Hành vi chào hỏi của người Việt và hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Hành vi chào hỏi của người Việt và hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học



MUÏC LUÏC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
PHẦN NỘI DUNG . 8
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 8
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN . 8
I. HÀNH VI NGÔN NGỮ. 8
1. HVNN – Động từ ngữ vi (ĐTNV), biểu thức ngữ vi (BTNV) và phát ngôn ngữ vi (PNNV) . 8
1.1 HVNN . 8
1.2 ĐTNV, BTNV và PNNV . 9
2. HVNN ở lời trực tiếp và HVNN ở lời gián tiếp . 10
2.1 HVNN ở lời trực tiếp . 10
2.2 HVNN gián tiếp . 12
II. SỰ KIỆN LỜI NÓI . 14
1. Tham thoại. 14
2. Cặp thoại (cặp trao đáp) . 14
3. Sự kiện lời nói . 15
1. HV, NGHI THỨC VÀ SKLN CHÀO HỎI TRONG HỘI THOẠI. . 16
1. HVCH . 16
1.1 HVCH . 16
1.2 Hành vi đáp lời chào (hành vi chào hỏi hồi đáp) . 17
1.3 HVCH trong hội thoại và phép lịch sự trong giao tiếp . 17
2. Nghi thức chào hỏi (NTCH) . 19
2.1 NTCH . 19
2.2 NTCH trong hội thoại . 20
3. SKLN chào hỏi (SKLNCH) . 21
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN . 21
I. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HS TIỂU HỌC . 21
1. Đặc điểm nhận thức. 22
1.1 Đặc điểm nhận thức cảm tính . 22
1.2 Đặc điểm nhận thức lí tính . 22
2. Đặc điểm ngôn ngữ . 22
o CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ VIỆC DẠY HỘI THOẠI . 23
1. Mục tiêu – Nội dung chương trình Tiếng Việt tiểu học . 23
1.1 Mục tiêu chương trình Tiếng Việt tiểu học . 23
1.2 Nội dung chương trình Tiếng Việt tiểu học . 23
2. Hội thoại và hành vi chào hỏi trong chương trình Tiếng Việt tiểu học . 25
2.1 Hội thoại trong chương trình Tiếng Việt tiểu học . 25
2.2 Hành vi chào hỏi trong chương trình tiểu học . 29
3. Bài tập dạy hành vi chào hỏi ở tiểu học . 30
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HỘI THOẠI, DẠY HVCH CHO HS
TIỂU HỌC HIỆN NAY . 32
1. Thực trạng dạy hội thoại ở trường tiểu học . 32
2. Thực trạng học HVCH ở trường tiểu học . 34
Tiểu kết chương I . 35
Chương II: HVCH CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY
HVCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC . 36
A. HVCH VÀ VĂN HOÁ CHÀO HỎI (VHCH) CỦA NGƯỜI VIỆT . 36
I. HVCH CỦA NGƯỜI VIỆT . 36
1. Mở đầu cuộc giao tiếp . 36
1.1 HVCH trực tiếp và HVCHHĐ . 36
1.1.1 Kiểu 1: HVCH có chứa động từ “thưa” . 36
1.1.2 Kiểu 2: HVCH có chứa động từ “chào” . 38
1.1.2.1 Chỉ có hành động chào . 38
1.1.2.2 Hành động chào kết hợp với HĐNN khác . 44
1.1.3 Kiểu 3: HVCH có chứa động từ “kính chào” . 46
1.1.4. Kiểu 4: HVCH có chứa động từ “chào mừng, chào đón” . 48
1.1.5 Kiểu 5: HVCH có chứa cụm động từ “((xin) cho phép) Sp1 được gửi
đến (tới) Sp2 lời chào ” . 49
1.2 HVCH gián tiếp và HVCHHĐ . 49
1.2.1 Dùng lời hô gọi để chào . 50
1.2.2 Hỏi để chào. . 55
1.2.3 Khen để chào . 60
1.2.4 Chê để chào . 61
1.2.5 Tự giới thiệu để chào . 62
1.2.6 Mời để chào . . 63
1.2.7 Chúc mừng để chào . 64
1.2.8 Thông báo để chào . 65
1.2.9 Trách móc để chào . 66
1.2.10 Xin lỗi để chào . 68
