Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập



Mục tiêu của chính sách tiền tệlà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát
lạm phát, ổn định tiền tệ. Để đạt được những mục tiêu này, NHTW phải sửdụng
các công cụvới mức độrộng hẹp nhất định trong từng thời kỳ đểkích thích đầu tư,
mởrộng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quảnền kinh tế.
Trong năm 2006, với việc điều hành chính sách tiền tệthận trọng và hoạt động ngân
hàng ởnước ta đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 8,17%/năm, chỉsốtiêu
dung CPI ởmức 6,6% so với mức tăng 8,4% của năm 2005, tỷgiá VND/USD
tương đối ổn định, chỉtăng 1,0%. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình điều hành chính sách
tiền tệtrong thời gian qua là thiếu linh hoạt và chưa thật chuẩn xác.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

giá điện sinh hoạt đã được tăng lên trung
bình 7,6% trong tháng 1/2007. Đối với mặt hàng xăng dầu, sau khi việc dỡ bỏ kiểm
soát giá cả của Chính phủ đã có hiệu lực từ 4/2007 – động thái phù hợp với các cam
kết quốc tế và chấm dứt tình trạng trợ cấp giá xăng dầu từ ngân sách, giá xăng dầu
đã tăng 7,3%. Trước đây Chính phủ can thiệp không tăng giá điện, than và sử dụng
-40-
ngân sách để kiềm chế sự tăng giá bán lẻ xăng dầu. Song duy trì chính sách bù giá
lại có tác động xấu không chỉ đến thu chi ngân sách mà còn dẫn đến nạn đầu cơ,
buôn lậu ngược trở ra do giá trong nước thấp hơn giá thị trường thế giới, nghiêm
trọng hơn là phá vỡ chủ trương bình ổn giá của Chính phủ. Điển hình là vụ buôn lậu
xăng dầu Hùng “xì tẹc” đã làm một phần rất lớn nguồn chi NSNN lọt vào túi của
một số bọn buôn lậu.
Bảng 2.4: Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tháng 5/2007
Tháng 5 năm 2007 so với (%):
Kỳ gốc
(2005)
Tháng
5/2006
Tháng
12/2006
Tháng
4/2007
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 112,8 107,3 104,3 100,8
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 115,8 109,2 105,7 101,0
Trong đó: - Lương thực 121,5 114,6 105,1 100,6
- Thực phẩm 113,1 107,0 105,8 101,0
Đồ uống và thuốc lá 111,7 106,1 103,5 100,2
May mặc, giày dép và mũ nón 109,8 106,1 103,0 100,5
Nhà ở và vật liệu xây dựng 115,9 110,6 106,8 100,9
Thiết bị và đồ dùng gia đình 110,7 106,5 102,8 100,6
Dược phẩm, y tế 107,8 104,3 102,1 100,6
Phương tiện đi lại, bưu điện 110,5 103,0 102,3 100,6
Trong đó: - Bưu chính, viễn thông 95,5 96,8 99,7 100,0
- Giáo dục 106,6 103,6 100,7 100,1
Văn hoá, thể thao, giải trí 105,7 102,9 101,5 100,4
Đồ dùng và dịch vụ khác 112,8 107,0 103,8 100,7
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG 154,6 99,0 107,1 102,3
CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ 101,3 100,0 99,8 100,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê
-41-
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thì giá cả một số mặt hàng trong
nước phải chịu tác động lớn bởi mặt bằng giá mới của thế giới. Vì vậy, trong những
điều kiện nhất định, chấp nhận một mặt bằng giá mới là điều phải tính đến.
Điều đáng xem lại là trong hệ thống giá, vẫn còn một số hàng hóa, dịch vụ
cùng loại cao hơn giá thị trường trong khu vực và thị trường thế giới như đường ăn,
bưu chính viễn thông, điện lực …hay giá một số loại hàng hoá dịch vụ chưa tính
đúng, tính đủ theo mặt bằng giá thị truờng, nhà nước vẫn còn phải bao cấp, bù lỗ
hay các doanh nghiệp khi có khó khăn sẽ tìm mọi cách tác động lên Thủ tướng để
được hưởng những ưu đãi.
Nguy cơ tạo ra là: tâm lý ỷ lại của các doanh nghiệp, không có tác động tích
cực giúp các doanh nghiệp cạnh tranh thực sự, làm “méo mó” hệ thống giá trong
nước do không phản ánh đúng giá trị hàng hóa, và còn là nguyên nhân làm cho
buôn lậu qua biên giới ngày càng gia tăng.
Thêm vào đó, mặt bằng giá một số yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh không
bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Hậu quả là giá độc
quyền một số sản phẩm dịch vụ làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất. Theo ông
Takemori, Giám đốc điều hành tập đoàn ITOCHU Nhật Bản thì “Việt Nam là nước
duy nhất trong ASEAN còn áp dụng chế độ hai giá đối với một số các dịch vụ”.
