Chọn giống vi khuẩn và khảo sát một số điều kiện lên men acetic để làm giấm trái cây - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Chọn giống vi khuẩn và khảo sát một số điều kiện lên men acetic để làm giấm trái cây



Ngày nay nhờvào sựphát triển của công nghệhiện đại người ta đã xác
định được cấu trúc của BC.BC có cấu trúc gần giống nhưcấu trúc của
cellulose thực vật, là chuỗi polymer của các nhóm glucose liên kết với nhau
qua các nối -1,4-glucan.
Các chuỗi đơn phân tửglucan liên kết với nhau bằng liên kết Vander
Waals. Qua liên kết hydro, các lớp đơn phân tửnày sẽkết hợp với nhau tạo
nên cấu trúc tiền sợi với chiều rộng 1,5nm. Các sợi kết hợp với nhau tạo thành
các bó. Các bó kết hợp với nhau tạo thành các dãy có kích thước từ3-4nmvà
chiều rộng 70-80nm. Theo Zaaz (1977) thì kích thước của dãy là 3.2x133nm,
theo Brown và cộng sự(1976) là 4.1x177nm.
So với PC thì BC có độpolimer hóa cao hơn và kích thước nhỏhơn.
BC có độpolymer hóa từ2000-6000, có khi lên đến 16000 hay 20000.Còn ở
PC thì khảnăng polymer hóa của nó chỉtừ13000-14000.
Trong tựnhiên, cellulose kết tinh ởhai dạng I vàII,đây là 2 dạng phổ
biến nhất. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường nuôi cấy và giống vikhuẩn mà
dạng nào sẽchiếm ưu thếnhưng thường trong tựnhiên dạng cellulose I được
tổng hợp phổbiến hơn. Ngòai ra, cellulose I có thểchuyển thành cellulose II,
nhưng cellulose II không thểchuyển ngược thành cellulose I được



