Tiểu luận Vai trò của các yếu tố đến sự hình thành và phát triển nhân cách Liên hệ thực tế - pdf 14

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của các yếu tố đến sự hình thành và phát triển nhân cách Liên hệ thực tế



Mục Lục
Trang
I. Lời mở đầu 1
II. Nội dung 1
1, Tìm hiểu chung về nhân cách 1
2, Vai trò của các yếu tố đến sự hình thành và phát triển nhân
cách. Liên hệ thực tế 2
III, Kết luận 10
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

I. Lời mở đầu
Khi nghiên cứu về phản ánh tâm lý thông qua hoạt động và giao tiếp, khoa học không chỉ quan tâm đến bản thân quá trình đó mà còn quan tâm đến chủ thể của nó nữa, đó chính là nhân cách. Nhân cách trong tâm lý học là một phạm trù nền tảng. Việc làm sáng tỏ những vấn đề bản chất nhân cách, cấu trúc nhân cách, con đường hình thành nhân cách… có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Trong đó, các nhân tố như giáo dục, hoạt động, giao tiếp… có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ về các yếu tố này để nắm rõ hơn được vai trò của chúng.
II. Nội dung
Tìm hiểu chung về nhân cách
Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, nhân tố con người trở lên cấp bách thì sự hiểu biết về vấn đề nhân cách là tiền đề của việc đầu tư có hiệu quả vào sự phát triển con người - yếu tố quyết định mọi sự phát triển của xã hội. Trong tâm lý học, vấn đề nhân cách là một vấn đề quan trọng bậc nhất và nghiên cứu gặp nhiều khó khăn nhất vì những lý do sau: thứ nhất: việc nghiên cứu đụng chạm đến những quan tâm chính trị của xã hội, vì vậy, nhiều lý thuyết được tạo ra tuỳ từng trường hợp vào sự định hướng của các tác giả mà mang tính chất duy tâm hay duy vật; Thứ hai: nhân cách là một cấu tạo rất phức tạp, vì vậy các hướng tiếp cận nghiên cứu nhân cách rất đa dạng dựa trên những quan điểm, quan niệm khác nhau về nhân cách .
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học, xã hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học, giáo dục học… Theo tâm lý học, khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ. Chúng ta chỉ nói đến con người như là một nhân cách, bắt đầu từ một thời kỳ nào đó trong quá trình phát triển của nó. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhân cách thường được xác định như là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Phân tích khái niệm nhân cách:
- Nói thuộc tính tâm lý là nói hiện tượng tâm lý tương đối ổn định – kể cả phần sống động và phần tiềm tàng (nét, thói quen,..) có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên.
- “tổ hợp” là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau thành một hệ thống, cấu trúc nhất định. Cũng một thuộc tính đó, nằm trong cấu trúc khác cũng trở nên khác đi.
- “Bản sắc” là trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung (kinh nghiệm – xã hội – lịch sử) này đã trở thành cái riêng của từng người có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống các tổ hợp khác của bất cứ một người nào khác.
- “Giá trị xã hội” là những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động…của người ấy và được xã hội đánh giá.
2. Vai trò của các nhân tố đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Liên hệ thực tế
Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy mà nhân cách là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong quá trình sống – giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động… A.N.Leonchiev đã chỉ ra rằng: nhân cách con người không phải được đẻ ra mà là được hình thành. Quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trường tự nhiên, hoàn cảnh xã hội… Mỗi yếu tố có vai trò nhất định. Song với tính cách là cách, là con đường, giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể có vai trò quyết định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người.
a, Nhân tố giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của xã hội, là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo yêu cầu xã hội.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy học và các tác động khác đến con người. Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều đó được thể hiện như sau:
- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội – một mô hình hình nhân cách phát triển đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống.
- Thông qua giáo dục mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, lịch sử đã được tinh lọc và hệ thống hóa (qua các nội dung giáo dục) để tạo nên nhân cách của mình.
- Với mục đích hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục tác động tới con người một cách hiệu quả nhất, vì nó dựa trên các thành tựu của nghiên cứu khoa học: các quy luật nhận thức, quy luật tâm lý xã hội…
- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách như các yếu tố thể chất (bẩm sinh di truyền), yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội. Ví dụ như xây dựng các trường học dành riêng cho những trẻ em có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, hội họa để giúp các em rèn luyện, bồi dưỡng, phát huy năng khiếu, sở trường của mình…. Đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố kể trên gây ra. Ví dụ như có những phương pháp giáo dục đặc biệt cho những người bị khuyết tật (mù, câm,..) là chữ nổi, kí hiệu bằng tay, có chính sách ưu đãi đối với những người có những hoàn cảnh khó khăn…
- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển theo mong muốn của xã hội (giáo dục lại). Ví dụ như xây dựng các trại cải tạo nhằm giáo dục trẻ vị thành niên hư hỏng,…
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Ví dụ như mục tiêu giáo dục của ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là vạn năng. cần tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tâp thể. Giáo dục không tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.
b, Nhân tố hoạt động
Mọi hoạt động của giáo dục đều là vô nghĩa nếu thiếu hoạt động của cá nhân. Vì vậy hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người luôn có tính mục đích, tính xã hội, được thực hiện bằng những thao tác và c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status