Thực trạng tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Thực trạng tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam



Mục lục
trang
Phần 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẦU TƯ 8
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 8
1. Đầu tư và phân loại đầu tư 8
a. Đầu tư 8
b. Phân loại đầu tư 8
2. Đầu tư phát triển của chính phủ từ NSNN 9
II. NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ 10
1. Nguồn vốn đầu tư trong nước 10
2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 14
III. ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 15
1.Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình thu nhập quốc dân 16
2.Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất 18
3. Đầu tư và mô hình nhân tử 20
4. Quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn 20
5. Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình AD – AS 21
IV. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ TỪ NSNN ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 23
1. Vai trò của đầu tư phát triển từ NSNN trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển Nông thôn 23
2. Vai trò của đầu tư phát triển từ NSNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng 24
3. Vai trò của vốn đầu tư phát triển từ NSNN trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục, khoa học công nghệ. 25
Phần 2
QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1990-2000 26
I. KHÁI QUÁT CHUNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2000 26
II. VỐN ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2000 28
1. Quá trình sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 1990-2000 28
2. Hệ số ICOR và cơ cấu vốn đầu tư 35
III. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1990-2000 1. Khái quát chung về vốn Nhà nước 39
2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN giai đoạn 1990-2000 40
Phần 3
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ VÀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 43
I. PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2000 43
1.Mô hình thu nhập quốcdân 43
2.Mô hình Harrod- Domar 49
II. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUỐC DÂN 52
1. Tác động của đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế quốc dân 52
2.Tác động của đầu tư phát triển từ NSNN tơí một số ngành kinh tế 55
2.1 Tác động tới lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp 55
2.2 Tác động tới lĩnh vực công nghiệp 57
2.3 Tác dụng tới lĩnh vực cơ sở hạ tầng 58
2.4 Tác dụng tới lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ 58
3. Tác dụng của đầu tư phát triển từ NSNN tới đầu tư tư nhân 59
4. Tác dụng của đầu tư phát triển từ NSNN tới đầu tư trực tiếp nước ngoàI 63
III. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN 65
1. Một số nét cơ bản của chính sách tài khoá Việt Nam giai đoạn 1990-2000 65
2. Ảnh hưởng từ thuế tới chi đầu tư phát triển từ NSNN 66
3. Ảnh hưởng của GDP tới chi đầu tư phát triển từ NSNN 68
4. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tới nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN 68
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN 70
1. Những tồn tại trong đầu tư phát triển từ NSNN 70
a. Chính sách huy động vốn 71
b. Sử dụng vốn đầu tư từ NSNN 71
2. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN 72
a. Kết cấu NSNN 72
b. Chính sách và cơ cấu quản lý vốn đầu tư từ NSNN 74
Kết luận 77
Phụ lục mô hình 78
Phần lục tài liệu tham khảo 104
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iá trị nhập khẩu .
Các chỉ tiêu kinh tế này đều xác định trong một thời kì t. Theo lý thuyết trên, tổng sản phẩm quốc nội sẽ phụ thuộc vào từng yếu tố có mặt trong mô hình. Nhưng bản thân các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến Y ( tác động chèn). Chẳng hạn, tăng yếu tố G có khả năng tăng lạm phát, kéo theo lãi suất tăng và tiêu dùng, đầu tư giảm. Như vậy, việc xác định và dự báo trước được GDP của một nước sẽ tăng, giảm bao nhiêu do sự biến động của các yếu tố này là cả một vấn đề phức tạp và khó khăn, đó là chưa kể các yếu tố không có mặt trong mô hình nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh. May thay, trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển đã mở ra khả năng ứng dụng khoa học kĩ thuật vào việc phân tích các vấn đề kinh tế và đạt được nhiều thành công ở nhiều nước. Những kỹ thuật kinh tế lượng cũng được áp dụng triệt để vào việc phân tích các hiện tượng kinh tế cũng như dự báo kinh tế thông qua các phần mềm thông dụng như Eviews, Mfit …
Đối với Việt Nam, Một nước đang thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN kể từ đại hội Đảng VI 1986 thì việc phân tích được mối quan hệ giữa đầu tư phát triển, chính sách chi tiêu và động viên thuế với sự tăng trưởng thời kì 1991 -2000 là rất cần thiết, cho phép đánh giá tác động của các chính sách kinh tế - tài chính, đổi mới và điều chỉnh cũng như bổ sung để các chính sách phù hợp hơn đem lại hiệu quả cao nhất có thể được đối với tăng trưởng kinh tế. Do vậy dù có nhiều khó khăn nhất định nhưng việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố, đặc biệt là chính sách chi Ngân sách và đầu tư tới tổng sản phẩm quốc nội trong điều kiện hiện nay là điều cần quan tâm.
Mô hình nghiên cứu có xuất phát điểm là Mô hình (1), tư tưởng được vận dụng ở đây là tư tưởng của Keynes.
