Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3
I. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp 3
1.1. Khái niệm, vai trò vốn lưu động và quản lý vốn lưu động: 3
1.2. Thành phần và kết cấu VLĐ. 3
1.3. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp 6
II. Sự cần thiết và các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ ở các DN. 8
2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở DN. 8
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động của DN 9
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ. 10
2.4 Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sủ dụng VLĐ của DN 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VLĐ Ở XÍ NGHIỆP VẬT TƯ CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU I 13
I. Khái quát đặc điểm hình thành và phát triển
của Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I 13
1.1. Quá trình hình thành Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I 13
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 14
II. Phân tích thực trạng tổ chức và sử dụng VLĐ
ở Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I 17
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh
của Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I 17
2.2. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của xí nghiệp 18
2.3. Hiệu quả sử dụng VLĐ của xí nghiệp một số năm qua: 25
2.4. Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh và sử dụng VLĐ
của Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I. 27
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP
VẬT TƯ CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU I 28
Kết luận 33



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ác biện pháp quản lý VLĐ ở các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, khâu dự trữ sản xuất, khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và thanh toán với bạn hàng. Đối với mỗikhâu của quá trình sản xuất kinh doanh có biện pháp tăng tốc độ luân chuyển VLĐ như sau:
Thứ nhất, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trong lĩnh vực sản xuất
Doanh nghiệp thực hiện rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất thông qua rút ngắn thời gian làm việc của quy trình công nghệ và phải đảm bảo yêu cầu chất lượng kỹ thuật, hạn chế mức thấp nhất thời gian ngừng việc, thời gian gián đoạn các khâu trong quá trình sản xuất.
Thứ hai, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trong khâu lưu thông .
Thời gian luân chuyển vốn lưu thông phụ vào hoạt động tiêu thụ và mua sắm. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn cố gắng rút ngắn thời gian tiêu thụ, thu tiền tiêu thụ hàng hoá tới mức tối thiểu. Để thực hiện nhiệm vụ này doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường, khả năng sản xuất tối đa của xí nghiệp, từ đó có kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm và thực hiệnthu hồi công nợ. Việc quản lýVLĐ ở khâu này không tốt sẽ dẫn đến ứ đọng thành phẩm, VLĐ luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp
Thứ ba, giải quyết tốt công tác luân chuyển vốn ở khâu giự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá.
Thông qua đẩy mạnh thanh toán mua bán nguyên vật liệu, hàng hoá giự trữ, xác định nhu cầu VLĐ hàng hoá tồn kho giự trữ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó thực hiện tìm nguồn nhập vật tư hợp lý đảm bảo sử dụng đầy đủ mà lượng hàng tồn kho giự trữ cho sản xuất đạt mức tối thiểu.
ã Hợp đồng là cơ sở vững chắc cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Việc ký kết hợp đồng đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp tiến hành được liên tục, nhanh chóng, chủ động từ đó tác động làm tăng tốc độ luân chuyển VLĐ của DN. Ký kết hợp đòng cũng giúp doanh nghiệp chủ động lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có lợi nhất, kết hợp hợp lý các yếu tố lao động, tiền vốn, vật tư của doanh nghiệp.
ã Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của danh nghiệp. Vậy DN cần chú trọng đào tạo bồi dưỡng trình độ, tri thức của CBCNV, đảm bảo làm chủ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Trên đây là môt số biện pháp cơ bản nhằn thực hiện công tác nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN. Tuy nhiên đối với những điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp lại có từng biện pháp cụ thể riêng biệt. Vậy DN phải căn cứ vào thực tế của mình mà quyết định những biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất.
Chương II
thực trạng tổ chức và sử dụng VLĐ ở xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I
I. Khái quát đặc điểm hình thành và phát triển của Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I
1.1. Quá trình hình thành Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I
Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I (XNVTCBHXKI) tiền thân là một bộ phận của phòng Ong thuộc Bộ Nông nghiệp được thành lập năm 1967. Ngày 27/10/1980, Bộ Nông nghiệp ra Quyết định thành lập Trạm Vật tư thiết bị chuyên dùng ngành ong đặc địa điểm tại Phương Mai - Kim Liên - Hà Nội. Trạm Vật tư thiết bị chuyên dùng ngành ong là đơn vị quản lý kinh doanh vật tư kỹ thuật nuôi ong, là doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chế độ hạch toán kế toán báo cáo sổ và mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp thành phố Hà Nội.
Ngày 04/03/1986, theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp đổi tên Trạm Vật tư chuyên dùng ngành ong thành Trạm Vật tư chế biến xuất khẩu I với trụ sở đặt tại số 6 - Láng Trung - Đống Đa - Hà Nội. Theo Quyết định số 388 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập lại doanh nghiệp, Xí nghiệp Vật tư chế biến xuất khẩu I được giao nhận vốn và đổi tên thành Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I. Trên cơ sở đó xí nghiệp đã cải tiến, hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo uy tín với khách hàng gắn liền với tiêu thụ.
Theo Quyết định số 1218 ngày 22/09/1994 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) sáp nhập các đơn vị thuộc ngành ong thành một doanh nghiệp có tên là Công ty ong Trung ương, công ty có bảy thành viên là:
- Văn phòng Công ty ong Trung ương
- Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I
- Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu II
- Xí nghiệp ong khu 4
- Xí nghiệp ong Lương Sơn
- Xí nghiệp ong Bảo Lộc
- Xí nghiệp ong Gia Lai.
Như vậy, Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I là một đơn vị trong Công ty ong Trung ương.
Trải qua quá trình xây dựng, phấn đấu và trưởng thành cùng với bước chuyển mới của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I đã có nhiều cố gắng, tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo nhiều mặt hàng khác nhau với mẫu mã phong phú, đa dạng chất lượng ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Chức năng chính của XNVTCBHXK I là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu sau:
- Mật ong các loại
- Rượu và nước giải khát
-Vật tư chuyên dụng nghành ong
Các loại nông sản chế biến khác
Với ý thức vươn lên trong sản xuất và kinh doanh XNVTCBHXKI luôn nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo uy tín với khách hàng, gắn liền với tiêu thụ nên tổng giá trị sản lượng không ngừng được nâng cao, doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phân xưởng
PX I
(Sản xuất rượu và mật)
PX I
(Sản xuất bia, nước ngọt)
Nhân viên 1
Nhân viên ...
Nhân viên 2
Nhân viên 1
Nhân viên ...
Nhân viên 2
Bộ phận sản xuất
Quản đốc phân xưởng
Quản đốc phân xưởng
Hoạt động kinh doanh: xí nghiệp tổ chức mở các quầy hàng, đại lý ở khắp các tỉnh thành trong cả nước nhằm giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng. Ngoài ra sản phẩm của xí nghiệp còn được xuất khẩu sang các nước bạn.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Xí nghiệp Vật tư Chế biến hàng Xuất khẩu I có tổng số cán bộ công nhân viên là 50 người được bố trí theo các phòng ban như sau:
- Giám đốc xí nghiệp: là người trực tiếp điều hành công việc, có quyền lực cao nhất và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các hoạt động tài chính của xí nghiệp trước pháp luật. Kiểu tổ chức bộ máy quản lý này đảm bảo sự gọn nhẹ, xử lý nhanh các thông tin, cung cấp thông tin cho Ban lãn đạo một cách nhanh chóng kịp thời và đầy đủ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban lãnh đạo nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và có chỉ định sát sao phù hợp với tình hình thực tế.
Sơ đồ b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status