Tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể cho học sinh Tiểu học - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể cho học sinh Tiểu học



 
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
8. Đóng góp mới của đề tài 4
9. Cấu trúc luận văn 5
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể 6
I. Cơ sở lý luận 6
1.1. Lịch sử vấn đề 6
1.2. Trò chơi 8
1.2.1. Khái niệm 8
1.2.2. Đặc điểm của trò chơi 9
1.2.3. Bản chất của trò chơi 12
1.2.4. Vai trò của trò chơi 13
1.2.5. Phân loại trò chơi 17
1.2.6. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học 22
1.3. Sinh hoạt tập thể 24
1.3.1. Khái niệm 24
1.3.2. Mục tiêu của chương trình SHTT 25
1.3.3. Đặc điểm của giờ SHTT 26
1.3.4. Nội dung chương trình hoạt động của giờ SHTT ở Tiểu học 27
1.4. Đặc điểm học sinh tiểu học 31
1.4.1. Đặc điểm tâm lý HSTH 31
1.4.2. Đặc điểm nhận thức 35
1.4.3. Đặc điểm nhân cách 36
II. Thực trạng của việc tổ chức giờ SHTT ở trường Tiểu học 36
2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng 36
2.1.1. Đối tượng khảo sát 36
2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng 38
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng 38
2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng 39
2.2.1. Thực trạng về sử dụng trò chơi ở trường Tiểu học 39
2.2.2. Thực trạng về sử dụng trò chơi trong giờ SHTT 42
2.2.3. Mức độ hứng thú của HS khi tham gia các trò chơi trong giờ SHTT 45
2.2.4. Khó khăn và thuận lợi khi tổ chức trò chơi trong giờ SHTT 46
2.3. Kết luận chương 1 47
Chương 2. Quy trình tổ chức trò chơi cho HSTH trong giờ SHTT 49
2.1. Các nguyên tắc tổ chức trò chơi 49
2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi 49
2.1.2. Nguyên tắc tổ chức trò chơi 49
2.2. Quy trình tổ chức trò chơi trong giờ SHTT 51
2.2.1. Cơ sở xây dựng quy trình 51
2.2.2. Quy trình tổ chức trò chơi trong giờ SHTT cho HSTH 54
2.3. Thiết kế chương trình trò chơi trong giờ SHTT 56
2.3.1. Căn cứ để thiết kế chương trình trò chơi trong giờ SHTT 56
2.3.2. Thiết kế trò chơi 58
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 76
3.1. Khái quát chung 76
3.2. Tổ chức thực nghiệm 77
Kết luận và kiến nghị 86
1. Kết luận 86
2. Kiến nghị 87
Tài liệu tham khảo 88
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

hái, chủ động tham gia các nhiệm vụ mà tập thể giao cho và đạt kết quả tốt.
- Đạt được các kĩ năng tham gia và tổ chức các hoạt động trong giờ SHTT nói riêng và các hoạt động tập thể nói chung.
* Loại Hoàn thành (A)
- HS hiểu biết về nội dung của chủ điểm giáo dục nhưng chưa thật đầy đủ nhưng có ý thức tìm hiểu để bổ sung cho vốn hiểu biết của mình, cố gắng đạt được mục đích của hoạt động.
- Tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể tuy hiệu quả chưa cao.
- Có được một số kĩ năng tham gia hoạt động tập thể mặc dù chưa thật thành thạo.
* Loại chưa hoàn thành (B)
Là những HS hầu như không nắm được nội dung của các hoạt động, các chủ điểm giáo dục. Không tham gia thường xuyên các hoạt động trong giờ SHTT. Chưa có kĩ năng hoạt động tập thể, ý thức tập thể thấp.
1.4. Đặc điểm học sinh Tiểu học
1.4.1. Đặc điểm tâm lý HSTH
Muốn tổ chức hoạt động vui chơi có hiệu quả, việc nắm vững mục tiêu giáo dục là hết sức cần thiết vì đó cũng chính là mục tiêu của việc tổ chức hoạt động vui chơi. Song bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng việc tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học, cần hiểu một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này. Có thể nói đặc điểm tâm lý của trẻ vừa là cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung hoạt động vui chơi, vừa là điều kiện để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho chúng.
ở một góc độ nào đó của phương pháp luận, khi nghiên cứu tâm lý trẻ em trong giáo dục cũng như trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho HSTH là phải đặt trẻ vào trong mối quan hệ đa dạng, phong phú, phức tạp của tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của chúng. Cũng có thể nói tâm lý trẻ em biểu hiện qua các mối quan hệ mà trẻ sống, học tập và vui chơi. Vì vậy, muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục Tiểu học cần biết cách tổ chức mọi hoạt động, trong đó có hoạt động vui chơi.
1.4.1.1. Trẻ em hiểu biết về mọi mặt, nhất là về thực tế cuộc sống (thường gọi là tri thức nghiệm sinh)
Đặc điểm này thì ai cũng nhận thấy, nhưng không phải ai cũng có thể nhận thức đầy đủ được ý nghĩa của nó.
Không ít người tưởng trẻ em cũng hiểu biết như người lớn nên không giảng giải cặn kẽ, hay diễn đạt một sự vật nào đó quá phức tạp, quá khó làm cho trẻ không hiểu được.
Nhiều người (ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ Đoàn, Đội...) thì ngược lại lại cho rằng trẻ em không biết gì và sử dụng những biện pháp giáo dục sai lầm như: áp đặt, nuông chiều quá đáng, cấm đoán, coi thường, đánh, mắng hay làm thay trẻ mọi việc...
