quy trình công nghệ gia công và các trang bị công nghệ phụ để gia công trục khuỷu + bản vẽ - pdf 14

Download miễn phí Đồ án Thiết kế quy trình công nghệ gia công và các trang bị công nghệ phụ để gia công trục khuỷu
LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của khoa học nói chung và ngành cơ khí nói riêng. Đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật phải nắm vững kiến thức cơ bản tương đối rộng. Đồng thời phải biết vận dụng kiến thức đã học trong suốt 5 năm để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất, sửa chữa và sử dụng.
Do đó đồ án tốt nghiệp là mục đích giúp hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học trước lúc ra trường. Cùng với sự phát triển của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành cơ khí, thì nhu cầu sản xuất phải sử dụng máy móc độ chính xác cao, phải giảm sức lao động của con người, tăng năng suất lao động. Hiện nay trong thực tế sản xuất ngành giao thông giữ một vai trò chủ đạo cụ thể là các phương tiện vận chuyển như ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ v v . các chi tiết máy trong các phương tiện này đòi hỏi độ bền, chính xác, dễ phục hồi sửa chữa. Và Trục Khuỷu là một chi tiết điển hình của các loại động cơ. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, em đã nhận đề tài tốt nghiệp là “THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO TRỤC KHUỶU ” với các nội dung sau:
Phần I. Giới thiệu chung về chi tiết trục khuỷu.
Phần II. Quy trình công nghệ chế tạo dạng trục.
Phần III. Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo trục khuỷu.
Phần IV.Thiết kế một số đồ gá dung trong chế tạo trục khuỷu (đồ gá tiện cổ trục và đầu trục; đồ gá phay rãnh then; đồ gá khoan các lỗ ren M10; đồ gá kiểm tra).
Đề tài được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lưu Đức Bình cùng các thầy cô trong khoa .Vì là một vấn đề tương đối lớn của người sinh viên, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự góp ý chỉ bảo của quý thầy cô.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỤC KHUỶU
1. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA TRỤC KHUỶU
.Tác dụng của trục khuỷu
Trục khuỷu chi tiết quan trọng bậc nhất tron gđộng cơ có sử dụng nó, có cường độ làm việc lớn nhất,chịu áp lực lớn nhất, vì vậy giá thành cao nhất của động cơ.
Công dụng của trục khuỷu là tiếp nhận lực khí thể tác dụng lên Piston qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay của trục khuỷu để đưa công suất ra ngoài.Nó nối với đầu to của thanh truyền.
.Trạng thái làm việc của trục khuỷu
Khi làm việc, trục khuỷu chịu tác động của lực khí thể, lực quán tính (quán tính chuyển động thẳng và quán tính chuyển động quay). Những lực này có trị số rất lớn và thay đổi theo chu kỳ nhất định nên có tính va đập mạnh.
Các lực tác dụng gây ra ứng suất uốn và xoắn trục, đồng thời còn gây ra hiện tượng dao động dọc và dao động xoắn làm động cơ rung động mất cân bằng.
Các lực tác dụng gây ra hao mòn lớn trên bề mặt ma sát của cổ trục và chốt khuỷu.
Nhận xét; động cơ 4 kì 4 xy lanh có tính cân bằng cao, nó chỉ có một lực không được cân bằng là lực giảm quán tính lần 2.
.Yêu cầu kỹ thuật của trục khuỷu
Có sức bền lớn, độ cứng vững lớn, trọng lượng nhỏ và ít mòn.
Độ chính xác gia công cao, bề mặt làm việc cần có độ bóng và độ cứng cao.
Không xảy ra dao động cộng hưởng trong phạm vi tốc độ sử dụng.
Kết cấu của trục khuỷu phải đảm bảo tính cân đối, tính đồng đều của động cơ.
Dễ chế tạo, trọng lượng bé, gọn nhưng vẫn đảm bảo chức năng sử dụng.
VẬT LIỆU CHẾ TẠO TRỤC KHUỶU
+ Mác thép thường dùng là thép cacbon có thành phần cacbon trung bình. Thường dùng thép 45,thép này được dùng nhiều nhờ đặc tính sau:
Rẻ tiền.
Độ bền kém thép hợp kim nhưng có thể đảm bảo đầy đủ yêu cầu bằng các biện pháp kết cấu.
Hệ số ma sát trong của thép cacbon cao hơn thép hợp kim nên có khả năng giảm được dao động xoắn tốt hơn thép hợp kim Mangan, Crôm, Niken.
Kính thưa hội đồng bảo vệ, sau hơn 3 tháng làm đồ án em được thầy PHẠM VĂN SONG giao cho đề tài: thiết kế quy trình công nghệ gia công và các trang bị công nghệ phụ để gia công trục khuỷu, về cơ bản em đã hoàn thành xong, em xin chân thành Thank thầy PHẠM VĂN SONG và các thầy cô trong khoa cơ khí.Sau đây em xin trình bày đề tài tốt nghiệp của em.
Đề tài tốt nghiệp của em là: thiết kế quy trình công nghệ gia công và các trang bị công nghệ phụ để gia công trục khuỷu.
Trục khuỷu là loại trục mà các đoạn trục có tâm không trùng nhau, nhiệm vụ của nó là tiếp nhận lực chuyển động tịnh tiến từ pittong biến thành chuyển động quay và ngược lại, trục khuỷu được dùng rất phổ biến trong nghành cơ khí chế tạo máy và cơ khí giao thông như máy ép trục khuỷu bằng thuỷ lực, trong động cơ đốt trong...
Đề tài của em là thiết kế trục khuỷu dùng trong động cơ đốt trong, vật liệu chế tạo là thép 45, chất lượng bề mặt sau khi gia công cơ:
+ Độ cứng: HRC = 52 - 62
+ Độ chính xác: IT9
+ Độ bóng bề mặt cấp 10 ( Ra = 0,16 µm).
Thuyết minh gồm 4 phần:
Phần I: Tìm hiểu các biện pháp công nghệ chủ yếu để gia công bề mặt lệch tâm trên chi tiết dạng trục.
Phần II: Thiết kế quy trình công nghệ và các trang bị công nghệ để gia công trục khuỷu.
Phần này gồm 2 chương
Chương I: Giới thiệu chung về trục khuỷu.
Chương II: Thiết kế quy trình công nghệ gia công trục khuỷu
Phần III: Tính toán thiết kế các trang bị công nghệ phục vụ cho quá trình gia công trục khuỷu.
Phần IV: Tính toán mặt bằng và bố trí thiết bị cho một dây chuyền sản xuất.
Số lượng bản vẽ của đồ án gồm 8 bản:
Bản số 1: Bản vẽ chế tạo và bản vẽ chi tiết lồng phôi
Bản số 2: Bản vẽ nguyên công từ nguyên công 1 đến nguyên công 8
Bản số 3: Bản vẽ nguyên công từ nguyên công 9 đến nguyên công 18
Bản số 4: Bản vẽ đồ gá tiện cổ giữa và đầu trục
Bản số 5: Bản vẽ đồ gá phay rảnh then
Bản số 6: Bản vẽ đồ gá phay khoan tâm
Bản số 7: Bản vẽ đồ gá kiểm tra độ đồng tâm các cổ trục, đồ gá kiểm tra độ ôvan của các cổ khuỷu
Bản số 8: Bản vẽ mặt bằng bố trí của dây chuyền sản xuất.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status