Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG I 3
THÁI BÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3
I. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình 3
1. Điều kiện tự nhiên 3
2. Về xã hội 4
CHƯƠNG II 7
VÙNG ĐẤT THÁI BÌNH VỚI NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC 7
1. Vài nét về nghệ thuật múa rối nước trên thế giới 7
2. Đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước 9
CHƯƠNG III 13
NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC 13
I. Nghệ thuật múa rối nước 13
1. Sân khấu và quân rối 13
2.Trò và tích trò 17
3. Âm nhạc 26
II. Một số hình ảnh múa rối nước Thái Bình 27
III. Phường hội Rối nước Thái Bình 27
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

h.
Múa rối nước là một nghệ thuật con đẻ của vùng đồng nước. Con người sống ở môi trường nào thì phải tìm cách thích nghi, nghĩ ra các trò giải trí, tiêu khiển theo điều kiện của môi trường ấy. ở nơi này, “nước nhiều hơn đất” thì rất thuận lợi để nghệ thuật múa rối nước hình thành và phát triển.
Ngày nay nhìn vào sân khấu rối nước xưa để lại ta vẫn thấy người làm chủ nó là những cư dân vùng ngập nước như người đi cày, đi bừa, quăng chài, kéo lưới, chăn vịt, bơi thuyền, úp nơm, câu cá,... với đàn cá, con trâu, đàn vịt...
Nghệ thuật múa rối nước phải chăng đã nảy sinh từ trong công cuộc tổ tiên ta lao động cải tạo tự nhiên, cải tạo cái tai nạn số một là “nước” trong bốn tai hoạ lớn nhất của loài người (thuỷ, hoả, đạo, tặc) trở nên cái nhu cầu số một cho nguồn sống, sản xuất nông nghiệp là “nước” trong bốn yếu tố: Nước, phân, cần, giống.
CHƯƠNG III
NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC
I. Nghệ thuật múa rối nước
Trong nền nghệ thuật sân khấu, múa rối nước là một bộ môn độc đáo, dùng mặt nước làm nơi hoạt động cho các nhân vật. Đây là một loại hình nghệ thuật diễn xướng hiếm thấy ở trên thế giới, nó là một “đặc sản văn hoá” của đất nước chúng ta, một đất nước ở vùng nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều.
Nghệ thuật múa rối nước có những nét chung của nghệ thuật sân khấu, của nghệ thuật múa rối, nhưng nó có cái khác biệt căn bản là dùng mặt nước làm sân khâu, do vậy nó cũng có những đặc điểm riêng thể hiện trong các thành phần cấu tạo cụ thể:
1. Sân khấu và quân rối
a. Sân khấu
Dùng nước làm nơi quân rối diễn trò, đóng kịch là đặc điểm độc đáo của nghệ thuật rối nước. Nước là yếu tố vừa cản trở, vừa hỗ trợ, vừa phối hợp, vừa công minh với quân rối. Nước còn là một nhân vật, một nhân vật chính yếu nữa chứ không phải chỉ là môi trường, chỉ là khung cảnh.
Sân khấu rối nước là loại sân khấu ngoài trời, là khoảng mặt nước giữa buồng trò và nơi xem, dài khoảng từ 10m đến 15m. Sân khấu múa rối nước chỉ thật hoàn chỉnh khi các hàng cờ bật lên mở đầu buổi diễn và cũng tự kết thúc khi hàng quân rối sương, rối đô (hay còn gọi là quân đóng đường, quân lung linh, quân ông ninh...) được kéo về hết. Sân khấu múa rối nước được đánh dấu bằng mành cửa buồng trò ở phía sau, hai hàng lan can thấp (khoảng 0,20m) ở hai bên (khi diễn có hàng cờ bật lên và hàng quân rối sương điểm tuyết) và thường có một cồng chào (gọi là cửa sóc). Trước mặt cổng trào cũng là nơi cho quan rối hoạt động như ở trên có các trò Rồng hành mã, Tiên múa, Đấu ngựa, đua xe đạp... hay Rồng từ dưới nước leo lên cột cổng phun nước hay ngược lại. Cũng có phường bố trí hai đầu lân trên cột và cho phun khói (gọi là lân phun khói).
Mặt khác sân khấu trường trống trơn khi chưa ra trò. Nhưng dưới mặt nước này là nhiều hệ thống cọc dây của máy điều khiển các trò dây. Phần lớn các hệ thống cọc, dây này đều từ trong buồng trò chạy ngầm ra, theo yêu cầu trò diễn trong phạm vi sân khấu đã định để gây bất ngờ. Hội Đống chò trò trọi trâu xa ngoài sân khấu hàng chục mét. Sân khấu múa rối nước cổ truyền không có phông cảnh trang trí. Nó dùng ngay tấm mành cửa buồng trò làm phông hậu. Các nghệ nhân cũng có khi quét màu và vẽ rồng phượng như kiểu mành thờ. Trên sân khấu này thường có những đạo cụ đựng sẵn như cây đu cho trò đánh đu, bụi cây cho trò chăn vịt, đánh cáo. Dạng tô điểm cho sân khấu rối nước cũng phải kể đến những hàng lan can, hai nhà ranh (hay lầu nhỏ) hai bên cửa buồng trò, những lá cờ, cái lọng, cái cổng chào... của trò Rồng hành mã, Lân phun khói... Cùng những quân rối của trò “Quân long linh”.... Các vật này đều được bố trí ở hai bên hay ra ngoài sân khấu để tránh vướng cho các máy sào hoạt động.
Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, hội rối nước Đống Đa có sáng kiến làm thùng tôn, đựng nước để biểu diễn thay ao hồ. Đây là một bước phát triển mới của nghệ thuật múa rối nước truyền thống của ta. Nó tạo ra nhiều thuận lợi về mặt phục vụ, về mặt nâng cao nghệ thuật diễn xuất, mở rộng khả năng xây dựng tích trò, giải phóng người điều khiển khỏi ngâm bùn, lội nước, gợi ý bước đầu cho việc nghiên cứu thực nghiệm đưa nghệ thuật múa rối nước dân gian tiến lên chính quy, hiện đại, ... sự hạn chế của sân khấu này mới phát hiện được ở chỗ diện tích sân khấu khó mở rộng - làm giảm mất cái phóng khoáng, cái khoái cảm của người xem khi tiếp xúc với không khí, phong cảnh thiên nhiên của ao hồ, một số trò mất đi tính hấp dẫn của chất kỳ lạ như bật cờ ghim ngầm từ dưới mặt nước lên... thùng này rộng 3m x 3m, sâu 0,40m để trên mễ cao 0,40m, gánh nước đổ vào khi diễn.
b. Buồng trò
Buồng trò hay nhà rối, hay thuỷ đình múa rối là nơi các nghệ nhân đứng giấu mình điều khiển quân rối. Nó là một công trình xây dựng kiên cố giữa các ao hồ, nằm hài hoà trong bố cục xây dựng của toàn bộ khu vực chùa, đền,...
Buồng trò làm kiểu tám mái chồng diêm, mái cắt ra làm hai phần, giữa có khoảng cách. Tuy phần mái cao gấp đôi phần thân, nhà rối nom vẫn nhẹ nhàng thanh thoát, thêm vào đấy tám đầu đao được bắt cong lên.
Lòng buồng trò là một hình vuông chai thành ba gian không đều (giữa rộng, hai bên hẹp) có bốn cột cái đỡ mái trên và mười hai cột con đỡ mái dưới. Nền hai gian bên cao hơn mặt nước có tường che ba bề, dùng làm nơi để quân, nơi sắp trò, đánh nhạc, nghỉ ngơi... Nền gian giữa ngập nước dưới mặt nước dốc thoai thoải sâu về phía trước, hai mặt trước, sau đều bỏ trống, khi diễn mới treo mành che. Khi vào việc các nghệ nhân lội xuống đứng sau mành điều khiển quân rối. Mành chỉ che mặt người xem nhìn vào buồng trò, còn các nghệ nhân đứng trong vẫn nhìn thấy bên ngoài dễ dàng qua các khe nan (vì trong buồng tối hơn). Nhiều khi để tránh lộ các nghệ nhân còn té nước lên mành tạo các khe nan mành thành các màng nước mỏng. Mành trước và hai đoạn mặt tường hai gian bên cùng mái buồng trò là màn hậu của sân khấu. Nó chỉ phân chia ranh giới giữa buồng trò và sân khấu ở trên mặt nước, còn phần dưới nước sân khấu và buồng trò thông liền cả với ao hồ. Các quân rối ra vào sân khấu đều được đưa qua mành này hay ngâm dưới chân rồi nổi lên hay hé mành đi ra.
Các phường hội múa rối nước Thái Bình cũng như tát cả các phường hội nơi khác đều có buồng trò lưu động, làm bằng tre phên, và kích thước và hình thức đều phỏng theo buồng trò cố định trên, chỉ có lòng buồng trò không chia thành ba gian mà chỉ chia đôi theo chiều dọc. Phần ngoài cửa che mành rộng khoảng hai mét, phần sàn bên rộng khoảng bốn mét. Mái làm bằng cót đan quét màu đỏ vẽ ngõi bằng nét màu trắng. Buồng trò rối lưu động còn có hai lầu nhỏ hai bên cạnh cửa thông với sân khấu.
Ở khoảng cách giữa hai mái các phường hội thường dùng làm nơi ném các pháo vịt đốt từ trong buồng trò ra sân khấu. Buồng trò của sân khấu thùng hội Đống chỉ nhỏ 3m x 3m theo kích thước thùng và làm ở ngoài, mái treo mành chờm v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status