1.2.11 Xin phép để chào . 68
1.2.12 Chửi để chào . 69
2. Kết thúc cuộc giao tiếp . 70
2.1 HVCH trực tiếp và HVCHHĐ . 70
2.1.1 Kiểu 1: HVCH có chứa động từ thưa. . 71
2.1.2 Kiểu 2: HVCH có chứa động từ (xin) chào. . 71
2.1.3 Kiểu 3: HVCH có chứa ĐTNV (xin) kính chào . 72
2.1.4 Kiểu 4: HVCH có chứa ĐTNV tạm biệt . 72
2.2 HVNN gián tiếp và HVCHHĐ . 73
2.2.1 Kiểu 1: Hứa hẹn để chào . 73
2.2.2 Kiểu 2: Thông báo để chào . 74
2.2.3 Kiểu 3: Mời để chào . 74
2.2.4 Kiểu 4: Chúc để chào . 75
2.2.5 Kiểu 5: Đề nghị để chào . 76
2.2.6 Kiểu 6: Xin phép để chào . 76
3. Các yếu tố phi ngôn ngữ trong chào hỏi . 76
II. NTCH CỦA NGƯỜI VIỆT. 78
III. SKLNCH CỦA NGƯỜI VIỆT . 78
1. Một số đặc điểm khái quát của SKLNCH. 79
2. Cấu trúc của SKLNCH . 79
2.1 SKLNCH mở đầu cuộc giao tiếp . 79
2.2 SKLNCH kết thúc cuộc giao tiếp . 81
IV. VHCH CỦA NGƯỜI VIỆT. 84
1. Đặc điểm lời chào của người Việt. 84
1.1 Mang tính lịch sử. 84
1.2. Chịu sự chi phối bởi mối quan hệ liên cá nhân, tình huống giao tiếp . 85
1.3 Có sự khác biệt giữa các vùng, miền, thành thị và nông thôn . 86
1.4 HVCH có thể được thực hiện gián tiếp thông qua các HVNN khác . 87
2. Sự ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài trong lời chào của người Việt . 88
Tiểu kết phần A – Chương II . 89
B. HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY HVCH CHO HSTH . 91
I. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BÀI TẬP . 91
1. Đảm bảo tính khoa học . 91
2. Đảm bảo tính sư phạm . 92
3. Gợi nhu cầu, hứng thú của HS khi thực hiện bài tập . 92
II. GIỚI THIỆU TỔNG THỂ HỆ THỐNG BÀI TẬP . 92
1. Giới thiệu tổng thể hệ thống bài tập . 92
2. Mục đích xây dựng bài tập . 93
III. MÔ TẢ HỆ THỐNG BÀI TẬP . 97
IV. SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP . 118
Tiểu kết phần B – Chương II . 118
CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM . 119
I. KHÁI QUÁT CHUNG . 119
1. Mục đích thực nghiệm . 119
2. Đối tượng thử nghiệm . 119
3. Nội dung thử nghiệm . 119
4. Thời gian thử nghiệm . 120
II. TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM . 120
1. Chuẩn bị thử nghiệm . 120
2. Tiến hành thử nghiệm . 120
3. Kết quả thử nghiệm . 120
III. KẾT QUẢ RÚT RA TỪ THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM . 123
PHẦN KẾT LUẬN . 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

Đ
Tiếp nhận lời chào Chào đáp bằng

Vâng

- Thank + khen (105)
- Hỏi (106)
- Lời Thank + hỏi (107)
- Lời Thank + lời chúc mừng (109)
- Các yếu tố phi ngôn ngữ (cười, bắt
tay,…)
1.2.8 Thông báo để chào
(110) Ba ơi, hôm nay con được cô giáo tuyên dương.
Con của ba giỏi quá!
(111) Chị Lan à, em đã ăn cơm trước rồi.
Ừ, chẳng chờ chị gì cả.
(112) Nga ơi, ngày mai lớp mình nghỉ học?
74
Vậy hả chị? Chị có định đi đâu không?
(113) Mẹ ơi, con dì Hồng nó sắp cưới đấy?
Ừ, mẹ có nghe dì ấy nói rồi.
(114) Nhài này, hết gạo rồi đấy.
Khổ chưa, đã bò về tới nhà giờ lại bò ra chợ nữa à.
(115) Nga này, nghe nói con Hằng nó mới chia tay với bồ nó đấy.
Nói bậy, ngày hôm qua tao còn gặp hai đứa đó nắm tay trên đường.