Thuế thu nhập cá nhân cao cũng làm cho chi phí lao động quản lý ở cấp trung gian
tại Việt Nam cao, ngăn cản nhà đầu tư tăng cường sử dụng chuyên gia Việt Nam.
2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái
Nếu như trước năm 1989 tỷ giá hối đoái bị bóp méo bởi cơ chế quản lý kinh
tế tập trung quan liêu bao cấp, thì tháng 3/1989 được xem là mốc đánh dấu sự thay
đổi trong chính sách điều hành chính sách tỷ giá ở Nước ta. Ngày 15/3/1989 NHNN
đã ban hành thông tư số 33/NH-TT (hướng dẫn thi hành Nghị Định 166/HĐBT về
quản lý ngoại hối) qui định về việc mua bán ngoại tệ, xóa bỏ chế độ kết hối ngoại
tệ, xóa bỏ chế độ đa tỷ giá mang tính áp đặt duy ý chí trong thời kỳ kế hoạch hóa
-42-
tập trung, định hướng xây dựng một chế độ tỷ giá thống nhất vận hành theo cơ chế
thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước. Thực tế, từ khi thông tư số 33/NN-TT
được ban hành, đánh dấu một thời kỳ ngắn của chế độ tỷ giá thả nổi. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành công vượt bậc do chế độ tỷ giá thả nổi mang lại, thì nó cũng biểu
hiện nhiều mặt hạn chế như: lạm phát thường tăng vọt đột ngột, hiện tượng đô la
hóa trong hệ thống thanh toán tăng nhanh, nguồn thu ngoại tệ không được quản lý
chặt chẽ làm cho dự trữ ngoại hối tăng chậm. Trước những hạn chế đó, các nhà
hoạch định chính sách Việt Nam chuyển sang chính sách tỷ giá vì mục tiêu chống
lạm phát bằng cách duy trì sự ổn định của tỷ giá, chế độ này được duy trì từ năm
1992 – 1997. Mặt khác, các chỉ số kinh tế quan trọng như: tỷ giá chính thức, tỷ giá
thị trường, chỉ số giá được Chính phủ tăng cường thông tin, giải thích trên các
phương tiện thông tin đại chúng, công khai hóa một cách nhanh chóng và chính xác.
Đồng thời Chính phủ cũng chú trọng tăng tiềm lực kinh tế cho hoạt động can thiệp
vào tỷ giá bằng cách gia tăng quỹ dự trữ ngoại tệ, lập quĩ bình ổn giá. Trong thời kỳ
này, nhìn chung là ổn định, tỷ giá bình quân danh nghĩa năm 1992 là 11.179
VND/USD, năm 1993 là 10.640 VND/USD và không thay đổi lớn cho đến năm
1997 là 11.175 VND/USD. Kết quả của việc cố định tỷ giá lâu dài đã làm cho VND
bị đánh giá quá cao, dẫn đến nhập siêu với tốc độ lớn, vay nợ nước ngoài thông qua
nhập khẩu hàng trả chậm gia tăng. Tuy nhiên, trong thời kỳ chế độ tỷ giá cố định đã
kiềm chế lạm phát, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng cao, cán cân ngân sách cũng
được cải thiện do tăng nguồn thu từ thuế nhập khẩu.
Giai đoạn từ tháng 7/1997 đến 26/2/1999 Việt Nam thực hiện chế độ tỷ giá
cố định với biên độ giao động tương đối linh hoạt hơn. Do áp lực về cầu ngoại tệ
tăng nhanh, chủ yếu thanh toán nhập khẩu và các L/C trả chậm trước đó đã đến hạn
thanh toán, buộc NHNN liện tục mở rộng biên độ tỷ giá trong thời gian ngắn. Ngày
27/2/1997 NHNN nới rộng biên độ từ ±1% lên ±5% làm cho tỷ giá tăng từ
11.040VND/USD lên 11.630 VND/USD vào tháng 3/1997, khi đó tỷ giá chính thức
được công bố là 11.076 VND/USD. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính Đông Nam Á, đồng tiền của các nước trong khu vực đã giảm giá đáng kể so
-43-
với USD điều đó cũng có nghĩa là với một chế độ tỷ giá cố định thì đồng Việt Nam
đang bị đánh giá cao hơn thực tế so với các đồng tiền trong khu vực, điều này tác
động bất lợi đến nền kinh tế nước ta trong nhiều lĩnh vực. Nguồn vốn đầu tư nước
ngoài năm 1998 giảm 17,5% so với năm 1997, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt mức
khiêm tốn 5,2% vào năm 1997, nhập khẩu gia tăng, xuất khẩu giảm làm cho cán cân
thương mại thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Trước tình hình đó, ngày 13/10/1997
NHNN lại công bố mở rộng biên độ tỷ giá từ ±5% lên ±10% so với tỷ giá chính
thức được công bố là 11.175 VND/USD, làm cho giá USD tăng lên và nằm ở mức
12.293 VND/USD và...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status