Định hướng phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005 - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Định hướng phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005



Xuất phát từ đặc điểm nước ta có hơn 2/3 diện tích là rừng núi và trung du. Trong vài thập kỷ trở lại đây, diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá, khai thác bừa bãi, do nạn du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy. Dẫn đến năng lực phong hộ của rừng bị suy giảm, nạn lũ lụt, khô hạn với qui mô ngày càng lớn, gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung, nhất là đời sống sinh hoạt của đồng bào miền núi.
Trước tình hình đó, nhằm ngăn chặn hiểm hoạ môi trường sinh thái, đồng thời phát triển kinh tế-xã hội các địa phương miền núi, vùng cao, vùng sâu, ngày 29/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng. Quyết định này còn có tên là Chương trình 5 triệu ha rừng 661.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

yết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ (tháng 3/1999) với cơ chế mới là cho vay không cần thế chấp tài sản. Số liệu thống kê của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT) cho thấy: cho tới thời điểm tháng 8/2000, dư nợ tín dụng cho khu vực nông thôn đã tăng 10.339 tỷ đồng, tăng 41,85% so với thời điểm trước khi thực hiện Quyết định số 67. Dư nợ cho vay tăng chủ yếu là hộ sản xuất, trong khi dư nợ cho vay các hợp tác xã tăng không đáng kể và doanh nghiệp ( cả doanh nghiệp Nhà nước và ngoài quốc doanh phục vụ nông nghiệp và nông thôn ) cũng tăng 34,45%. Trong số này, NHNN&PTNT là ngân hàng cung cấp tín dụng nhiều nhất, chiếm tới 35.041 tỷ đồng (tính đến hết tháng 8/2000) , tăng 41,9% so với thời điểm tháng 3/1999. Đạt được kết quả khả quan trên một phần do quyết định mạnh dạn cho phép áp dụng cho vay đến 10 triệu đồng đối với các hộ gia đình không phải thế chấp tài sản. Mức cho vay cho đến thời điểm này cũng đã nâng lên 20 triệu đồng và đối với hộ sản xuất nuôi trồng thuỷ sản là 50 triệu đồng. Đây là một biện pháp thông thoáng nhất, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn tín dụng để đầu tư sản xuất
Tóm lại: Mặc dù tổng đầu tư của NSNN cho nông nghiệp nông thôn có tăng lên theo từng năm nhưng trong từng lĩnh vực từng ngành cụ thể chi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Nhất là trong nông-lâm-ngư nghiệp nhu cầu đầu tư đến năm 2000 phải đạt 15 nghìn tỷ đồng nhưng thực tế chỉ đạt có khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng một chút mà thôi. Đây là vấn đề cần được xem xét trong thời gian tới.
II.2. Phân tích cơ cấu chi NSNN trong sản xuất nông nghiệp
Xét về tổng thể chi NSNN cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn tăng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để có được một cơ cấu chi hợp lý, chi vào đâu và chi bao nhiêu để mang lại hiệu quả cho khoản chi đó cao nhất. ở phần trên ta đã nói chi NSNN cho nông nghiệp có thể chia thành hai mảng chính. Thứ nhất: chi NSNN cho sự nghiệp nông nghiệp đó là chi cho các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các chương trình định canh, định cư mới, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thứ hai chi NSNN cho xây dựng cơ bản trong đó chủ yếu là các công trình thuỷ nông, thuỷ lợi, đê điều, đường, cầu, điện, trường học… Đối với mỗi lĩnh vực chi NSNN đều có vai trò quan trọng trên các giác độ khác nhau nhưng đều cùng một mục đích chung đó là phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Với các khoản chi cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, NSNN có tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới sản xuất nông nghiệp. Tác động trực tiếp ở khía cạnh chi hỗ trợ về giống cây, giống con, phân bón, thuốc trừ sâu cho bà con nông dân ở một số vùng đặc biệt khó khăn giúp họ phát triển sản xuất, chi cho các chương trình định canh, định cư mới trong đó có những khoản chi về lương thực, giống cây, giống con ban đầu cho những bà con đi xây dựng vùng kinh tế mới. Tác động gián tiếp được thể hiện qua những khoản chi cho các việc nghiên cứu, cho cán bộ nghiên cứu, cho các chương trình nghiên cứu tìm ra giống cây, giống con mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, sáng chế ra các nông cụ phục vụ sản xuất giảm bớt sự lao động nặng nhọc của lao động nông thôn và đồng thời cho năng suất cao hơn, hay tìm ra phương pháp sản xuất mới rút ngắn thời gian sản xuất và cho hiệu quả cao…Ngoài ra ta còn có thể kể đến chi ngân sách cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với công việc chủ yếu là tuyên truyền, phổ biến cho bà con nông dân biết được những kết quả mới về công việc nghiên cứu các giống mới, các công cụ mới, phương pháp sản xuất mới giúp bà con có thể thực hiện sản xuất trong thực tế.Đây là hướng đầu tư mà Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa vì chỉ có đầu tư như vậy chúng ta có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, đồng thời tiết kiệm được chi NSNN, vì thực tế Nhà nước không thể bỏ tiền ra để mua giống, mua công cụ thay cho bà con nông dân được mà vai trò của Nhà nước là tạo điều kiện tốt nhất để người sản xuất nông nghiệp phát huy hết khả năng của mình.
