Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới



a) Vị trí âm thanh và màu âm của nguyên âm tiếng Việt trong ca hát:
Năm yếu tố tạo thành âm tiết: âm đầu, âm đệm (bán nguyên âm), nguyên
âm, âm cuối và thanh điệu, trong đó nguyên âm giữ vai trò vang của từ, được hát
Mới lấy làm âm chính để khuếch đại âm thanh.
Nguyên âm: có 3 dạng cấu trúc:
- Nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, i/y.
- Nguyên âm đôi (còn gọi là nhị hợp âm): iê, ươ, uô
- Nguyên âm 3 (còn gọi là tam hợp âm): iêu, oai, oay, uây, uya, uyê
Nguyên âm đôi và nguyên âm 3 đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc vần
- phần sau của âm tiết, song độ vang chính của từ là đỉnh từ - nguyên âm đơn.Ví
dụ: chữ Chiều: 3 nguyên âm hợp thành vần (iêu). Hai nguyên âm i và u ở vị trí
bán nguyên âm. Bán nguyên âm i có tính chất âm lướt, bán nguyên âm u làm
nhiệm vụ khép từ. Nguyên âm ê giữ vai trò âm thanh, vì vậy khi hát bán nguyên
âm i chuyển nhanh sang nguyên âm ê được mở rộng rồi thu về nguyên âm u.
Như vậy nguyên âm đôi hay nguyên âm 3 thực chất âm tiết (từ) của tiếng Việt
chỉ có một nguyên âm đỉnh chữ (tạo vang).
Tương tự trong nhiều bài dân ca, khi gặp từ chuyền, hay thuyền người hát
có thể mở rộng đỉnh chữ (nguyên âm ê) nhưng không được lạm dụng mà phải kết
thúc từ sớm bảo đảm tròn vành rõ chữ vì chuyền, thuyền là từ khép chứ không
phải từ mở.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ng đều coi thanh điệu là yếu tố cơ
bản của tiếng Việt. Với hai thanh dấu hỏi và ngã, ở nghệ thuật Tuồng rất đƣợc đề
cao, thầy Tuồng Nguyễn Nho Tuý cho rằng: “ thanh dấu hỏi... Tuồng đã ấn định
từ xƣa là khi phát âm ra thì xuất phát từ giọng không dấu (thanh ngang) rồi dẫn
lên thanh dấu sắc rồi rảy giọng gọn gàng...
Nói Lối / Đào Tam Xuân
Thanh dấu ngã khi phát âm ra thì nhấn giọng xuống gần hƣớng dấu nặng
rồi dẫn giọng lên hƣớng dấu sắc rồi ngắt giọng trọn vẹn...” [40, tr.3].
“Rảy” đƣợc hiểu là kỹ thuật vuốt giọng lên khi đạt độ cao cần thiết của
thanh dấu hỏi thì vuốt xuống, khép chữ, đóng tiếng đúng quy luật phát âm tiếng
Việt.
Khái niệm Hƣớt, Chát dùng để chỉ những khiếm khuyết khi phát âm
(nguyên âm, phụ âm). Thí dụ: vô duyên > dô duyên. Tƣơi cƣời > tƣ cừ. Thôi thối
> thui thúi. Quất > guất. Tƣơi > tơi. Nó > noá...
70
- Trại, Bẹ, Hƣớt, Chát là 4 điều cấm kỵ liên quan đến phát âm tiếng Việt
giúp ngƣời hát tránh bệnh ngọng và đạt đƣợc yêu cầu của nghệ thuật ca hát
Tuồng đòi hỏi.
- Đực: hát đờ đẫn, vô hồn, “… nói, hát không đúng với ngữ ngôn và âm
luật sân khấu gọi là Đực.”
- Đếm: hát nói nhƣ đếm, đều đều.
- Cấn và Điệp: hai từ chỉ hai khái niệm giống nhau giúp ngƣời hát xử lý ca
từ chuẩn xác và tinh tế.
