Thú chơi kiểng của người Nam Bộ - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Thú chơi kiểng của người Nam Bộ



Kiểng cổ là loại kiểng được uốn sửa một cách công phu theo những nguyên tắt nhất định giống như một bài thơ Đường luật. Người chơi kiểng trước hết phải kiên trì, nhẫn nại. mỗi cây kiểng là một tác phảm nghệ thuật sống đúng tàn, đúng thế, đúng điệu, không thừa, không thiếu. mỗi chi tiết đều mang một ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong đó “ tâm ư trung, hình ư ngoại”. do vậy người chơi kiểng không đơn thuần chỉ là người có bàn tay khéo léo không thôi mà còn phải hiểu biết một số kiến thức cơ bản về âm dương, tam tài, ngũ hành, nguồn gốc vạn vật.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

thần kinh sau những ngày lao động mệt mỏi, vất vả. Thú chơi kiểng cũng được hình thành, phát triển từ những con người yêu thích, muốn hòa hợp với thiên nhiên, tìm trong thiên nhiên những vẻ đẹp để tạo niềm vui cho tâm hồn và trí tuệ của mình.
Phân loại
Có nhiều cách để phân loại kiểng cổ Nam Bộ
Phân loại theo tính chất
Cây thay mặt cho phái nam: Là cây xuy phong thế phụ tử. Hình dáng của cây mạnh mẽ, gân guốc. Cành nhánh được uốn sửa thiên về dương tính, phóng thoáng, nét mạnh. Cây thường được sửa theo thế “tam cương ngũ thường” tiêu biểu cho đạo làm người của phái nam trong thời kỳ đó.
Cây thay mặt cho phái nữ: Là cây xuy phong thế mẫu tử. Hình dáng cây thường mềm mại, uyển chuyển. Cành nhánh được uốn sửa một cách ẻo lả hơn. Cành có thể uốn chéo qua thân( chéo thay mặt cho nữ) biểu hiện cho nữ tính cho nên thông thường những loại cây có hoa, có hương thơm thường được sử dụng cho loại hình này. Cây kiểng được sửa theo ý này là cây “tam tòng tứ đức”.
Phân loại theo thế
Thế trực: Cây kiểng có thân hình đứng thẳng, có tàn nhánh, kích thước tùy theo dáng đó mà uốn sửa thành thế như thế trực quân tử, thế tam đa…
Thế xiên: Cây kiểng có thân hơi nghiêng từ 15 độ đến 30 độ hay nghiêng về một bên 45 độ so với đường thẳng đứng. Nếu từ 15 độ đến 30 độ thì cành nhánh hơi nghiêng theo chiều gió, từ dáng hơi nghiêng này mới uốn sửa thành thế xuy phong hay thế trung bình cong, cắt sửa chỉ chừa lại tàn nhánh nào đúng điệu đúng thế mới thôi. Còn nếu nghiêng 45 độ, cây, thân và tàn lá bị gió thổi tạt về một bên, dáng này tùy theo gốc, rễ, tàn nhánh có thể sửa thành thế xuy phong mẫu tử, thế bạt phong hồi đầu, quy căn rất đẹp, ngọn cây quay về ngay gốc giúp cho cây đứng vững không đổ ngã.
Thế hoành: Cây có thân nằm, bò sát đất, có thể uốn thành hình thú như gốc hóa long, hóa hổ, ngọn phải uốn vươn lên để giữ thăng bằng.
Thế huyền: Cây có thân bò qua mép chậu rồi thòng xuống sâu khỏi đáy chậu, phần ngọn mới quay đầu trở lên, phải uốn cây thật mềm mại, tàn nhánh uyển chuyển rồi vươn lên. Tuy nhiên cây có dáng này rất ít thấy.
Ngoài ra còn có cách phân loại theo nhu cầu người chơi. Có người thích chơi lá, có người thích chơi thân nhưng cũng có người lại thích chơi hoa.
Đặc điểm
Về chiều cao của cây kiểng cổ thông thường là 1,6m. Vì nó là dạng kiểng dung để trang trí trước sân nhà cho nên tầm vóc được sửa cho cân đối hài hòa với nhà và cũng ngang tầm quan sát của người thưởng ngoạn. chiều cao của cây phụ thuộc vào độ lớn của thân gốc một cách hài hòa, một phần do ý muốn chủ quan của việc trang trí.
Về mặt nguyên tắc, cây kiểng cổ thường chiết chi nhị diện, bộ cành được uốn sửa theo lối âm dương nghĩa là một tàn bên này, một tàn bên kia.
Các cây kiểng dù được tao ra theo thế nào cũng mang một đặc điểm chung là thể hiện triết lí về cội nguồn, về đạo làm người.
Mỗi một cây kiểng đều có quá trình thiên tạo và nhân tạo.
Và thú chơi kiểng đa số thuộc về những người lớn tuổi về hưu, những người am hiểu về loại hình nghệ thuật này.
