Tìm hiểu mạng cảm biến không dây và xây dựng mô hình điều khiển thiết bị điện qua mạng cảm biến không dây - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Mục lục

Trang
Lời nói đầu 3
Mở đầu 3
Chương 1: Mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Networks) 4
1 - Đặt vấn đề 4
2- Tổng quan về mạng cảm biến không dây 4
2.1. Khái niệm 4
2.2. Cấu tạo của một nút cảm biến 5
2.3. Đặc điểm của mạng cảm biến không dây 6
2.4. Kiến trúc giao thức mạng 8
3 - Một số vấn đề về mạng cảm biến không dây 9
3.1. Định tuyến trong mạng cảm biến không dây 9
3.2. Tối ưu năng lượng trong mạng cảm biến không dây 10
3.3. Giao thức trong mạng cảm biến không dây 16
Chương 2: Chuẩn truyền thông Zigbee IEEE 802.15.4 19
1 - Tổng quan về chuẩn zigbee IEEE 802.15.4 18
1.1. Đặt vấn đề 18
1.2. Sự ra đời của chuẩn zigbee IEEE 802.15.4 19
1.3. Ưu điểm của chuẩn zigbee IEEE 802.15.4 20
1.4. Những phần tử cơ bản của hệ thống Zigbee 21
1.5. Những kiểu thiết bị của hệ thống Zigbee 21
1.6. Một số cấu hình mạng cơ bản của chuẩn Zigbee 22
2- Kiến trúc giao thức mạng của chuẩn Zigbee IEEE 802.15.4 25
2.1. Tầng vật lý 25
2.2. Vấn đề Layer MAC 27
2.3. Tầng mạng 32
2.4. Tầng ứng dụng của ZigBee/IEEE 802.15.4 35
3- Thuật toán định tuyến AODV 36
4- Một số sản phẩm ứng dụng của công nghệ Zigbee 39
Tài liệu tham khảo 41

MỞ ĐẦU

Trong vài năm gần đây mạng cảm biến không dây đã trở nên rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Bắt đầu phát triển với các ứng dụng trong quân đội, giờ đây mạng cảm biến còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác như: Giám sát môi trường, chăm sóc sức khỏe, ngôi nhà thông minh hay điều khiển giao thông... Với sự hội tụ của công nghệ kỹ thuật vi điện tử, công nghệ mạch tích hợp, công nghệ cảm biến và xử lý tín hiệu… đã tạo ra những thiết bị cảm biến rất nhỏ, đa chức năng với giá thành thấp đã làm tăng khả năng ứng dụng của mạng cảm biến không dây.
Hiện nay mạng cảm biến không dây đang được ứng dụng rất rộng rãi các quốc gia có nền khoa học phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu...
Mạng cảm biến không dây là một công nghệ mới, đã được các nước có nền khoa học phát triển nghiên cứu, triển khai rộng rãi và đã thu được nhiều thành tựu. Tuy nhiên ở Việt Nam, công nghệ này chỉ đang được nghiên cứu và triển khai trong những lĩnh vực và quy mô nhỏ, song với những ưu điểm và khả năng tương thích cao nên trong tương lai, công nghệ mạng cảm biến không dây sẽ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

CHƯƠNG 1: MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
(WIRELESS SENSOR NETWORKS - WSNs)

1 - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ linh kiện điện tử và công nghệ thông tin đã tạo ra những sự thay đổi to lớn trong cuộc sống. Mô hình mạng cảm biến không dây ra đời dựa trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của Công nghệ truyền thông không dây. Nó ra đời nhằm thỏa mãn nhiều yêu cầu trong thực tế và được ứng dụng rộng rãi. Các ứng dụng tiềm năng của mạng cảm biến không dây hiện nay như phán đoán quân sự, bảo vệ an ninh, điều khiển và giám sát giao thông, kỹ thuật tự động trong sản xuất công nông nghiệp, điều khiển quy trình, quản lý kiểm kê, cảm nhận môi trường, giám sát sinh thái, giám sát kết cấu công trình xây dựng. Hiện nay tại Việt Nam cũng đang có những ứng dụng mạng cảm biến không dây như: Hệ thống chiếu sáng, độ ẩm, phòng cháy, hệ thống điều hòa nhiệt độ... nhìn chung đây vẫn còn là một công nghệ rất mẻ ở Việt Nam.

2 - TỔNG QUAN VỀ MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY - WSNs:
2.1. Khái niệm:
Mạng cảm biến không dây (WSNs) có thể hiểu đơn giản là mạng liên kết các node với nhau bằng kết nối sóng vô tuyến (RF connection) trong đó các node mạng thường là các (thiết bị) đơn giản, nhỏ gọn, giá thành thấp ... và có số lượng lớn, được phân bố một cách không có hệ thống (non-topology) trên một diện tích rộng (phạm vi hoạt động rộng), sử dụng nguồn năng lượng hạn chế (pin), có thời gian hoạt động lâu dài (vài tháng đến vài năm) và có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt (chất độc, ô nhiễm, nhiệt độ ...).
Đặc điểm của mạng cảm nhận không dây là vừa có chức năng mạng vửa có chức năng cảm nhận. Nó hoạt động trên nguyên lí là tại một nút mạng sẽ cảm nhận thông số của môt trường cần đo, đo đặc thông số và sau đó tiến hành truyền dữ liệu qua một trường không dây về trạm gốc (nút gốc), để trên cơ sở đó nút gốc có thể đưa ra các lệnh xử lý cần thiết hay truyền số liệu vào máy tính. Bản thân nút gốc không nhất thiết phải là một máy vi tính mà cũng có thể được chế tạo với kích thước nhỏ, phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực ứng công cụ thể.

4JiL91P3MJI3n7H
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status