Khi nhắc lại - Điệp cùng một từ không đƣợc giống nhau (nhắc lại đơn
điệu). Với khái niệm Cấn (hay mắc), ngƣời hát Tuồng tạo cho câu hát rền, tạo
cảm giác hài hoà trong giai điệu của làn điệu Hát Khách: Ngƣời xƣa đâu…
Hát Khách
Mặc dù không dùng từ đệm (ƣ hƣ hay i hi) song khi nhả chữ, ngƣời hát
biết tạo giai điệu cho câu hát, tránh đƣợc Cấn hay mắc, hát không đơn điệu, hát
nhƣ đếm - gọi là Đực.
Để tránh Đực, Điệp, Cấn nghệ thuật biến thanh của hát Tuồng là nghệ
thuật khá đặc trƣng trong nghệ thuật nhả chữ tiếng Việt. Chẳng hạn hai từ mai
ngày một từ ở thanh ngang (thanh không dấu), một từ ở thanh dấu huyền nhƣng
khi hát thƣờng đƣợc bắt đầu từ cao xuống (thƣờng quãng 3, 4)
Nghệ nhân Tuồng hát Dứt (ngắt) với cƣờng độ lớn và dứt khoát thƣờng
dứt trƣớc nhẹ hơn ngắt sau, tuân theo luật Tiền bần hậu phú (trƣớc nhẹ sau
71
mạnh) để tránh lỗi Điệp - nhắc lại đơn điệu. Kỹ thuật này khiến diễn viên dễ
dàng thể hiện tâm trạng, địa vị, tƣ thế, tính cách của nhân vật.
Trải trên dƣới 700 năm hình thành và phát triển, hƣng thịnh nhất vào TK
18, 19, Tuồng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật sân khấu kịch hát cách điệu. Để
đạt đỉnh cao đó không chỉ có vũ điệu, hóa trang, phục trang, đạo cụ, động tác
diễn, mà nghệ thuật hát Tuồng có những chuẩn mực khá khắt khe về phát âm nhả
chữ. Cùng những phƣơng pháp luyện cho tròn vành, rõ chữ thì các kỹ thuật gọi
là luyến, láy, rung, ngắt... cũng đã đƣợc đúc kết, phân loại.
Nhƣ vậy muốn hát cho ra Tuồng trƣớc tiên phải luyện tập kỹ tiếng Việt,
phải nắm đƣợc quy luật của thanh điệu, của âm tiết, của nguyên âm, phụ âm. Từ
thanh điệu ngƣời hát sử dụng các kỹ thuật nhả chữ, láy, luyến giúp câu hát không
bị gẫy gọi là Cấn. Không Cấn mới đạt đƣợc độ vang, rền của câu hát. Tuồng
cũng nhƣ các loại hình ca hát truyền thống khác đều không lấy vang của chính từ
đó, có nghĩa là không mở rộng nguyên âm chính của từ, mà tạo vang bằng
nguyên âm đồng dạng hay tƣơng xứng dƣới hình thức âm đệm lót (ƣ, hƣ, i,
hi…). Đóng mở âm dựa trên nguyên lý cấu âm tiếng Việt đã đƣợc quy định chặt
chẽ trong Tuồng bằng các điều cấm kỵ: Trại - Bẹ - Hƣớt - Chát, giúp cho diễn
viên Tuồng hát rõ, tròn chữ. Những điều này trở thành mực thƣớc chung khi hát
các làn điệu và bài bản Tuồng.
Để đẩy tính Bi - Hùng và tính hài hƣớc lên mức cao nhất, nghệ nhân sân
khấu Tuồng đã tìm và đặt vị trí âm thanh vào sâu phía trong cổ họng và ngực.
Cũng âm ƣ, hƣ, i Ca Trù gằn trong cổ họng, còn Tuồng nén sâu, tạo màu sắc tối
và thêm kỹ thuật rung giọng chậm. Kỹ thuật thanh nhạc đặc trƣng của nghệ thuật
Tuồng khiến nó trở thành sân khấu kịch hát truyền thống vừa mang tính dân gian
vừa mang tính bác học với những quy định khá chặt chẽ của nghệ thuật ca hát,
dựa trên cách xử lý tiếng Việt một cách tế nhị, tinh tế.
