Hệ thống cấp cứu trong hàng hải - Giới thiệu tổng quan, phân tích sơ đồ, cách vận hành - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Khai thác và vận hành :
I. Giới thiệu cấu hình LEOLUT600 của EMS.
II. Các thủ tục khai thác giao diện thiết bị trạm LUT
1. Phần mềm giao diện khai thác LUT
2. Thủ tục làm việc với Status của Subsystem (L5741)
3. Thủ tục khởi động và shutdown hệ thống. * Thủ tục Shutdown LUT * Thủ tục Start LUT
4. Thủ tục điều chỉnh giờ hệ thống theo GPS.
5. Quản lý dữ liệu quỹ đạo vệ tinh.
6. Thủ tục làm việc với Pass schedule. * Tạo một pass schedule mới
* Lựa chọn đài LUT * Giải quyết xung đột giữa hai lần pass liên tiếp
7. 406 Active beacon.
8. 121.5/243 activate beacon.
9. Thủ tục làm việc với Plots.
* Spectrum. * Spectrogram.
* Plots: 121Mhz, 243, 243 Mhz Mhz beacon Plots.
* Plots: 121Mhz, 243, 243 Mhz Mhz DotPlots.
10. Thủ tục làm việc với các tables.
11. Thủ tục giám sát ghi nhật ký hàng ngày.
MỤC LỤC:
1. Giới thiệu
1.1. Giới thiệu về hệ thống
1.2. Giới thiệu về hiệu ứng Doppler

2. Phạm vi của hệ thống
2.1. Các phao định vị quốc tế
2.2. Các khái niệm về hệ thống vệ tinh LEOSAR và GEOSAR

3. Tổng quan hệ thống:
3.1. Hệ thống Cospas – Sarsat 121.5 MHz
3.2. Hệ thống Cospas – Sarsat 243 MHz
3.3. Hệ thống Cospas – Sarsat 406 MHz
3.4. Sự phân phối các dữ liệu báo động và dữ liệu về vị trí

4. Mô tả các khâu của hệ thống
4.1. Tổng quan về các khâu của hệ thống
4.2. Phao định vị vô tuyến
4.3. Khâu không gian
4.4. Khâu mặt đất

---------------------------------------------------------------------------------------------------
1. GIỚI THIỆU:
1.1. Giới thiệu hệ thống:
Hệ thống Cospas-Sarsat là hệ thống vệ tinh được thiết kế để cung cấp báo động cấp cứu và dữ liệu về vị trí để trợ giúp các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn (SAR) sử dụng các khâu vệ tinh và mặt đất để tách và xác định tín hiệu của các phao định vị hoạt động ở tần số 406 MHz hay 121.5 MHz. Vị trí và các thông tin liên quan khác được chuyển từ MCC đến tổ chức tìm kiếm và cứu nạn SAR. Mục đích này sẽ trợ giúp tất cả các tổ chức có trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn trên thế giới ở trên biển, trên không hay trên đất liền.

2.1. Giới thiệu về hiệu ứng Doppler:
Hệ thống Cospas – Sarsat tính toán vị trí của các phao định vị sử dụng hiệu ứng Doppler. Hiệu ứng Doppler là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả hiện tượng tần số của một tín hiệu thu bởi một thiết bị thu bị ảnh hưởng bởi vận tốc chuyển động tương đối giữa thiết bị phát và thiết bị thu. Nếu khoảng cách giữa thiết bị phát và thu giảm, tần số tín hiệu thu được ở máy thu tăng. Nếu khoảng cách tăng thì hiệu ứng Doppler làm giảm tần số tín hiệu nhận được ở máy thu. Nếu như không có sự chuyển động tương đối giữa thiết bị phát và thiết bị thu thì tần số thu được ở máy thu chính là tần số phát.
Công thức:

Trong đó f là tần số đo được tại thiết bị thu, f0 là tần số phát, c là vận tốc lan truyền của sóng trong môi trường và v là vận tốc tương đối giữa thiết bị thu và thiết bị phát.
Sử dụng hiệu ứng Doppler có thể xác định được hai vị trí của một phao định vị: một vị trí là vị trí thật và một vị trí là vị trí ảo. Tuy nhiên có thể dựa vào hành trình của một vệ tinh kế tiếp để xác định được vị trí thật của phao định vị.

2. PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG:
Việc tách và xác định vị trí đối với một tai nạn hàng không hay hàng hải là hết sức quan trọng cho tổ chức tìm kiếm và cứu nạn. Nghiên cứu cho thấy rằng những người sống xót sau tai nạn máy bay có khả năng sống xót nhỏ hơn 10% nếu việc cứu hộ bị trễ quá 2 ngày, tỉ lệ sống xót lên đến hơn 60% nếu việc cứu hộ được thực hiện kịp thời trong vòng 8 tiếng. Sự khẩn cấp tương tự cũng được áp dụng trong các tình huống cấp cứu hàng hải, đặc biệt là khi xảy ra thương vong. Thêm vào đó việc xác định được vị trí bị nạn cũng góp phần làm giảm chi phí và thời gian cho các đơn vị cứu nạn. Canada, Pháp, Nga và Mỹ đã thiết lập hệ thống vệ tinh Cospas – Sarsat để làm giảm thời gian được yêu cầu để xác định vị trí tìm kiếm cứu nạn trên toàn thế giới.

2.1. Các phao định vị cấp cứu:
Việc sử dụng vệ tinh để tách và xác định vị trí các phao định vị vô tuyến được kích hoạt tự động hay nhân công do tai nạn hàng hải hay hàng không làm giảm thời gian yêu cầu để báo động và xác định vị trí bởi các tổ chức tìm kiếm cứu nạn. Các tổ chức IMO và ICAO khuyến nghị các tàu hay máy bay nên mang theo các phao định vị vô tuyến này. Theo yêu cầu của hệ thống GMDSS, từ ngày 01 tháng 8 năm 1993, tất cả các tàu có tải trọng trên 300 tấn phải mang theo các phao định vị vô tuyến EPIRB.
Nhiều nguyên tắc ở các quốc gia khác nhau cũng bắt buộc việc mang theo phao định vị vô tuyến (ELT/EPIRB) trên tàu, máy bay. Ở một vài quốc gia đã cho phép việc sử dụng phao định vị khẩn cấp 406 MHz (PLB) ở các vùng hiểm trở trên đất liền.




tyNt2m7WkFR0SBy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status