Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế qua sự phản ánh của một số báo - pdf 14

Download miễn phí Khóa luận Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế qua sự phản ánh của một số báo



2.1. Bài phản ánh thông tin:
* Định nghĩa:
Theo tác giả Trần Quang thì bài phản ánh thông tin là loại bài “gần với tin ngắn hơn cả. Nhưng nó khác tin ngắn là bao hàm một mảng tư liệu rộng hơn, phát triển tỷ mỉ một chủ đề nhất định”((1) Trần Quang. Các thể loại chính luận báo chí. Sđd, tr.11.1).
* Đặc điểm:
Cũng theo tác giả Trần Quang “Điều chủ yếu trong bài phản ánh thông tin là thông báo về các sự kiện được sắp xếp theo đề tài (tuy nhiên, trong bài phản ánh loại bài này nhất thiết phải đưa ra sự đánh giá các biến cố, các hiện tượng)”(2).
Tổng số bài phản ánh thông tin ở 5 tờ báo là 33 bài, cụ thể là báo ND có 9 bài, TT-VH có 5 bài, VHCN có 6 bài, tạp chí QH có 7 bài, HT có 6 bài.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

nh thức, mục đích và phương pháp sáng tạo, tin gồm những dạng sau:
“Tin vắn (gần với tin vắn có tin nhanh, tin mới nhận, tin giờ chót, tin trước 0 giờ), tin ngắn, tin sâu (gần với tin bình hay tin bình luận), tin tường thuật, tin công báo, tin tổng hợp, chùm tin, tin tư liệu” tiên dự báo, tin ảnh (còn gọi là ảnh tin)(2) Đỗ Xuân Hà. Đề cương bài giảng môn thể loại báo chí (nhóm I) Sđd, tr.45.
.
ở phần này chúng tui chỉ xin phân tích một số dạng tin cơ bản (đã được thống kê ở bảng trên) mà 5 tờ báo và tạo chí trên đã sử dụng nhiều nhất để chuyển tải nội dung vấn đề.
1.1. Tin vắn:
* Định nghĩa:
Thầy Đỗ Xuân Hà cho rằng: “Tin vắn là tin rất ngắn, thường chí gồm một vài câu ngắn có tít hay không có tít (nếu không có tít thường in đậm những từ đầu tiên của tin), phần nhiều được tập trung và một ô riêng trên báo dưới một đầu đề chung như: “Tin vắn”, “Tin vắn thế giới”, “Tin trong nước”, “Sự kiện nổi bật trong tuần”, “Tin giờ chót”, “Tin nhanh”.”(1) (2) Đỗ Xuân Hà. Đề cương bài giảng môn Thể loại báo chí (nhóm I). Sđ d, tr.45.
.
* Đặc trưng thể loại:
Cũng theo thầy Đỗ Xuân Hà. “Mục đích của tin vắn là thông báo thật ngắn gọn về một sự kiện hay về một vài khía cạnh quan trọng của sự kiện thời sự mà nhà báo thấy chưa cần thiết hay chưa đủ tài liệu để thông tin đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn cho công chúng”(2).
Dạng tin vắn được báo TT-VH sử dụng nhiều nhất với số lượng 33 tin, tiếp theo là báo ND có 30 tin, tạp chí QH có 25 tin, báo VHCN có 17 tin, tạp chí HT chỉ có 2 tin.
Dưới đây, chúng tui xin giới thiệu một số tin vắn nổi bật nhất trên báo ND, TT-VH, VHCN và tạp chí QH.
- Các tin: “Bảo tồn văn hoá phi vật thể”, “Trưng bày cổ vật quý được sưu tầm gần đây”, “Đầu tư cho hoạt động văn hoá cơ sở” trên báo ND, số ra ngày 2/8/2002.
- Các tin: “Hội thảo về “Tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ hội Phủ Giầy”, “Thừa Thiên Huế và công tác bảo tồn di tích”, các tin trong mục “Giao lưu văn hoá”, trang “văn hoá trong nước” trên báo TT-VH, số ra ngày 20/3/2001.
- Tin “Hội thảo Nghệ thuật múa rối Việt Nam 47 năm phát triển và trưởng thành...” trên báo VHCN số rangày 2-5/5/2003.
- Tin “Sưu tầm tác phẩm sử thi Tây Nguyên”, “Những ngày văn hoá Việt Nam tại Nga” trên tạp chí QH, số tháng 11/2002.
Để tìm hiểu kỹ dạng tin này, chúng tui sẽ phân tích 3 tin đăng trên các báo ND, TT-VH, VHCN (những chi tiết quan trọng nhất được in đậm).
Ví dụ 1: (Mục “Văn hoá - Văn nghệ - Thể thao”, báo ND số ra ngày 25/8/2002) “Việt Nam dự triển lãm ảnh “Di sản thế giới của UNESCO” tại Nhật Bản”.
Tít trên là một câu hoàn chỉnh, phản ánh ngay sự kiện chính của tin, đáp ứng yêu cầu nắm bắt thông tin của người đọc.
Tin có cấu trúc theo hình tam giác ngược (chi tiết quan trọng nhất được để lên đầu), thâu tin chỉ có 3 câu.
Trong câu đầu tiên, sự kiện chính được lặp lại nhưng chi tiết hơn so với tít và trả lời được những câu hỏi quan trọng về thông tin: “Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (Who) tham gia triển lãm ảnh quốc tế” Di sản thế giới của UNESCO lần thứ 10 (What) tại Nhật Bản (Where).
