Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Trung tâm Thương mại truyền hình - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Trung tâm Thương mại truyền hình



Năm 2001, do mở rộng hoạt động kinh doanh nên nhu cầu vốn tăng mạnh. Trung tâm đã huy động được nguồn vốn kinh doanh là 24000,64 triệu đồng. cơ cấu vốn cũng có sự biến động mạnh. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh là 57 %, trong đó có sự gia tăng đáng kể của vốn vay ngắn hạn ( vốn vay ngắn hạn năm 1999 là 3653,8; năm 2000 là 25,5 nhưng năm 2001 đã tăng lên 11050 triệu đồng). Vốn vay tăng nhưng doanh lợi vốn và DLVCSH cũng tăng chứng tỏ vốn được sử dụng hiệu quả hơn. Với tỷ lệ nợ là 57 % cao hơn không nhiều so với con số 50% thì có thể nói năm 2001 là năm Trung tâm đã lựa chọn được cơ cấu vốn tương đối hợp lý.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tích tổng hợp từng nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
+ Các nhân tố làm tăng lợi nhuận
Tổng doanh thu 14569,7
+ Các nhân tố làm giảm lợi nhuận
Giá vốn hàng bán 13775,1
Chi phí bán hàng & quản lý 230
Các khoản giảm trừ 199,7
Cộng 14214,8
Tổng hợp các nhân tố (14569,7 - 14214,9) = 354,8 triệu
Qua việc phân tích các nhân tố trên ta thấy mặc dù chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí mua hàng tăng song lợi nhuận của công ty vẫn tăng đó là nhờ việc tổ chức tốt khâu tiêu thụ số lượng hàng nhập khẩu được tiêu thụ nhanh. Hàng bán có chất lượng tốt nên không bị trả lại cũng như không phảI giảm giá hàng bán
Để tăng lợi nhuận, Trung tâm phải cố gắng giảm chi phí bán hàng vì đây là nhân tố phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức bán hàng .
Lợi nhuận tăng sẽ là yếu tố quyết định nhất đến khả năng huy động vốn và là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả sử dụng vốn vì các chỉ tiêu tài chính tốt nhất phản ánh hiệu quả sử dụng vốn được được tính theo lợi nhuận ròng sau thuế hay lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
2.2.2 Cơ cấu sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu rất phong phú bao gồm các thiết bị phục vụ cho truyền dẫn phát sóng như máy phát, viba, xe thu phát lưu động, camera, thiết bị cho studio, thiết bị kiểm tra, các thiết bị công nghệ kĩ thuật số, thiết bị kỹ xảo, lồng tiếng, thiết bị hoà âm ...
2.2.3 Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, trải qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, việc phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam với các nước được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Trung tâm.
Việc vận dụng cách đấu thầu quốc tế vào mua sắm thiết bị đã giúp trung tâm tận dụng được những ưu thế về kĩ thuật, tài chính vì trong quá trình sơ tuyển nhà thầu nếu năng lực kĩ thuật, tài chính đạt 60% mới được dự thầu
2.2.4 Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh
+ Khó khăn về vốn
Mặc dù kinh doanh có lãi nhưng hiện công ty vẫn thiếu vốn để có thể nhập khẩu các thiết bị hiện đại.
+ Thủ tục đấu thầu còn nhiều hạn chế
Theo thông lệ quốc tế sau khi chủ đầu tư đã xét thầu và ký hợp đồng giao thầu thì người trúng thầu chỉ có nhiệm vụ thực hiện hợp đồng. Nhưng hiện nay ở Việt Nam sau khi hội đồng xét thầu đã quyết định người trúng thầu thì hồ sơ của người trúng thầu cần thẩm định
+ Nhược điểm về việc lập hội đồng xét thầu
Thực tế vận dụng cho thấy hội đồng xét thầu trong nhập khẩu thiết bị PTTH
đã thực hiện được các mục tiêu thẩm định kết quả. Tuy nhiên trong công tác thẩm định vẫn còn những tồn tại sau:
- Một là tính ban bệ của hội đồng xét thầu: Hiện nay các thành viên của hội đồng xét thầu được lựa chọn theo nguyên tắc bảo đảm yêu cầu thẩm định tài chính, kĩ thuật và thời gian thẩm định. Tuy nhiên trên thực tế một số thành viên chỉ tham gia như một quan sát viên hay chỉ có tên trong hội đồng với nhiệm vụ duy nhất là ký vào văn bản xét thầu hay vừa là thành viên của tổ chuyên gia tư vấn vừa là người thẩm định xét kết quả đấu thầu
- Hai là tính thời gian: Như một hệ quả của tính ban bệ, với các tiêu thức như trên, tiến trình lập ra hội đồng xét thầu thường bị vi phạm
2.2.5 Phương hướng kinh doanh của Trung tâm
Là một doanh nghiệp thương mại, mục tiêu cơ bản của công ty là lợi nhuận. Mục tiêu công ty đặt ra trong 5 năm tới là tiếp tục nâng cao chất lượng, rút ngắn khoảng cách về giá của các thiết bị PTTH so với các nước trong khu vực, hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh, tiếp tục củng cố nâng cao vị thế uy tín của công ty, giữ vững vai trò là nhà cung cấp các thiết bị PTTH hàng đầu của Việt Nam.