Phần trước ta đã nghiên cứu sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế đặc thù và xác định rõ các yếu tố tác động tới tăng trưởng dưới dạng các hàm số và mô hình hoá chúng dưới dạng sơ đồ. Phần dưới đây chúng ta sẽ sử dụng một số công cụ phân tích toán học để làm rõ sự tác động này. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và đặc biệt do hạn chế trong việc thu thập số liệu nên một số biến ngoại sinh như lãi suất, tỷ giá hối đoái sẽ được coi là không đổi trong cả quá trình nghiên cứu. Một số biến nội sinh sẽ được coi như biến ngoại sinh mặc dầu trong thực tế chúng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố:
Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi trong tổng chi tiêu, đầu tư có hai vai trò Kinh tế vĩ mô là:
- Do đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi trong tổng chi tiêu, nên những thay đổi thất thường về đầu tư ảnh hưởng rất lớn tới tổng sản lượng và thu nhập trong ngắn hạn
Đầu tư dẫn đến tích luỹ cơ bản, mở rộng năng lực sản xuất, nên về mặt dài hạn đầu tư làm tăng sản lượng tiềm năng và tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản là:
*. Mức cầu về sản lượng trong tương lai, nếu mức cầu càng lớn thì đầu tư dự kiến sẽ càng cao và ngược lại.
*. Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư như: Lãi suất, thuế…
*. đoán của các hãng kinh doanh về tình trạng của nền kinh tế trong tương lai
Tuy nhiên, ta giả định lãi suất và thuế được ấn định trước, và đầu tư là một lượng không phụ thuộc vào sản lượng và thuế:
I =
Giả định là thuế của chính phủ được ấn định ngay từ đầu năm tài khóa. Do đó:
T = .
Xuất khẩu được định nghĩa là những hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong nước để bán ra nước ngoài, nên xuất khẩu làm tăng thu nhập quốc dân và tăng nhu cầu trong xã hội.
Tuy nhiên, do đặc điểm của nền kinh tế nước ta, nhu cầu xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào thị trường nước ngoài, nhu cầu đó không liên quan tới thu nhập và sản lượng của nền kinh tế trong nước nên giả định nhu cầu về hàng xuất khẩu độc lập với sản lượng.
X =
Nhu cầu từ nhập khẩu từ bên ngoài được hiểu là những hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài được nhân dân trong nước mua vào. Chẳng hạn như nguyên vật liệu cho sản xuất nội địa hay hàng hoá tiêu dùng của hộ gia đình, trong cả hai trường hợp nhập khẩu có thể tăng khi nhu nhập và sản lượng tăng. Do đó hàm xuất khẩu được mô tả dưới dạng:
Mt=f(Yt)
Từ sự phân tích như vậy, kết hợp các yếu tố trên vào mô hình tổng quát (1), xin đề xuất một mô hình là hệ các phương trình có dạng:
Log(Yt )= c1*log(Ct )+ c2*log(It )+ c3*log(Gt )+ c4*log(Xt )+ c5*log(Mt) + Ut1.
Log(Ct )= c6 + c7*log(Yt )+ c8*log(Tt )+ Ut2.
Log(Mt )= c9+c10*log(Yt )+ Ut3.
Với Uti: là các yếu tố ngẫu nhiên
Các biến nội sinh trong hệ phương trình là Log(Yt); Log(Ct); Log(Mt)
Các biến ngoại sinh bao gồm: Log(It); Log(Gt); Log(Xt); Log (Tt)
Kì vọng về dấu các hệ số trong mô hình
Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế, thì sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố có mặt trong mô hình:
Thuế của chính phủ tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, nghĩa là khi tăng thuế thì tăng trưởng kinh tế có chiều hướng chậm lại và ngược lại.
Đầu tư ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế, khi đầu tư tăng thì quy mô sản xuất được mở rộng làm cho sản lượng đầu ra tăng.
Chi tiêu của chính phủ có thể kích thích tăng trưởng kinh tế, cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn khi chi tiêu của chính phủ quá lớn làm thâm hụt Ngân sách trầm trọng, sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho nền kinh tế. Nhưng nó chung thì chi tiêu của chính phủ đều nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực tới nền kinh tế.
Từ cơ sở lý thuyết như vậy ta luôn kì vọng dấu của các hệ số trong mô hình có dấu tương ứng là:
c1 mang dấu dương
c2 mang dấu dương
c3 mang dấu dương (hay có thể mang dấu âm)
c4 mang dấu dương
c5 mang dấu âm
c7 mang dấu dương
c8 mang dấu âm
c10 mang dấu dương
c. Ước lượng Mô hình.
Số liệu dùng để ước lượng mô hình được lấy trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2000 tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung Ương và được tính theo giá năm 1994 để loại bỏ yếu tố lạm phát. Phần mềm dùng cho phân tích ở đây là Phần mềm kinh tế lượng EVIEWS với phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất có trọng số cho Hệ Phương trình. Ước lượng và số liệu cùng với các kiểm định của mô hình được làm rõ hơn trong phần phụ lục (trang78), kết quả thu được là như sau:
Log(GDPr)=0.922026*log(Cr)+.233316*log(Ir)-0.0094896log(Gr) +0.166326*log(Xr)-0.197144*log(Mr)
Log(Cr) = 2.544823+0.839413*log(GDPr)-0.085436*log(THUE)
Log(Mr) = -10.27842+1.777943*log(GDPr)
d. Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình
Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội và tiêu dùng cuối cùng của xã hội: Từ mô hình ước lượng cho thấy trong giai đoạn 1990-2000 khi dân cư tăng chi tiêu lên 1 % các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 0.922026 %. Như vậy, chi tiêu cuối cùng của khu vực dân cư chiếm một tỷ trọng rấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status