Với các khoản chi cho lĩnh vực xây dựng cơ bản nông nghiệp, nông nghiệp nông thôn Nhà nước đã đầu tư gián tiếp để sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn. Khi có được các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông (kênh mương nội đồng) tốt giúp cho việc tưới tiêu nước một cách kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp, đông thời khắc phục tình trạng nước sinh hoạt cho nhiều dân cư trong khu vực nông thôn. Ta có thể thấy được tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước cho nông nghiệp như sau: ( Vốn ở đây là vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm: vốn NSNN, vốn tín dụng của Nhà nước và vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước ).
Biểu 5: Đầu tư XDCB của Nhà nước trong ngành nông nghiệp giai
đoạn 1996-1998. (*) Nguồn Niên giám thống kê 1996,1997,1998,1999_ NXB Thống kê
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Cơ cấu chi
1996
1997
1998
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
Tổng chi
2384,3
100(%)
2981,2
100(%)
4090,9
100(%)
Trồng trọt
429,3
18
294,4
9,9
1399,4
34,2
Chăn nuôi
213,4
8,9
241,3
8,1
42,4
1
Thuỷ lợi &Trạm đội máy kéo
1741,6
73,1
2445,5
82
2649,1
64,8
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy từ năm 1996 đến 1997 vốn đầu tư của Nhà nước cho xây dựng cơ bản của ngành nông nghiệp có tăng nhưng lượng tăng không đáng kể cụ thể là tăng 596,9 tỷ đồng hay năm 1997 đầu tư tăng hơn so với năm 1996 là 25%. Tuy nhiên đến năm 1998 lượng vốn đầu tư lại tăng cao, tổng lượng vốn đầu tư là 4090,9 tỷ đồng tăng hơn so với năm 1997 là 1.109,7 bằng 137,2%. Như vậy có thể thấy rằng Nhà nước đang chú trọng tập chung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành nông nghiệp giai đoạn 1997-1998 tăng gần gấp đôi vốn đầu tư so với giai đoạn 1996-1997.
Xét về cơ cấu đầu tư, bảng trên cho thấy rằng việc đầu tư của Nhà nước cho các công trình thuỷ lợi bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao năm 1996 chiếm 73,1% tổng vốn đầu tư ; năm 1997 chiếm 82%; đến 1998 chiếm 64,8%. Mặc dù đầu tư cho các công trình thuỷ lợi của năm 1998 có giảm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng cao thay vào đó ta thấy năm 1998 đầu tư XDCB cho ngành trồng trọt đột ngột tăng cao chiếm 34,2% tổng đầu tư của năm 1998 mặc dù đầu tư cho trồng trọt hai năm trước chỉ chiếm mức thấp. Riêng đầu tư cho ngành chăn nuôi lại giảm rất nhanh từ 8,9% năm 1996 giảm xuống 8,1% năm 1997 và chỉ còn 1% năm 1998. Như vậy cơ cấu đầu tư tăng giảm rất thất thường điều này cho thấy tuỳ từng điều kiện cụ thể mà Nhà nước thay đổi cơ cấu đầu tư.
Như ta đã biết, thực tế không phải cứ chi nhiều là mang lại hiệu quả cao và đạt được mục đích chi, mà hiệu quả của các khoản chi đó phụ thuộc không nhỏ vào sự quản lý chi đó như thế nào. Quản lý chi NSNN được thực hiện từ việc lập dự toán ngân sách cho các khoản chi đó, chấp hành dự toán và kiểm tra giám sát các khoản chi đã được duyệt theo dự toán. Nguyên tắc xuyên suốt để thực hiện quản lý chi NSNN Nh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status