2.3 Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Trung tâm
2.3.1 Sự biến động cơ cấu vốn theo nguồn vốn của Trung tâm
Để phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn, trước hết cần phân tích sự biến động của cơ cấu vốn. Từ đó kết hợp với việc phân tích sự biến động của hiệu quả sử dụng vốn để thấy được sự thay đổi cơ cấu vốn đã có tác động như thế nào đến hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên tuỳ từng trường hợp vào cách phân loại vốn mà có các loại cơ cấu vốn khác nhau.
Để tiến hành phân tích sự biến động của cơ cấu vốn theo nguồn vốn, ta lập bảng sau:
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm trong ba năm 1999-2001
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I, Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn
+Vay ngắn hạn
+Phải trả người bán
+Người mua trả trước
+Nợ thuế
2 Vay dài hạn
II, Vốn chủ sở hữu
1Vốn NSNN
2 Nguồn vốn khác
12000
9500
3653,8
4872
162
812,24
2500
8306,7
6500
1806,.7
59
46,8
18
24
0,8
4
12,3
41
32
9
2374,5
2374,5
25,5
1990,5
0
358,5
0
7614,5
6500
1164,4
24
24
0,3
20,1
0
3,6
0
76
64,9
11,1
13550
11050
9497,9
600,2
98,6
853,34
2500
10450,6
8000
2450,6
57
46
39,6
2,5
0,34
3,56
11
43
33,3
9,7
Tổng nguồn vốn
20306,7
100
9988,95
100
24000,64
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn có sự biến động mạnh qua từng năm. Biến động phát triển nhất là các khoản vay có chi phí là vay ngắn hạn và vay dài hạn. Năm 1999, tổng số nợ phải trả là 12 tỷ đồng trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng 46,78 % tổng nguồn vốn kinh doanh. Trong cơ cấu nợ ngắn hạn thì khoản phải trả người bán & vay ngắn hạn là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đặc biệt là khoản phải trả người bán, chiếm tới 24 % tổng nguồn vốn kinh doanh và chiếm 40,7 % tổng nợ ngắn hạn. Khoản nợ này cộng với người mua trả trước và nợ thuế chiếm 28,8 % vốn nợ. Nợ thuế là khoản nộp ngân sách nhưng nộp chậm do chưa đến kỳ thanh toán. Như vậy, cả ba khoản nợ này còn gọi là nợ tích luỹ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ. Nó được coi là nguồn tài trợ miễn phí. Tuy nhiên chiếm dụng thương mại quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm. Có thể nói năm 1999, để có đủ vốn cho hoạt động kinh doanh Trung tâm đã phải vay vốn ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng với tỷ lệ khá cao ( 30,3% ) nên chi phí lãi vay lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó việc chiếm dụng vốn quá nhiều, lại chủ yếu từ tín dụng thương mại giống như con dao hai lưỡi. Một mặt nó giúp doanh nghiệp có vốn kinh doanh mà không mất chi phí vốn. Song nó sẽ đẩy doanh nghiệp vào rắc rối nếu tất cả các khách hàng đều đòi nợ cùng một lúc. Hơn nữa, tín dụng thương mại cao cũng ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Năm 1999, tổng nguồn vốn khác bao gồm vốn tự bổ sung và các quỹ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn nhưng xét tỷ trọng trong quan hệ với vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn này là tương đối lớn, nó có được nhờ hoạt động kinh doanh có lãi của những năm trước.
Năm 2000 là năm cơ cấu nguồn vốn của trung tâm biến động mạnh. So với năm 1999, nợ ngắn hạn giảm mạnh c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status