 Nội dung – đặc điểm
Nội dung thông báo rất đa dạng, có thể là:
- Sp1 muốn thông báo cho Sp2 biết những việc đã xảy ra với chính bản
thân mình hay những việc mình đã làm (ví dụ 110, 111).
- Sp1 thông báo cho Sp2 việc có liên quan đến cả hai mà Sp1 chưa biết
(ví dụ 112, 114).
- Sp1 thông báo cho Sp2 một việc của một người nào đó mà có thể Sp2
chưa biết (hay đã biết) (ví dụ 113, 115).
Lời chào này chỉ xuất hiện trong các cuộc giao tiếp không chính thức,
trong phạm vi giao tiếp gia đình và xã hội, được sử dụng cho mọi quan hệ vai.
Kiểu chào này chỉ sử dụng đối với những người có quan hệ thân mật,
gần gũi hay ít nhất cũng đã quen biết nhau.
 HVCHHĐ
Tiếp nhận lời chào Chào đáp bằng

Vâng

- Lời khen (110)
- Lời trách (111)
- Hỏi (112)
- Lời xác nhận (113)
- Lời than (114)
- Lời phủ định (115)
1.2.9 Trách móc để chào
(116) Cho tới lúc nghe thấy tiếng một người phụ nữ xoe xoé trong căn
buồng, ông mới cựa mình, he hé mắt.
- Quý hoá chưa kìa! Ngủ như hổ ngủ, gọi hết cả hơi mà không ra đỡ
hộ người ta một tay. Để cả con mèo đen ở đâu đến nhảy lên bàn thờ mà
75
không biết! Định ngủ đến nửa đêm, hả? Năm hết Tết đến rồi, không dậy
nhúc nhắc chân tay lấy một tí, còn định nằm ăn vạ đến bao giờ? Rõ thật,
hết ngày dài lại đến đêm thâu chưa!
Rõ ràng là cách nói đay đả, thân thiết kiểu vợ chồng. Nhưng cũng phải
sau một câu trách cứ ác khẩu và âu yếm như thế nữa, người đàn ông mới uể
oải ngồi dậy. Người đó là Đông.
- Có việc gì nữa đâu? – Đông gãi cái đầu mới húi, đưa đẩy hai con mắt lờ
ngờ nhìn người phụ nữ đứng giữa hai cái làn nhựa nặng trịch, đầy ụ hàng Tết.
(Ma Văn Kháng – Mùa lá rụng trong vườn)
(117) Trời ơi, ăn lúc nào mà chén đũa để nguyên thế này, chai lọ
lại vứt lung tung.
Em mới về à? Anh mới nhậu với mấy thằng bạn đó mà. Đừng giận
anh nha.
(118) Anh về sớm nhỉ?
Xin lỗi em yêu.
(119) Sao em chẳng bao giờ chịu học hành chăm chỉ vậy?
Kệ em. Không phải việc của chị.
 Nội dung – đặc điểm
Để thực hiện HVCH bằng HV trách móc, Sp1 sử dụng những BTNV
trách móc gián tiếp.
Lời chào này chỉ sử dụng hạn chế trong các cuộc giao tiếp không chính
thức, trong phạm vi gia đình và xã hội.
Sở dĩ Sp1 trách Sp2 là do Sp2 làm những việc mà Sp1 thấy không hài
lòng, và công việc đó thậm chí gây hại cho Sp1, nhưng mức độ lỗi mà Sp2
gây ra cho Sp1 không lớn lắm.
Kiểu chào này sử dụng đối với những người có vai vế ngang bằng nhau
(ví dụ 116, 117, 118), hay Sp1 > Sp2 (ví dụ 119). Và lời chào chỉ sử dụng có
giới hạn đối với những người có mối quan hệ gắn bó thân thiết.
 HVCHHĐ
Mặc dù Sp2 đã gây ra những việc mà Sp1 không hài lòng, nhưng khi bị
chào bằng một lời trách móc thì Sp2 có quyền không đáp lại lời chào thiếu
thiện ý của Sp1. Tuy nhiên, nếu Sp2 không đáp lại lời chào này chỉ làm cho
76
mối quan hệ giữa Sp1 và Sp2 căng thẳng hơn, có thể từ một việc nhỏ mà Sp2
làm cho Sp1 không hài lòng trở thành một việc có vấn đề thật sự.
 Trong trường hợp này lời đáp của Sp2 có 2 hướng:
- Không đáp lại lời chào.