Có một số người do chịu ảnh hưởng của quan điểm “tự nhiên tự do” của G.Rút-xô nên để mặc trẻ tự học lấy trong cuộc sống và “chúng sẽ trưởng thành”. Họ thường cho rằng: “quẳng xuống nước tự khắc biết bơi”, “trăng đến rằm trăng sẽ tròn”.
Còn một quan điểm sai lầm khác, đó là những nhà giáo dục bị chi phối bởi thuyết tâm lý hành vi cụ thể, thậm chí không cần giải thích (tâm lý học hành vi được sử dụng nhiều trong dạy thú làm xiếc). Họ quên rằng trẻ có ý thức, có tư duy, có chút ít kinh nghiệm sống cho nên cần khai thác vốn sống của các em và khi tổ chức vui chơi cần kết hợp hoạt động nhận thức của trẻ em với việc rèn luyện hành vi thói quen cho trẻ.
Quan điểm đúng đắn nhất là hãy coi trẻ em là một con người nhỏ, một công dân tương lai, một chủ thể của chính sự phát triển nhân cách của chúng.
1.4.1.2. Trẻ hay tò mò, thích khám phá, giàu tưởng tượng và có ước mơ, hoài bão lớn
Những kiến thức mà trẻ được học ở trường mẫu giáo và tiểu học còn chưa sâu, chưa rộng, nghĩa là các em mới chỉ tiếp xúc với một số hiện tượng của tự nhiên và xã hội mà chưa thể giải thích được bản chất của các hiện tượng đó. Mặt khác, vì còn thiếu kinh nghiệm và chưa lượng được sức mình nên trẻ thích tìm tòi, khám phá và tưởng rằng có thể “đội đá vá trời”. Nhiều ước mơ của các em vượt ra ngoài sự tưởng tượng của người lớn. Ví dụ thấy ông bà già yếu, các em có thể ước mơ sau này trở thành bác sĩ giỏi để chữa chạy cho ông bà “trường sinh bất tử”, xem một bộ phim khoa học các em mong muốn trở thành những nhà sáng chế vĩ đại...
Thích tìm hiểu và khám phá để tìm cái mới lạ trong thế giới tự nhiên xung quanh và các hiện tượng xã hội là một đặc điểm tâm lý ở trẻ Tiểu học. Các em thường không tự giải htích được và luôn hỏi người lớn đủ các loại câu hỏi như tại sao lại có ngày và đêm? Tại sao có mưa, có sấm, có chớp? Tại sao lại chết? Chết có sống lại được không?...
Đặc điểm trên của trẻ vừa có mặt tích cực, vừa thể hiện sự hạn chế về mặt tâm lý. Cần khai thác mặt tích cực để phát triển hoài bão, ước mơ của trẻ sao cho hợp với xu thế phát triển của xã hội, hướng các em tới cái đẹp, cái thiện, cái cao thượng, đồng thời biết đề phòng và ngăn ngừa tính liều lĩnh, sự thiếu thận trọng của các em trong hoạt động.
1.4.1.3. Tính thiếu kiên trì, thiếu bền bỉ
Các em thiếu kiên trì, thiếu bền bỉ một phần là do cơ thể chúng chưa hoàn thiện các chức năng sinh lý (hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ xương, cơ chưa phát triển hoàn thiện, các em dễ mệt mỏi), mặt khác các em còn thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm sống nên chưa tìm được giải pháp có hiệu quả để giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống. Nhận thức xã hội chưa sâu sắc nên chưa có động lực bên trong của hoạt động. Học tập và hoạt động đều xuất phát từ hứng thú cảm tính là chủ yếu, chưa phải là nhận thức lý tính.
1.4.1.4. Tính dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản
Khi được khích lệ (có kích thích từ bên ngoài), các em dễ bị kích động, dễ hưng phấn, xuất hiện những biểu hiện nhiệt tình, say sưa, dễ cười, dễ khóc; đang cười cũng có thể khóc ngay và cũng có thể quên ngay để vui với bạn bè.
Khi gặp thất bại, rủi ro... các em dễ chán nản, thậm chí hoang mang, mất lòng tin, bi quan... dễ dẫn tới những hành động xốc nổi như dỗi hờn, buồn khóc, bỏ ăn, bỏ học. Tính “cả thèm chóng chán” này là một đặc điểm rất đáng lưu tâm khi tổ chức và tiến hành các hoạt động giáo dục, vui chơi giả trí cho trẻ.
1.4.1.5. Giàu cảm xúc, cả tin, dễ chia sẻ với bạn bè và người mình tin yêu
Giàu cảm xúc là trạng thái tâm lý dễ bị xúc động trước các hiện tượng xung quanh dễ buồn, dễ vui, dễ cảm thụ, giàu trí tưởng tượng với vẻ đẹp của tự nhiên khi được người lớn, thầy cô giáo gợi mở, định hướng, dễ bị lây lan trạng thái tâm lý của người thân... Vì dễ có cảm xúc, lại thiếu kinh nghiệm sống nên các em hay tin người (nhất là người thân, người lớn), dễ tin vào những điều tốt đẹp và luôn mong muốn chia sẻ, giúp đỡ người khác và cũng rất muốn được an ủi, động viên. Trong các em thường có hình ảnh của một người mẫu lý tưởng và tốt đẹp. Nhưng nếu hình tượng người mẫu bị sụp đổ thì trẻ lại dễ bị khủng hoảng niềm tin.
1.4.1.6. Đặc điểm về năng l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status