Câu thứ hai, chủ yếu nói về các đề tài và ý nghĩa của triển lãm ảnh quốc tế tại Nhật Bản.
Câu cuối cùng thông báo về thể lệ gửi ảnh dự thi. Ngôn ngữ tin rất ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo để người đọc hiểu đầy đủ thông tin. Cấu trúc tin theo kiểu tam giác ngược, làm cho người đọc chú ý ngay đến sự kiện chính từ đầu.
Tuy lập trường, thái độ của người đưa tin không thể hiện trực tiếp nhưng qua cách sử dụng từ ngữ ta có thể thấy người đưa tin đã đề cao vai trò của các nghệ sĩ Việt Nam. Cụ thể trong câu “Việt Nam dự triển lãm ảnh”, từ “dự” tạo ưu thế đường hoàng chủ động và quan trọng của những nghệ sĩ nước ta khi tham gia triển lãm ảnh quốc tế.
Ví dụ 2 (trong mục) “Văn hoá trong nước trên báo T-VH, số ra ngày 27/3/2001”.
Tin không có tít mà được bắt đầu bằng một ngữ danh từ in đậm: “Liên hoan ca nhạc truyền thống”.
Toàn bộ tin chỉ có một câu, tuy nhiên vẫn được viết theo cấu trúc kiểu tam giác ngược.
Sự kiện “Liên hoan ca nhạc truyền thống” chính là điều quan trọng nhất của tin đã được đưa lên đầu, tiếp theo là các thông tin khác như:
- Khi nào? “trung tuần tháng 4/2001”
- Do ai tổ chức? “Trung tâm Văn hoá quận 10 (TP Hồ Chí Minh)”.
- Lý do tổ chức? “Chào mừng Đại hội Đảng và mừng lễ kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng”.
Ngôn ngữ trong tin ngắn gọn, nhưng vẫn đảm bảo cho người đọc có thể hiểu đầy đủ thông tin.
Trong tin, lập trường của người đưa tin cũng được thể hiệnqua những từ trong đoạn viết “tổ chức chào mừng Đại hội Đảng và mừng kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng”.
Ví dụ 3 (trong mục “Thời sự văn nghệ” trên báo VHCN số ra từ ngày 18-21/4/2003, của M.A).
Đây cũng là tin không có tít mà chỉ bắt đầu bằng một ngữ danh từ được in đậm “Liên hoan nghệ thuật tuồng không chuyên Hà Nội”.
Tin cũng có cấu trúc theo hình tam giác ngược với nội dung chính của tin được đưa lên câu đầu “Liên hoan nghệ thuật tuồng không chuyên Hà Nội được tổ chức trong 2 ngày 17-18/4/2003 tại Nhà văn hoá huyện Đông Anh”.
Câu hai thông tin về đề tài của sự kiện “Phản ánh về xây dựng đời sống văn hoá mới”, và nói về các đơn vị tham gia (24 đơn vị thuộc các quận huyện Hà Nội ). Câu cuối cùng thông tin về các giải thưởng sẽ được tao tặng (huy chương vàng, huy chương bạc).
Tin này đáp ứng yêu cầu ngắn gọn, từ ngữ mạch lạc, dễ hiểu của thể loại tin vắn.
Như vậy, tin vắn chỉ có mục đích thông báo vắn tắt sự kiện đã xẩy ra hay sắp xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày hàng giờ. Tin vắn không có lời bình trực tiếp, đó cũng là một đặ điểm của tin vắn để phân biệt với các dạng tin khác.
1.2. Tín ngắn:
* Định nghĩa:
Theo thầy Đỗ Xuân Hà “Tin ngắn là tin có độ dài trung bình khoảng 300 - 400 từ, có đầy đủ các thành phần kết cấu của tin (tít, mào đầu, thân tin, có thể có hay không có đoạn kết), thông báo tương đối đầy đủ về những chi tiết quan trọng nhất của sự kiện thời sự như: chuyện gì? Khi nào? ở đâu? Ai làm? Như thế nào? Vì sao?... còn có thể thông báo cho công chúng biết về bối cảnh, quá trình, ý nghĩa của sự kiện, thời sự, nghĩa là đưa ra một số chi tiết mang tính chất giải thích, bình luận nhằm làm rõ hơn bản chất của sự kiện, nhưng những chi tiết như vậy chiếm tỷ trọng không lớn”(1) Đỗ Xuân Hà. Đề cương bài giảng môn Thể loại báo chí (nhóm I). Sđd, tr.46.
.
Định nghĩa trên cũng đã nêu lên đặc trưng của thể loại tin ngắn.
Dươi đây, là một số tin ngắn tiêu biểu trên 5 tờ báo:
- Các tin: “Bộ Chính trị ra chỉ thị về việc kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội”, và “Chương trình lễ hội 990 năm Thăng Long - Hà Nội” trên tạp chí QH số tháng 10/2000.
- Các tin: “Lần đầu tiên trưng bày đủ bức tranh sơn khắc về khu phố cổ Hà Nội thế kỷ 19, và “Bảo tàng dân tộc học tiếp tục xây dựng nhà Rông Ba na, nhà Hà Nhì, và nhà Chăm” tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status