Chương II: Giá trị của thú chơi kiểng
Giá trị chủ thể
Xuất phát điểm của nghệ thuật kiểng cổ chính là thú chơi tao nhã vào thời gian rảnh rỗi. Song, đây không chỉ đơn giản là một thú tiêu khiển, giải trí tầm thường mà nó đã trở tahnhf một loại hình văn hóa. Việc trồng kiểng, chơi kiểng là cả một nghệ thuật công phu, tinh tế mà người chơi không phải chỉ có long đam mệ nghệ thuật mà còn pahir có đôi mắt thẩm mĩ, biết thưởng cái đẹp, phải có đôi bàn tay tài hoa để phản ánh được nhận thức thẩm mĩ và nhân sinh quan của con người. Và trên hết là tài biết cách chọn lọc giống cây để tạo tác và đặt tên cho những giáng thế khác nhau làm cho gốc kiểng vô tri trở thành những tạo vật có tính biểu tượng triết lý và tính giáo dục sâu sắc.
Con người Nam bộ - hòa mình với thiên nhiên
Cho đến cuối thế kỷ XVI thì Nam bộ cơ bản còn là một vùng đất hoang vu, hiểm trở. Không phải thiên nhiên ở đây đã hào phóng giành sẵn cho con người mọi thứ cần thiết mà là tự thân những con người can trường, gan góc. Bằng tất cả những nỗ lực lớn lao và những sang kiến phong phú trong quá trình lao động nên chỉ trong vòng hai thế kỷ những lưu dân Việt và con cháu của họ đã chinh phục và biến cải cơ bản môi trường tự nhiên của vùng đất mới họ đã thu được những kết quả to lớn, biến một vùng đất đầy rừng hoang cỏ dại thành những cánh đồng lúa mênh mông và những vườn cây trĩu quả sau những vất vả, gian lao của buổi đầu khai phá vùng đất mới càng ngày càng đem đến cho con người nhiều nguồn lợi về tự nhiên. Điều này làm cho con người ngày càng yêu quý thêm mảnh đất của mình hơn. Và trên đường tìm về với lẽ sống ai cũng muốn đem cái tâm bé nhỏ của mình hòa với cái tâm bao la của trời đất để được gần gũi với thiên nhiên. Vì thiên nhiên nơi đây tuy hoang sơ hiểm trở trong buổi đầu khai phá nhưng lại rất trù phú, tụ do, khoáng mỡ và hiền hòa như một bà mẹ. Bà mẹ thiên nhiên ấy được người chơi kiểng cảm và thể hiện qua đôi bàn tay khéo léo, long đammê muốn hòa mình vào thiên nhiên bao la.
Hơn nữa, người chơi kiểng đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của triết lý phương Đông (Lão Tử) cho rằng: “Đại khối trầm tĩnh vô ngôn”, một cây kiểng sống lâu năm cũng giống như một ông già minh triết đang trầm tư trước trời đất bao la. Người chơi kiểng đặc biệt phải có long yeu thương cây cỏ, coi đời sống cây cỏ như một phần xương thịt của mình. Có như vậy mới thật sự tìm được sự yên tĩnh của tâm hồn trong mối quan hệ ứng xử của con người với thiên nhiên. Vì vậy mà những người chơi kiểng rất thích băng rung, lội suối để tìm những dáng cây độc đáo, thân hình vặn vẹo, có gốc rễ ngoằn ngoèo, tượng trưng cho sự sống trơ trụi, một mình giữa đỉnh hú mây gào mà vẫn hiên ngang vượt phong ba bão táp.
Ý thức cội nguồn, giáo dục đạo làm người
Người Nam bộ là một trong những bộ phận cấu thành của dân tộc Việt Nam. Cho nên, dù người Nam bộ hay Bắc bộ cũng đều có những đặc tình chung, nhất định của người Việt Nam. Nhưng do nguồn gốc lịch sử, hoàn cảnh sống và tác động của môi trường tự nhiên đã hình thành ở người Miền Nam những nét đặc trưng nổi bật.
Chính cái bí ẩn của thiên nhiên còn hoang sơ đầy dẫy những mối nguy hiềm, bất trắc lại là sợi dây liên kết những con người xa lạ lại với nhau. Vốn là những lưu dân đi tìm sự sống trong muôn ngàn cái chết. Qua bao nhiêu lần thoát hiểm nhờ sự liên kết, nhờ tinh thần hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly họ càng thấm thía thế nào là tình người. Điều này đã hình thành nên tính cách trọng nghĩa, bao dung, nhân hậu. Họ ý thức được rằng trước điều kiện tự nhiên như vậy thì chia rẽ là chết, tinh thần đoàn kết sống với nhauvif nghĩa không chỉ giúp cho mọi người chia sẻ công việc với nhau, hợp sức đnáh đuổi các loài ác thú mà còn đã có bạn, để giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, ốm đau.
Hơn nữa do ảnh hư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status