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

yền phù tế bào vi sinh vật với dung dịch các monomer.
Sau đó, tạo điều kiện để các monomer liên kết và tạo phân tử polimer. Các
phân tử polimer liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị để tạo nên cấu
trúc gel chứa tế bào vi sinh vật.
Cách 2 :ta trộn huyền phù tế bào vi sinh vật với dung dịch chất mang
polimer. Hỗn hợp sẽ được tiến hành với những phản ứng thích hợp để tạo liên
kết giữa các sợi polimer với nhau.Những liên kết mới được hình thành sẽ tạo
1 mạng lưới dày đặc chứa tế bào vi sinh vật.Sau đó khối gel này được đưa đến
thiết bị tạo hạt và thu được các hạt gel polimer chứa tế bào vi sinh vật cố định.
c.Phương pháp cố định tế bào vi sinh vật trong cấu trúc non-covalent gel
Phương pháp này giống phương pháp cố định tế bào vi sinh vật trong cấu
trúc covalent gel nhưng mạng lưới trong cấu trúc gel này được hình thành từ
những liên kết khác liên kết khác liên kết cộng hóa trị, thường là liên kết
hydro. Chất mang thường được sử dụng là carregeenan.
d. Phương pháp cố định tế bào vi sinh vật trong cấutrúc cryogel
Cryogel được tạo thành bằng cách sử dụng phương pháp lạnh đông. Ở
điều kịen nhiệt độ thấp, mẫu nguyên liệu sẽ biến đổi cứng lại và hình thành
cấu trúc mới. Polyvinylalcohol là loại polimer được sử dụng trong tạo gel
cryogel có khả năng cố định tế bào tốt, có cấu trúc lỗ xốp đặc trưng, bền chắc,
lượng tế bào bị rửa trôi không nhiều sau chu kỳ lên men và giữ được hoạt tính
trong thời gian dài do không tiếp xúc với dung môi hữu cơ.
e.Các phương pháp khác
Phương pháp làm thay đổi nhiệt độ: huyền phù dung dịch chất mang
và tế bào gel khi hạ nhiệt độ. Chất mang sử dụng: agar, gelatin. Phương pháp
này không thích hợp với những tế bào nhạy với nhiệt.
Phương pháp đóng rắn polimer: tế bào hòa với polimer lỏng rồi được
nhỏ vào bình chất đóng rắn tạo ra hạt xúc tác như cellulose triaxetat. Phương
pháp này không thích hợp với tế bào sống.
1.3.3.5.4. Ưu nhược điểm chung của phương pháp cố định tế bào vi
sinh vật trong lòng chất mang.
a.Ưu điểm
-Có thể áp dụng cho nhiều loại tế bào vi sinh vật cố định trong cấu trúc
gel polimer.
-Mật độ tế bào cố định trong cấu trúc gel lớn.
-Không có sự hình thành liên kết giữa tế bào vi sinh vật và chất mang mà
tế bào chỉ bị nhốt bên trong, vì vậy protein của màng tế bào vi sinh vật không
bị phá hủy.
-Không có sự tương tác trực tiếp giữa tế bào vi sinh vật với dung môi
hữu cơ nên ít gây ảnh hưởng đến sự sống và họat tính của tế bào.
b.Nhược điểm
-Tế bào vi sinh vật phân bố không đều trong gel vì vậy ảnh hưởng đến
hiệu suất quá trình trao đổi chất.
-Không thích hợp khi cơ chất là những phân tử lượng lớn vì khó khuếch
tán được qua màng gel.
- Một số chất mang có thể ảnh hưởng không tốt đến họat tính của tế bào
vì có thể gây cản trở đến sự trao đổi chất của vi sinh vật.
- Gel polimer cóthể bị phá hủy bởi tốc độ sinh trưởng của tế bào gây ảnh
hưởng đến quá trình sản xúât.
1.3.3.6. Cố định tế bào không chất mang
1.3.3.6.1.Phương pháp liên kết chéo giữa các tế bào
Đây là phương pháp liên kết các tế bào vi sinh vật riêng biệt thành 1
khối tế bào cố định nhờ các tác nhân lưỡng hay đa chức mà không sử dụng
chất mang.
Trong phương pháp này, thông qua 1 số hợp chất đặc biệt có khả năng
hình thành các liên kết nối mạng, sẽ diễn ra phản ứng giữa tế bào hay các
tthành phần của tế bào như enzyme với các họat chất này. Nhờ vậy, các tế
bào sẽ liên kết với nhau tạo thành cấu trúc dạng hình viên.
Ứng dụng nổi bật nhất của phương pháp này trong công nghiệp là cố
định trực khuẩn Bacillus cogulans để sản xúât các dạng đồng phân của
đường glucose.
a.Ưu điểm
- Điều kiện nhẹ nhàng, có khả năng kéo dài thời gian họat động của tế
bào.
- Làm tăng tính chống chịu của tế bào đối với các yếu tố làm biến tính.
b.Nhược điểm
- Đây là phương pháp có độ bền cơ học kém nhất.
1.3.3.6.2. Cố định tế bào vi sinh vật bằng màng chắn membrane
Đây là phương pháp cố định trong các cơ chất có phân tử lượng lớn
có thể thẩm thấu vào trong tế bào, các chất mang có thể tái sử dụng.Ở dạng
membrane tế bào được cố định thông qua quá trình siêu lọc và vi lọc bằng
màng membrane. Màng membrane được tạo ra là polimer có tính bán thấm
với những kích thước lỗ đủ nhỏ chỉ cho cơ chất đi vào và sản phẩm đi ra mà
tế bào vẫn bị nhốt trong đó. Trước khi tạo màng bao tế bào lại cần biết
trọng lượng phân tử của tế bào để có thể tạo lỗ phù hợp trên màng.
a.Ưu điểm
-Mật độ tế bào cố định khá lớn.
-Độ bền cơ học cao.
-Có thể ứng dụng cho nhiều loại tế bào khác nhau.
b.Nhược điểm
-Độ bền cơ học kém.
-Sự sinh trưởng của tế bào làm phá hủy màng chắn.
1.3.3.7. Giá thể bacterial cellulose (BC)
a.Vi khuẩn sản xuất bacterial cellulose (BC)
BC được tổng hợp bởi 1 số vi khuẩn. Cấu trúc BC ở mỗi loài tuy khác
nhau nhưng con đường tổng hợp và cơ chế điều hòa tổng hợp BC ở mỗi loài
có lẽ giống nhau. Các đặc điểm khác nhau thường là các đặc điểm vật lý của
sản phẩm BC, như chiều dài chuỗi glucan, tính kết tinh và trạng thái kết tinh
của nó. Trạng thái kết tinh khác nhau xácđịnh các tính chất vật lý khác nhau
như độ bền, độ hòa tan trong các dung môi, tính chịu ảnh hưởng của các tác
nhân gây đột biến. Trong các lòai có thể dùng sản xúât BC thì Acetobacter
xylinum có khả năng tổng hợp BC hiệu quả nhất và được tập trung nghiên
cứu nhiều nhất.
Acetobacter xylinum có dạng hình que, thẳng hay hơi cong, có thể di
động hay không, không sinh bào tử, Gram âm nhưng Gram của chúng có thể
già đi hay do điều kiện môi trường.
Acetobacter xylinum là vi khuẩn hiei khí bắt buộc, pH tối ưu 5,5,
nhiệt độ tối ưu để phát triển là 25-30oC.
Nguồn hydrocacbon mà Acetobacter xylinum là gluccse, saccharose,
maltose, manitol. Môi trường thích hợp cho sự phát triển của Acetobacter
xylinum là nước dừa già.
b. Cấu trúc của BC
Ngày nay nhờ vào sự phát triển của công nghệ hiện đại người ta đã xác
định được cấu trúc của BC.BC có cấu trúc gần giống như cấu trúc của
cellulose thực vật, là chuỗi polymer của các nhóm glucose liên kết với nhau
qua các nối -1,4-glucan.
Các chuỗi đơn phân tử glucan liên kết với nhau bằng liên kết Vander
Waals. Qua liên kết hydro, các lớp đơn phân tử này sẽ kết hợp với nhau tạo
nên cấu trúc tiền sợi với chiều rộng 1,5nm. Các sợi kết hợp với nhau tạo thành
các bó. Các bó kết hợp với nhau tạo thành các dãy có kích thước từ 3-4nm và
chiều rộng 70-80nm. Theo Zaaz (1977) thì kích thước của dãy là 3.2x133nm,
theo Brown và cộng sự (1976) là 4.1x177nm.
So với PC thì BC có độ polimer hóa cao hơn và kích thước nhỏ hơn.
BC có độ polymer hóa từ 2000-6000, có khi lên đến 16000 hay 20000.Còn ở
PC thì khả năng polymer hóa của nó chỉ từ 13000-14000.
Trong tự nhiên, cellulose kết tinh ở hai dạng I vàII,đây là 2 dạng phổ
biến nhất. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường nuôi cấy và giống vi khuẩn m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status