72
Tìm hiểu những qui định kỹ thuật trong phát âm nhả chữ của nghệ thuật
hát Tuồng với mong muốn qua đó học tập và vận dụng vào nghệ thuật hát Mới
để xử lý tốt ngôn ngữ tiếng Việt trong các tác phẩm thanh nhạc Việt Nam. (Cần
tránh một số nhƣợc điểm của lối hát Tuồng khi áp dụng vào cách hát mới: gằn
tiếng, gào thét…).
1.3 Tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới:
Ca hát ở dân tộc nào trên thế giới cũng phải xử lý tốt ngôn ngữ của dân tộc
ấy, cách phát âm đều kết hợp chặt chẽ, khéo léo đặc điểm của dân tộc ấy. Để
đảm bảo đƣợc rõ lời, phƣơng pháp ca hát của mỗi dân tộc đều phải gắn liền với
tiếng nói dân tộc mình. Tròn vành rõ chữ là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật
âm nhạc với tiếng nói dân tộc và mọi đặc điểm ngữ âm dân tộc trong nghệ thuật
âm thanh của giọng hát.
Hát Mới ra đời cùng phong trào Tân Nhạc từ cuối những năm 30 và sớm
phát triển thành trào lƣu ở những năm trƣớc Cách mạng tháng Tám.
Tân Nhạc ra đời đòi hỏi phải có lối ca hát thích hợp vì vậy hát Mới ra đời.
Hát Mới sử dụng giọng Bắc - giọng Hà Nội làm cơ sở và giọng Hà Nội trở thành
giọng chuẩn của nghệ thuật hát Mới. Sự công nhận không thành văn này đƣợc
tôn trọng giống nhƣ hát Cải lƣơng bằng giọng Nam Bộ; hát Chèo, Ca Trù, Quan
Họ hát giọng Bắc; ca Huế giọng Huế; Ví dặm giọng Nghệ An - Hà Tĩnh; Hò bài
Chòi giọng Quảng…
Phát âm, nói chuẩn sẽ giúp hát chuẩn. Hát là khuếch đại, cƣờng điệu một
cách nghệ thuật âm thanh lời nói. Nếu giọng nói rè, ngọng, ngắn lƣỡi, lắp, lẫn
lộn vần, lẫn lộn thanh điệu, khi cất tiếng hát, tức khuyếch đại những khuyết tật
ấy lên sẽ cho những âm thanh xấu, không hay. Không ít phát thanh viên, truyền
hình viên, những ngƣời dẫn chƣơng trình trên các sóng phát thanh truyền hình
hiện nay, do không qua các lớp đào tạo về ngữ âm, luyện nói nên thƣờng mắc
phải những khiếm khuyết rất sơ đẳng về phát âm tiếng Việt. Nhiều ca sĩ do
73
không chú ý, hay thiếu kiến thức về phát âm tiếng Việt phổ thông đã nhầm lẫn
phụ âm đầu, rõ nhất là hai phụ âm kép ch và tr (“...thế là chị ơi...” chữ chị thành
chữ trị - Chị tui của Trọng Đài).
Hát Mới là bộ môn nghệ thuật thanh nhạc non trẻ gắn liền với tiếng Việt
phổ thông lấy kỹ thuật thanh nhạc của ngôn ngữ đa âm, đơn thanh (lối hát mở)
đối lập với ngôn ngữ Việt đơn âm, đa thanh (lối hát khép). Vì vậy để hát "tròn
vành rõ chữ” tiếng Việt cần bắt đầu từ luyện nói tiếng Việt phổ thông. Xử lý
đúng qui luật chuyển động, phối hợp các âm (nguyên âm, phụ âm) đóng mở của
các từ, xử lý phát âm cùng với thanh dấu. Luyện nói, luyện phát âm tiếng Việt là
những bài tập hỗ trợ cho qu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status