- Đáp lại lời chào:
+ Chấp nhận lời chào trách móc (ví dụ 117, 118)
+ Không chấp nhận lời chào trách móc (ví dụ 116, 119)
Sp2 có thể đáp lại bằng lời xin lỗi (ví dụ 117, 118), hỏi (ví dụ 116),
không chấp nhận lời của Sp1 (119).
1.2.10 Xin lỗi để chào
(120) Vẻ mừng rỡ quá đáng của nó khiến người kém tưởng tượng đến
mấy cũng buộc phải liên tưởng đến cảnh con nít thấy mẹ đi chợ về.
Quỳnh Như bước vào nhà:
- Xin lỗi Quý nhé! Mình phải đi mua mấy cuốn sách toán cho Quỳnh Dao.
- Ủa, Quỳnh Dao không có sách sao?
Quỳnh Như chưa kịp đáp, Quỳnh Dao đã láu táu:
- Con làm mất rồi, thầy!
(Nguyễn Nhật Ánh – Kính vạn hoa (Gia sư))
(121) Xin lỗi! Cô cần tìm ai?
Thưa chị, tui muốn hỏi về vụ xét xử vừa rồi.
Phiên toà đã được dời lại.
Thưa chị, tại sao người ta không khám định dấu vân tay trên cây?
(Lời thoại trong phim Vụ án pháp đình – Phần I)
Lời xin lỗi được thực hiện ngay khi mở đầu cuộc giao tiếp, mục đích
chính của Sp1 không phải là xin lỗi Sp2 vì đã mắc lỗi với Sp2 mà là để mở ra
cuộc giao tiếp mới với Sp2, nên lời xin lỗi có thể được dùng làm lời chào để
mở đầu cuộc giao tiếp  do đó lời xin lỗi có hiệu lực ở lời là chào hỏi.
Lời chào này chỉ xuất hiện trong các cuộc giao tiếp không chính thức,
trong cả gia đình và xã hội và được sử dụng cho mọi đối tượng.
Đối với lời chào dạng này Sp2 có thể đáp lại theo những cách như: chấp
nhận lời xin lỗi, hỏi, trách,…
1.2.11 Xin phép để chào
77
(122) Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.
Ba tui mỉm cười:
Ờ, nhớ về sớm nha con!
(Liên Hương – Chị em tôi)
(123) Đồng đứng bật dậy khi ba má của Thi từ trong phòng bước ra, run
run nói:
- Thưa hai bác, con là Đồng, xin phép hai bác cho con vào thăm Thi.
Người mẹ mắt hoen lệ nhìn Đồng đăm đăm:
- Cậu là Đồng hở? Đồng học cùng lớp với Thi sao?
(Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Khúc lan can gãy)
(124) Xin phép bác cho em vào nhà.
Ừ, cậu vào đi. Lâu lắm mới thấy cậu sang.
Vâng, bà chị thông cảm. Em lúc nào cũng lắm việc.
(Lời thoại trong phim)
(125) (Trong cuộc họp)
Xin phép mọi người cho tui chính thức khai mạc hội nghị hôm nay.
(126) Mẹ ơi cho con qua nhà Lan chơi nha?
Thôi ở nhà học bài đi con.
Nhưng mà con học bài xong hết rồi.
Vậy xuống bếp phụ mẹ nhặt rau đi.
(127) Con đi học ba nhé?
Con đã đem theo chai nước uống chưa?
Lời chào dạng này khá phổ biến trong cuộc sống mỗi ngày của người
Việt. Đó là biểu hiện lịch sự của Sp1 với Sp2.
Lời chào được sử dụng trong giao tiếp chính thức và không chính thức,
cả gia đình và xã hội, dùng cho mọi đối tượng.
Để đáp lại lời chào, Sp2 có thể đồng ý cho việc xin phép của Sp1 (ví dụ
122, 124), không đồng ý (126), hỏi (ví dụ 123, 127)
1.2.12 Chửi để chào
(128) Con lười kia, tưởng mày chết trôi rồi chứ.
Xin bà, bà đừng đánh cháu.
Con này hay nhỉ, ai đánh đâu mà mày xin.
78
(Lời thoại trong phim)
(129) Con mất dạy dám lăng nhăng với chồng bà. Tao đánh mày chết.
tui xin chị. Không như chị nghĩ đâu.
Mày đừng nói nhiều. Bà biết hết rồi….
(130) Con mất dạy dám lăng nhăng với chồng bà. Tao đánh m...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status