu dựa vào yếu tố lao động.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

p chế biến, lĩnh vực mà tỉnh Đồng Tháp có lợi thế là nguồn nguyên liệu dồi dào và rẽ như: thủy sản, lau bóng gạo, xay xát, thủ công mỹ nghệ …Hơn nữa, các doanh nghiệp đã chú ý đầu tư vào ngành thương mại dịch vụ, một ngành mà trước đây ít được quan tâm nhưng hiện nay lợi nhuận thu từ ngành này rất cao nên thu hút được các nhà đầu tư. Đặc biệt các DNVVN tỉnh Đồng Tháp đã đóng góp tích cực vào việc khôi phục các làng nghề truyền thống như: mây tre đan xuất khẩu, chiếu đệm, vật liệu xây dựng, chế biến và một số ngành nghề mới đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Đối với tỉnh Đồng Tháp, làng nghề còn rời rạc, phát huy chưa hết tiềm năng, kỹ xảo kỹ thuật, chưa được tổ chức lại theo cách làm ăn hợp tác tập thể, chủ yếu vẫn là hình thức đơn giản như tổ hợp hay cao hơn là hợp tác xã. Đồng Tháp có một số làng nghề tập trung như: làng nghề mây tre lá ở huyện Cao Lãnh, làng nghề dệt chiếu thảm lát ở Định An-Định yên huyện Lấp Vò, làng nghề nem ở huyện Lai Vung, làng nghề bột ở Sađéc… Các làng nghề nói trên thường tồn tại ở những địa phương có truyền thống lâu đời.Thời gian gần đây, với nhiều lý do khác nhau các làng nghề truyền thống này thường gặp khó khăn về vốn, nguyên vật liệu hay sự cạnh tranh với các mặt hàng mới bằng nguyên liệu nhân tạo sản xuất bằng cơ giới hay với hàng ngoại nhập.
2.2.3. Về vốn kinh doanh
Sự phát triển mạnh mẽ của các DNVVN đã kéo theo sự gia tăng nguồn vốn huy động để đưa vào sản xuất kinh doanh. Nhưng khó khăn chung hiện nay của các DNVVN ở tỉnh Đồng Tháp là thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, có gần 50% DNVVN ở tỉnh Đồng Tháp có số vốn dưới 0,5 tỷ đồng (xem bảng 6).
Bảng 8: Số lượng DNVVN có vốn dưới 0,5 tỷ đồng
Loại hình doanh nghiệp
Số lượng DNVVN
Số lượng DNVVN có vốn dưới 0,5 tỷ đồng
Tỷ lệ (%)
- Công ty nhà nước
- Công ty cổ phần
- Công ty TNHH
- Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tập thể
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
23
22
184
734
40
2
1
2
49
382
18
0
0,12
0,24
4,9
38
1,8
0
1.005
452
45,06
Nguồn: Số liệu điều tra DNVVN của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2007
Hầu hết các DNVVN ở Đồng Tháp ban đầu đều dựa vào nguồn vốn tự có, vốn huy động rất ít. Bên cạnh đó, theo số liệu điều tra 100 DNVVN cho thấy hầu hết 100% DN đều trả lời sử dụng vốn tự có là chính cho việc tài trợ kinh doanh của mình, các nguồn vốn bằng hình thức đi vay không phải là chủ yếu trong quá trình kinh doanh của mình. Do hầu hết các chủ DN đều dựa vào tiền tích lũy cá nhân của mình, cộng với tiền tích lũy của gia đình và đôi khi của bạn bè, làm nguồn vốn tích lũy ban đầu và để trang trãi cho họat động sản xuất chính của DN.
Về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DN: một số lớn DN đã thành công khi vay vốn ngân hàng, có 70 DN cho rằng (khá dễ, tương đối dễ), chiếm tương đương là (35% và 35%) đã vay vốn với thủ tục dễ dàng của ngân hàng, chỉ có 22 DN đánh giá là khó, các mức độ còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp.
Bảng 9: Khả năng tiếp cận với các khoản vay ngân hàng
ĐVT: doanh nghiệp
Mức độ khó khăn để được vay vốn ngân hàng
Doanh nghiệp
Tỷ trọng
(%)
- Rất dễ
3
0,03
- Khá dễ
35
0,35
- Tương đối dễ
35
0,35
- Khó
22
0,22
- Rất khó
5
0,05
Nguồn: Số liệu điều tra 100 DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp năm 2007
- Về mức độ khó khăn chủ yếu để được vay vốn ngân hàng phổ biến nhất là mức vay không đủ đáp ứng yêu cầu, chiếm 39%; ngân hàng thế chấp lớn hơn khả năng của DN, chiếm 17%; thủ tục rườm rà, chiếm 12%; còn hình thức khác chiếm 32%.
2.2.4. Về trình độ máy móc thiết bị, công nghệ
Để có thành công trong một nền kinh tế cao độ như hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, các phương pháp, bí quyết sản xuất. Thế nhưng hầu hết công nghệ đang sử dụng trong các DNVVN Việt Nam nói chung và DNVVN tỉnh Đồng Tháp nói riêng hiện đánh giá là lạc hậu. Đại đa số những người chủ của các DNVVN không có kiến thức, thông tin, kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến lựa chọn, mua và chuyển giao công nghệ. Với nhiều người mua công nghệ chỉ đơn giản là mua máy móc thiết bị, họ không quan tâm hay quan tâm không đầy đủ đến các phương pháp, bí quyết sản xuất. Do ảnh hưởng của tư duy sản xuất nhỏ và một phần là do thiếu vốn, rất nhiều DNVVN đầu tư nhỏ giọt, làm từng phần, mỗi năm mua thêm một số máy móc, thiết bị rồi vừa làm vừa cải tiến. Hậu quả của cách làm đó là công nghệ được sử dụng trong các DNVVN này trở thành mớ hổn độn, chắp vá. Một số doanh nghiệp do thiếu thông tin, không có kinh nghiệm lựa chọn, mua bán, chuyển giao công nghệ đã trở thành nạn nhân của các thương vụ về công nghệ.
Trình độ công nghệ, trang thiết bị máy móc khu vực DNVVN ở Đồng Tháp không ngoài tình trạng chung của cả nước, nói chung là lạc hậu hơn rất nhiều so với các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung. Do thiếu vốn và trình độ am hiểu kỹ thuật công nghệ mới nên tỷ lệ trang bị mới cũng rất thấp. Theo khảo sát điều tra 100 DN, chiếm 54% các DN sử dụng thiết bị máy móc ở thập niên 80; chiếm 21% ở thập niên 90 và 22% từ năm 2000 đến nay. Mặt khác, theo kết quả điều tra của Sở công nghiệp năm 2007 về tình hình đổi mới thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay như:
+ Ngành dược: trang bị các dây chuyền sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn GMP, đang thực hiện sản xuất nhượng quyền cho nước ngoài như: Pháp, Thụy Sĩ, Singapore…
+ Ngành vật liệu xây dựng: trang bị dây chuyền công nghệ lò nung Hoffman (công nghệ Đức) để sản xuất gạch ngói nhằm giải quyết môi trường ô nhiễm đối với các doanh nghiệp ở Châu Thành và Thị xã Sađéc.
+ Ngành chế biến thực phẩm: trang bị dây chuyền hấp bánh phòng tôm của công ty Sa giang, công nghệ Đức đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm Châu Âu, trang bị 2 dây chuyền công nghệ sấy thức ăn cho Công ty Minh Quân.
+ Ngành may mặc: trang bị dây chuyền cắt rập mẫu trên sơ đồ vi tính của Công ty cổ phần Sao Mai.
+ Ngành lương thực: trang bị dây chuyền lau bóng gạo xuất khẩu các doanh nghiệp lương thực ở huyện Lấp Vò.
Biểu đồ 3: Tỷ trọng thế hệ máy móc thiết bị sử dụng trong các DNVVN tỉnh Đồng Tháp
Nguồn: Số liệu điều tra 100 DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp năm 2007
- Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn đã tiếp cận được máy vi tính cho kinh doanh của mình. Có tới 73% DN sử dụng máy vi tính và chỉ có 27% không sử dụng máy vi tính cho kinh doanh của mình. Mức độ nhân viên sử dụng vi tính thường xuyên cho công việc kinh doanh chiếm 47% cho tỷ lệ sử dụng thường xuyên cho công việc dưới mức trung bình từ 30 – 49%; việc đạt trên trung bình (từ 50 – 79%) chỉ chiếm 12% và 16% cho việc đạt kết quả cao (trên 80%). Phần lớn DN qua khảo sát có tới 55% có sử dụng internet để phục vụ kinh doanh của mình, 45% không sử dụng internet để phục vụ kinh doanh.
2.2.5. Về tình hình...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status